Cây đau xương – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, hình ảnh

Cây đau xương là giống cây thuốc nam quen thuộc được các thầy thuốc Đông Y sử dụng phổ biến để làm thuốc điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh cây đau xương.

Nội Dung Chính

Đặc điểm dây đau xương

Cây đau xương có tên khoa học là tinospora sinensis merr, thuộc họ Menispermaceae (Tiết Dê). Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây chan mau nhây, cây khau năng cấp, cây tục cốt đằng, cây khoan cân đằng, dây đau xương,… Đây là giống cây sinh trưởng dạng dây leo, cây thường phát triển bằng cách bám vào một vật bám khác như cây cổ thụ. Thông thường, một cây trưởng thành sẽ cho chiều dài trong khoảng 8 – 10cm. Thân cây có hình trụ, có màu xám tro, trên thân có rất nhiều những nốt sần sùi và có nhiều lông.

Đặc điểm dây đau xương

Đặc điểm dây đau xương

Lá cây đau xương sẽ mọc so le hai bên, có hình trái tim, một đầu nhọn hoặc một đầu tù. Một chiếc lá trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 10 – 15cm, chiều rộng 8 – 11cm, bề mặt lá hiện rõ các đường gân lá theo hình chân vịt, mặt lá dưới có màu trắng nhạt, có nhiều lông tơ. Hoa đau xương mọc tập trung thành chùm, các chùm hoa thường mọc đơn độc nhau hoặc mọc thành cụm, hoa được bao phủ bởi một lớp lông tơ màu trắng nhạt. Hoa đau xương có màu vàng, có 2 đài hoa, 6 cánh hoa, bao phấn có hình vuông. Quả đau xương có hình tròn hoặc bầu dục, khi chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ, bên trong chứa chất nhầy, những chất nhầy này sẽ bao quanh 1 hạt. 

Mùa hoa cây đau xương thường diễn ra vào tháng 3 – 4 hằng năm, mùa quả trong khoảng tháng 4 – 5. Trên thế giới, loại cây này sinh trưởng chủ yếu ở Châu Úc, Châu Phi, phía nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ. Tại nước ta, cây mọc hoang dại ở rất nhiều nơi từ đồi núi thấp, trung du cho tới đồng bằng. Khu vực lý tưởng để cây sinh trưởng chính là độ cao dưới 800m. Giống cây này có khả năng thu hái quanh năm, đối với những cây già sẽ được cắt nhỏ từng đoạn ngắn khoảng 20 – 30cm, sau đó phơi khô hoặc sấy khô để chế biến. 

Cây đau xương có tác dụng gì?

Theo nhiều tài liệu khoa học, cây đau xương có chứa nhiều hoạt chất alkaloid. Ngoài ra, loại cây này còn có chứa các hợp chất hóa học có thành phần dior diterpen glycosid như tinosinensid A, tinosinensid B có công dụng giảm đau nhanh chóng, ức chế thần kinh trung ương. Là loại cây thuốc nam đã được sử dụng phổ biến trong y học từ lâu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về công dụng của loại dược liệu này. Vậy, cây đau xương có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, cây đau xương có tính mát, vị đắng, được quy vào kinh Can có công dụng mạnh gân hoạt cốt, trừ thấp, khu phong.

Cây đau xương có tác dụng gì?

Cây đau xương có tác dụng gì?

Dược liệu đau xương được dùng trong việc để giảm đau mỏi cơ gân, có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh gout, chữa bệnh tràn dịch khớp gối, tê bì chân tay, điều trị sốt rét, chữa tê dại, chấn thương tụ máu, đau vai gáy, điều trị bệnh phong tê thấp, chữa đau nhức xương khớp. Theo y học hiện đại, vị dược liệu này có công dụng chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị đái tháo đường và chống oxy hóa. Mỗi ngày, chúng ta đều cần oxy để duy trì sự sống, tuy oxy khá quan trọng nhưng nếu chúng ta tiếp xúc quá nhiều sẽ hình thành nên các chất tự do. Khi các gốc tự do tăng lên sẽ gây lão hóa tự nhiên của cơ thể, thoái hóa tế bào, stress oxy hóa. 

Cây đau xương có chứa những chất chống oxy hóa tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương được gây ra bởi gốc tự do. Ngoài ra, các hợp chất hóa học bên trong cây đau xương có khả năng giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, làm chậm sự phân giải đồ ăn thành glucose, giảm lượng đường trong máu ức chế hoạt động của α – glucosidase và α – amylase. 

Cây chữa đau xương khớp

Ngày nay, các bệnh nhân có xu hướng sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để điều trị các bệnh về xương khớp. Cây đau xương chính là giống cây chữa đau xương khớp hiệu quả. Theo y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, bên trong cây đau xương có chứa rất nhiều những hợp chất hóa học có thể giảm tình trạng đau nhức xương khớp và cải thiện tình trạng sưng đỏ. Dược liệu này có công dụng điều trị đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, phong tê thấp, cải thiện triệu chứng viêm khớp, hạn chế sự tổn thương tới hệ xương khớp do làm việc quá sức, mang vác vật nặng, tê mỏi chân tay khi ngồi lâu một tư thế, đẩy lùi cơn đau nhức. 

Cách sử dụng cây đau xương

Theo khoa Đông y Bệnh viện Thể thao Việt Nam, bác sĩ Trần Danh Phương, cây đau xương chính là một trong những vị thuốc thần kì trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Cách sử dụng cây đau xương phổ biến nhất chính là sắc thuốc từ vỏ và thân cây đã được phơi hoặc sấy khô thành thuốc uống. Tùy từng độ tuổi và tình trạng bệnh lý của từng người mà chúng ta có thể sử dụng liều lượng sao cho phù hợp. Một người trưởng thành nên dùng khoảng 20 – 40g cây đau xương, sắc nước và chia nhỏ lại thành 3 lần uống trong ngày.

Cách sử dụng cây đau xương

Cách sử dụng cây đau xương

Để sử dụng cây đau xương một cách an toàn và hiệu quả, chúng ta cần thông qua sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ chuyên môn. Cũng theo bác sĩ Trần Danh Phương cho biết, loại dược liệu này cũng thường được kết hợp với nhiều loại thuốc khác nhau, mỗi loại sẽ có những công dụng điều trị bệnh khác nhau. Một số bài thuốc về cây đau xương như: 

– Điều trị đau xương khớp: Chuẩn bị 16g dược liệu đau xương, sắc nước uống cùng với 12g thục địa, 12g đương quy, 12g bạch thược, 12g đảng sâm, 12g độc hoạt, 12g tần giao, 16g tục đoạn, 16g rễ cỏ xước tẩm rượu, 16g tang ký sinh, 8g quế, 8g xuyên khung, 8g cam thảo, 8g tế tân. Sắc tất cả dược liệu lại với nhau, mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 3 lần uống sau ăn. 

– Điều trị chứng đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu: Chuẩn bị 12g dược liệu cây đau xương với 12g tỳ giải, 12g cốt toái bổ, 12g đỗ trọng, 12g rễ cỏ xước, 12g thỏ ty tử, 12g củ mài. Đem tất cả dược liệu đi ngâm rượu hoặc sắc thuốc uống hằng ngày. Với thuốc sắc, mỗi ngày chia làm 3 lần uống sau ăn.

– Điều trị chứng đau nhức cơ thể và xương khớp do phong thấp: Sắc 20g cây đau xương cùng với 20g rễ tầm xoọng, 20g cam thảo nam, 20g cốt khí củ, 20g đơn gối hạc, 20g rễ cỏ xước, 20g lá lốt. Uống mỗi ngày 1 thang cho tới khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn. 

Ngoài một số bài thuốc trên thì loại dược liệu này còn có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, những người có thể chất hư hàn đều cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi điều trị bệnh. Ngoài được dùng để sắc thuốc hay ngâm rượu, cây đau xương còn được dùng để bào chế thành cao, chế biến thành trà uống để điều trị phong thấp, hỗ trợ mạnh gân cốt. 

Cách ngâm rượu cây đau xương

Ngâm rượu cây đau xương chính là cách sử dụng phổ biến nhất của loại dược liệu này. Cách ngâm rượu cây đau xương như sau: Đem rửa sạch cây đau xương, thái nhỏ và tiến hành sao vàng trên chảo nóng. Cuối cùng là cho dược liệu vào bình thủy tinh và ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ 1 phần đau xương 5 phần rượu. Ngâm rượu trong suốt 1 – 2 tháng là chúng ta có thể sử dụng được. Đây chính là liều thuốc điều trị đau nhức xương khớp được phái mạnh vô cùng yêu thích. 

Hình ảnh cây đau xương

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đau xương dưới đây:

Hình ảnh cây đau xương

Hình ảnh cây đau xương

Hình ảnh cây đau xương

Hình ảnh cây đau xương

Hình ảnh cây đau xương

Hình ảnh cây đau xương

Hình ảnh cây đau xương

Hình ảnh cây đau xương

Hình ảnh cây đau xương

Hình ảnh cây đau xương

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh cây đau xương. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây đác là gì? Đặc điểm, cách trồng và giá trị kinh tế

Sinh Vật Cảnh -