Cây dong – Đặc điểm, tác dụng trong y học và cách trồng
Cây dong là giống cây lương thực có củ được trồng nhiều tại khu vực nông thôn của nước ta. Trong suốt những năm tháng đói khổ của quá khứ, cùng với ngô, khoai, sắn, củ dong chính là một loại lương thực thay thế cho lúa gạo. Ngày nay, củ dong được nghiền bột và chế biến thành miến. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, hàm lượng dinh dưỡng, tác dụng và cách trồng cây dong.
Đặc điểm cây dong dao
Cây dong có danh pháp khoa học là canna edulis ker, gọi tắt là gawl, thuộc họ Cannaceae (Dong Riềng). Cây dong có tên gọi khác là cây dong dao, cây dong ta, cây dong riềng trắng, cây khoai riềng,… Đây là giống cây thân thảo, chiều cao trong khoảng 1 – 1,5m, sinh trưởng hằng năm trong tự nhiên. Củ dong chính là bộ phận phình to để tích trữ dinh dưỡng, bên ngoài có rất nhiều những đường vân và vảy chạy ngang. Lá dong có hình trứng, nhọn hai đầu, chiều dài trong khoảng 35 – 50cm, chiều rộng trong khoảng 15 – 25cm. Lá cây mọc so le hai bên, không có cuống, bẹ lá ôm sát lấy thân. Hai mặt lá nhẵn bóng, mép lá có nhiều gợn sóng, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt.
Hoa cây dong thường mọc tập trung thành cụm, mọc ra ở đầu cành, đây là giống hoa lưỡng tính, có màu trắng hoặc màu đỏ tùy theo giống. Mỗi bông hoa sẽ có lá bắc thon dài ở đầu, hoa có khoảng 4 – 5 nhị lép, khi nở sẽ xòe rộng và mỏng đi trông như những cánh hoa. Quả dong sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn, quả có hình cầu, thuộc dạng quả nang, có nhiều gai. Cây dong có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Nam Mỹ, được ưa chuộng và trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác trên thế giới bao gồm cả Châu Đại Dương, Châu Á.
Tại nước ta, cây dong là một loại cây quen thuộc, được trồng nhiều ở các tỉnh Bắc Bộ, các tỉnh phía nam thì trồng loại cây này với trữ lượng ít hơn rất nhiều. Một số tỉnh trồng cây với trữ lượng lớn bao gồm: Hòa Bình, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La. Dong riềng đỏ là loài cây chịu khí hậu ẩm, ưa sáng, đặc biệt là khí hậu các vùng trung du và miền núi phía Bắc. Để thu hoạch được loại củ này, người ta thường lựa chọn dịp cuối năm, bởi lúc này cây đã già, đạt yêu cầu lấy củ. Sau khi thu hoạch thì người ta rửa thật sạch sau đó xay thành bột, phơi khô và tiến hành đóng gói trong các bình thủy tinh, chum hoặc vại để sử dụng lâu dài.
Cây dong nem
Cây dong nem thực chất là cây vông nem, cây có tên khoa học là folium erythrinae, đây cũng là giống cây không quá xa lạ với chúng ta. Giống thực vật này được trồng chủ yếu để làm cảnh, lá được dùng để nấu canh và làm rau ăn sống. Trong y học, lá cây dong nem được dùng như một vị thuốc chữa trị mất ngủ. Do có cái tên tương đồng với cây dong nên nhiều người thường hay nhầm lẫn loại cây này với cây dong.
Cây dong riềng đỏ
Cây dong riềng đỏ chính là một giống cây thuốc nam mới, hiện tại giống cây thuốc này vẫn chưa có trong dược điển của nước ta. Theo Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam, Bác sỹ Hoàng Sầm, người đã tiến hành thực hiện nghiên cứu về công dụng của cây dong riềng đỏ từ năm 2002 cho biết: Cây dong riềng đỏ được trồng lâu đời tại Cao Bằng, được người dân tộc Nùng gọi là slim tàu tẳng hoặc slim khỏn. Loại cây này có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh về tinh thần và xương khớp.
Hàm lượng dinh dưỡng cây dong riềng trắng
Cây dong hay còn được biết tới với tên gọi là cây dong riềng trắng, đây là giống cây lương thực được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam. Đặc biệt là được dùng để nghiền bột làm miến. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây dong có chứa hàm lượng cao tinh bột, chất cardenoid, alcaloid, saponin, steroid, polyphenol. Dịch chiết từ cây dong ta có công dụng kháng khuẩn mạnh mẽ với các chủng vi rút và nấm men khác nhau.
Theo nhiều nghiên cứu về cây dong có tại Việt Nam thì bên trong củ dong có chứa 7 hợp chất hóa học thuộc các nhóm như diterpenoid, furfural, sterol, axit béo cao. Sau khi đo và phân tích các phổ NMR, MS, IR các chất đã nói trên thì giới y học cũng đã nhận dạng được 6 trong 7 chất trên bao gồm beta-sitosterol-stigmasterol, 5-hydroxymetylfurfural, stigmasterol glucoside, beta-sitosterol-glucoside, beta-sitosterol, acid nonadecanoic. Trong đó, diterpenoid chính là một chất rắn chưa được xác định cụ thể, nó không màu, không vị, dễ tan trong chất hữu cơ, nóng chảy ở nhiệt độ trên 173 độ C.
Tác dụng của cây dong riềng đỏ
Nếu cây dong riềng trắng được sử dụng phổ biến trong ẩm thực để làm nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn thì cây dong riềng đỏ lại được dùng trong y học với nhiều công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh. Theo Đông Y, củ dong riềng đỏ có tính mát, ngọt nhẹ, hơi nhạt, được dùng với công dụng an thần, giáng áp, thanh nhiệt, lợi thấp. Theo y học cổ truyền, tác dụng của cây dong riềng đỏ chính là điều trị các bệnh liên quan tới gan như viêm gan, xuất huyết gan, viêm mủ, vết thương hở do té ngã. Hoa dong riềng đỏ được dùng với nhiều vị thuốc khác để điều trị xuất huyết. Tại các khu vực khác trên thế giới, rễ củ dong riềng đỏ được dùng để giã nát và đắp vào vị trí đòn ngã chấn thương.
Tại Campuchia, rễ dong riềng còn được dùng để điều trị chấn thương, hạt để chữa suy tim, trị sốt, làm ra mồ hôi, chữa phù nề, lợi tiểu. Tại Ấn Độ và Indonesia, tinh bột củ dong riềng đỏ được dùng để giảm đau bụng, viêm ruột, tiêu chảy. Tại đất nước Guiana, rễ dong riềng đỏ được sắc thuốc uống để lợi tiểu. Theo y học hiện đại, để điều bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả, chúng ta nên dùng tinh bột dong riềng đỏ thay vì tinh bột củ dong thông thường. Bởi, tinh bột dong riềng đỏ có chứa hàm lượng protein, độ ẩm cao hơn và chứa hàm lượng sợi, amylose, chất béo thấp hơn so với bột củ dong.
Cách dùng cây dong đỏ chữa bệnh
Cách dùng cây dong đỏ chữa bệnh hiệu quả: Một người trưởng thành chỉ nên dùng cây với liều lượng khoảng 15 – 20g rễ và 10 – 15g hoa mỗi ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng vị dược liệu này cần lưu ý bởi các bài thuốc từ cây dong chưa được y học hiện đại xác minh. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế tình trạng phụ thuộc khi sử dụng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng vị dược liệu này cho người có các tình trạng sức khỏe đặc biệt, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai. Vui lòng liên hệ với bác sĩ khoa y học cổ truyền để được giải đáp trong trường hợp có thắc mắc về tác dụng và bài thuốc từ dược liệu này.
Cách trồng cây dong trắng
Đất trồng: Nên trồng cây trên đất có độ cao trong khoảng từ 100 – 2500m so với mực nước biển. Cần trồng trên đất tơi xốp, độ ẩm cao và nhiều mùn. Cần chú ý cày bừa thật kỹ trước khi trồng, tiến hành nhặt sạch cỏ dại và đào hố trồng với kích thước 20x20cm.
Chọn giống: Nên lựa chọn những củ có nhiều mầm, không sâu bệnh hay bị xây xát.
Thời vụ trồng: Nên trồng trong khoảng 2 – 5 tháng.
Mật độ trồng: Nên trồng 30.000 – 40.000 cây/ha.
Cách trồng cây dong trắng: Tiến hành bón lót cho cây vào rãnh trồng, phủ bên trên một lớp đất mỏng, đặt củ dong vào bên trong sao cho mầm hướng lên trên mặt đất. Lấp đất lại và phủ lên bề mặt một lớp rơm, rạ để giữ ẩm.
Hình ảnh cây dong ta
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây dong ta dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, hàm lượng dinh dưỡng, tác dụng và cách trồng cây dong. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây dâm bụt – Ý nghĩa phong thủy, cách dùng và độc tố
Sinh Vật Cảnh -Cây dâm bụt – Ý nghĩa phong thủy, cách dùng và độc tố
Cây dạ cẩm là gì? Phân loại, tác dụng và hình ảnh
Cây cơm cháy – Phân biệt, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây coca là gì? Đặc điểm, tác dụng trong y tế, tác hại
Cây cần tây – Tác dụng, cách sử dụng, tác hại và cách trồng
Cây cẩm thạch hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa
Cây cẩm lai – Đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ cẩm lai đỏ