Cây riềng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, tác hại
Cây riềng là loại cây gia vị quen thuộc trong gian bếp của các gia đình tại Việt Nam. Ngoài công dụng làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn thì trong y học cổ truyền, củ riềng cũng đóng một vai trò quan trọng với tên gọi dược học là cao lương khương. Bên cạnh đó thì trong y học hiện đại, tinh chất từ củ riềng cũng có khả năng điều trị nhiều bệnh ngoài da ở người. Đọc ngay để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, phân loại, tác dụng và tác hại của cây riềng.
Đặc điểm và cách gọi củ riềng hay giềng
Cây riềng có danh pháp khoa học là alpinia docinarum, loại cây này thuộc họ Zingiberaceae, cùng họ với cây gừng. Trong tự nhiên, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây kìm sung, cây phong phương, cây cao lương khương, cây riềng thuốc,… Cây riềng có nguồn gốc từ một số nước trong khu vực Châu Á, được sử dụng trong y học cổ truyền của Ấn Độ và Trung Quốc trong suốt nhiều thế kỷ qua. Đây là giống cây thân thảo, sinh sống nhiều năm trong tự nhiên, chiều cao trong khoảng 1 – 2m, lá cây mỏng, có hình mũi mác, nhọn một đầu, có màu xanh bóng.
Hoa có màu hồng, mọc ra từ phần ngọn, hình dáng trông giống chiếc dùi, hoa nở vào tháng 5 và tàn vào tháng 8. Quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn, quả có hình tròn, là dạng quả hạch, khi chín sẽ có màu nâu, mùa quả trong khoảng tháng 9 – 11 hằng năm. Rễ cây riềng sinh trưởng theo chiều ngang, tích trữ dinh dưỡng, phình to tạo thành củ. Khi non, củ riềng sẽ có màu đỏ, khi già sẽ chuyển dần sang màu vàng nhạt. Củ chia làm nhiều đốt, kích thước các đốt không đều, bên ngoài có nhiều vảy, phần thịt bên trong đặc, nhiều xơ, có màu vàng hoặc trắng tùy theo giống.
Vì phát âm khá giống nhau nên người ta thường hay gọi loại gia vị này là củ riềng hoặc củ riềng. Vậy, củ riềng hay giềng chính xác nhất? Thực chất, giềng chỉ là một cách gọi tên theo âm tiết của địa phương, cách gọi chính xác nhất là củ riềng. Củ riềng là một loại gia vị cùng họ với nghệ và gừng, chúng được sử dụng cho nhiều món ăn ở Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra, tại nhiều địa phương, người ta còn dùng củ riềng để ăn tươi hoặc giã nát đắp ngoài da.
Củ riềng có mấy loại?
Cây riềng là giống cây đa công dụng, vừa sử dụng trong cả y học, vừa sử dụng được trong ẩm thực. Chính vì điều này nên việc củ riềng có mấy loại được rất nhiều chị em nội trợ quan tâm. Trong tự nhiên đang có hai loại riềng đó là riềng thường và riềng tẻ.
Cây riềng thường có tên khoa học là alpinia officinarum hance, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây phong khương, cây cao lương khương, cây tiểu lương khương. Đây là loại cây có thân cỏ, chiều cao thấp trong khoảng 0,7 – 1,2m, thường mọc bò ngang trên mặt đất, rễ củ có màu vàng nâu, có nhiều rễ nhánh, rễ phụ. Lá không có cuống, bẹ lá dài, hai mặt lá nhẵn bóng. Hoa mọc ra ở đầu cành, có lông măng bao phủ toàn hoa. Quả có hình trụ. Đây là loại cây thường được dùng trong y học.
Cây riềng nếp có tên khoa học là alpinia galanga ( L. ) willd, loại cây này còn được biết tới với tên gọi là cây riềng ấm, cây sơn nại, cây hồng đậu khấu, cây sơn khương tử,… Cây có thân thảo, chiều cao có thể lên tới 2m, rễ củ có màu hồng nhạt, kích cỡ củ to hơn củ riềng thường. Lá cây có hình mũi mác, nhọn một đầu, mép lá có một đường viền màu trắng. Lá cây không có cuống, hoa có màu trắng, một chùm hoa dài khoảng 10 – 25cm. Quả hình trứng, màu đỏ nâu. Loại cây này thường được sử dụng trong ẩm thực.
Củ riềng trắng
Ngoài hai loại riềng phổ biến là riềng đỏ và riềng vàng thì còn một loại riềng được trồng chủ yếu ở miền nam đó chính là riềng trắng. Củ riềng trắng không được người miền Bắc và Trung biết rộng rãi, chúng cũng không quá hợp với khí hậu của hai vùng này. Theo y học, loại cây này có công dụng kháng khuẩn và tẩy nấm.
Củ riềng có tác dụng gì?
Theo phân tích của y học, củ riềng có chứa kaempferol C16H12O6, galangin C15H10O5, chất cay galangola, alpinin C17H16O6, metylxinnamat, xineola, tinh dầu. Theo y học cổ truyền, củ riềng có vị cay, thơm, tính ấm, được quy vào kinh Vị và Tỳ. Tác dụng của củ riềng chính là điều trị cảm phong hàn, điều trị chứng đau vùng thượng vị, giúp tán hàn tiêu thực giảm đau, ôn trung, giảm đau, tiêu sưng, trừ hàn, tiêu thực. Chủ trị đau nhức xương khớp, tiêu chảy, đau bụng do hàn, đau dạ dày, tiêu hóa kém, ợ chua, ợ hơi, nôn mửa, ăn không tiêu. Vậy theo y học hiện đại, củ riềng có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại, củ riềng có thể tăng khả năng sinh sản ở đàn ông, tăng chất lượng tinh trùng, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, làm vết bỏng da nhanh lành, phòng chống bệnh trầm cảm, ức chế hoạt động của TNF-alpha, tăng cường chức năng nhận thức, ngăn ngừa thoái hóa não bộ, phòng chống buồn nôn và nôn ói, giảm tiêu chảy, kích thích tiêu hóa, cải thiện khả năng lưu thông tuần hoàn máu, ngăn chặn gốc tự do, chống oxy hóa, thải độc, sát trùng, kháng viêm.
Tác dụng của cây riềng gió
Cây riềng gió còn được gọi là cây gừng gió, đây là giống cây mọc hoang ở vùng núi Tây Bắc, được nhiều gia đình trồng trong vườn nhà để làm thuốc điều trị bệnh. Loại cây này cùng họ với cây gừng, được người dân sử dụng cả lá và củ để làm thuốc.
Theo nghiên cứu hiện đại, củ gừng gió chứa phần lớn là chất xơ và tinh dầu, vị dược liệu này được dùng cho cả những người bình thường không bệnh tật gì để giúp tiêu hóa tốt hơn, người thường xuyên bị lạnh bụng, người bị suy giảm chức năng tiêu hóa, bệnh nhân tiêu hóa kém, thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu. Theo y học cổ truyền, củ gừng gió có tính bình, vị đắng. Tác dụng của cây riềng gió chính là làm ấm bụng, tẩy độc đường ruột, điều trị chứng nôn nao, cồn cào và chóng mặt, điều trị các chứng đầy bụng ợ chua, khó tiêu, kích thích tiêu hóa.
Hoa cây riềng có dùng được không?
Từ trước tới nay, bộ phận sử dụng của cây riềng chính là củ riềng, một số nơi dùng cả lá, hạt riềng. Tuy nhiên, y học cổ truyền và dân gian chưa ghi nhận trường hợp nào dùng hoa cây riềng để ăn hay để chữa bệnh. Do đó, tuyệt đối không sử dụng hoa cây riềng khi chưa có sự kiểm nghiệm của y học. Những trường hợp sử dụng sai cách sẽ gây nên những triệu chứng không hay cho cơ thể.
Tác hại của củ riềng
Do chứa hàm lượng tinh dầu có tính cay, nóng cao nên tinh dầu từ củ riềng cũng sẽ khả năng gây nên một số triệu chứng của tình trạng dị ứng. Vì vậy, ngay sau khi ăn củ riềng hoặc sử dụng những sản phẩm từ riềng, nếu thấy triệu chứng bất thường, cần ngưng dùng ngay và tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Một số tác hại của củ riềng nếu sử dụng sai liều lượng khuyến cáo là:
– Sử dụng độc lập củ riềng làm tăng lượng axit trong dạ dày.
– Người bị thể hàn dùng củ riềng sẽ kiến bệnh thêm trầm trọng.
– Phụ nữ mang thai dùng củ riềng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi và làm tăng nguy cơ sinh non.
Hình ảnh cây riềng
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây gia vị cùng họ như gừng, nghệ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây riềng dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, tác dụng và tác hại của cây riềng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây rau sam – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây rau sam – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Cây oliu – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây nhội có nên trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa
Cây nhất mạt hương trong phong thủy, tác dụng và độc tố
Cây muối là cây gì? Tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây na – Đặc điểm, thời gian ra trái, cách trồng và chăm sóc
Cây nhân sâm – Đặc điểm, phân loại, giá trị và tác dụng