Cây bạch hạc là cây gì? Tác dụng, cách dùng và hình ảnh
ăCây bạch hạc là giống cây có công dụng làm cảnh và làm dược liệu chữa bệnh. Là giống cây đa công dụng trong đời sống nhưng không phải ai cũng biết cây bạch hạc là cây gì. Đọc ngay để tìm hiểu đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh loại cây này.
Cây bạch hạc là cây gì?
Cây bạch hạc có tên khoa học là rhinacanthus communis nees, thuộc họ Acanthaceae (Ô Rô), loại cây này có tên gọi dân gian là cây nam uy linh hoặc cây kiến cò. Vậy cụ thể, cây bạch hạc là cây gì?
Đặc điểm cây bạch hạc: Giống cây này được trồng chủ yếu bằng cách tách gốc. Chiều cao trong khoảng 1 – 2m, mọc tập trung thành bụi, rễ sinh trưởng dạng chùm, thân cây tròn, toàn bộ cây khi non sẽ được bao phủ bởi một lớp lông mềm, khi già sẽ rụng dần và nhẵn bóng. Lá cây mọc đối xứng hai bên, cuống lá ngắn, chiều dài khoảng 2 – 5mm, thon hai đầu. Phiến lá có hình trứng, hai mặt lá nhẵn bóng, mặt dưới có lông nhiều hơn mặt trên.
Hoa có màu trắng, kích thước nhỏ, sinh trưởng thành cụm, mọc ra từ nách lá hoặc đầu cành. Hoa thường bắt đầu nở vào tháng 8, hình dáng giống như những con hạc đang bay lượn trên bầu trời, sau khi cây thụ phấn thành công thì quả bạch hạc sẽ hình thành. Quả bạch hạc có lông bao phủ bên ngoài, là dạng quả nang, dài, bên trong chứa hạt. Ngoài công dụng làm cảnh thì giống cây này còn được dùng trong Đông Y với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.
Dược liệu bạch hạc được dùng dưới dạng khô và tươi, rễ có màu nâu xám, phần thịt rễ có màu nâu đỏ. Sau khi phơi khô thì dược liệu này sẽ chuyển dần sang màu sắc giống rễ sâm, vỏ ngoài tróc vảy. Rễ bạch hạc có mùi hắc, vị ngọt, có thể ăn sống như sắn rừng. Hầu hết tất cả bộ phận của cây đều có thể được dùng để làm dược liệu, lá, thân, rễ được dùng phổ biến hơn cả. Nơi có hàm lượng dược tính cao nhất chính là phần rễ. Trừ phần rễ được thu hái vào mùa đông thì tất cả các bộ phận còn lại có thể cho thu hái quanh năm.
Cây bạch hạc thường mọc ở đâu?
Vì là giống thực vật có nhiều công dụng trong đời sống và y học nên việc cây bạch hạc thường mọc ở đâu được rất nhiều người quan tâm. Giống thực vật này được tìm thấy nhiều ở các nước Châu Phi, Malaysia, Ấn Độ và một số nước Đông Á. Tại nước ta, loại cây này mọc hoang dại nhiều ở miền Bắc của nước ta.
Rễ cây bạch hạc có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu, bên trong rễ cây bạch hạc có chứa hàm lượng cao chất acid chrysophanic, alcaloid, kali nitrat, anthocyanin, flavonoid, stigmasterol, naphthoquinone, rhinacanthin A, rhinacanthin B, rhinacanthin C, rhinacanthin D, rhinacanthin E, rhinacanthin F, rhinacanthin Q, B-sitosterol, glycocides, lupeol, acide amine, germanium organic, vitamins, tanin, phenols, saponin. Theo Đông Y, loại dược liệu này có tính bình, vị ngọt, nhạt, mùi hắc, được quy vào kinh Phế. Chúng được dùng để điều trị bệnh phong tê thấp, bệnh viêm khớp, chứng ghẻ lở, đau dây thần kinh tọa, cao huyết áp, lang ben, cải thiện bệnh hắc lào và điều trị bệnh lao phổi ở thời kỳ đầu.
Vậy theo y học hiện đại, rễ cây bạch hạc có tác dụng gì? Nhờ những hợp chất có bên trong rễ cây bạch hạc nên thuốc sắc bạch hạc còn có tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn nấm, gram dương, gram âm, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ shigella. Thành phần anemonin còn có công dụng tuyệt vời trong việc giảm xuất huyết niêm mạc, làm tổn thương da và giảm nguy cơ gây mụn. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, rễ bạch hạc còn có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu cơ tim, hỗ trợ thùy sau của tuyến yên, tiêu viêm, lợi mật, kháng histamin đối với cơ trơn và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác. Ngoài ra, nước sắc từ loại cây dược liệu này còn có khả năng kích thích sự hoạt động của nhu động thực quản, vì vậy nên nhiều người dùng chúng cho bệnh nhân bị hóc xương.
Rễ cây bạch hạc cho gà ăn có công dụng gì?
Các thành phần có bên trong rễ bạch hạc có công dụng điều trị các bệnh trên da như lang beng, hắc lào, viêm da. Chúng ta chỉ sử dụng dung dịch dầu hỏa ngâm với rễ bạch hạc bôi lên vùng da bệnh, một thời gian sau thì vết thương sẽ bong dần lớp da bên ngoài và khỏi bệnh. Ngoài ra, người ta còn dùng loại dược liệu này ngâm với rượu để xoa bóp lên các vị trí bị bệnh ghẻ. Chính vì công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh về da nên chúng đang được nghiên cứu khá nhiều về công dụng trong việc chữa bệnh cho vật nuôi.
Chính vì điều này, nhiều người đã dùng rễ cây bạch hạc cho gà để điều trị bệnh mốc gà. Nhờ tác dụng trị bệnh mốc ở gà rất tốt nên chúng được giới chơi gà chọi, gà đòn, gà nòi rất ưa thích. Người ta thường dùng rễ bạch hạc ngâm rượu bôi lên vùng da bị mốc của gà. Cứ bôi khoảng 3 – 5 ngày, mỗi ngày bôi khoảng 2 – 3 lần là sẽ hoàn toàn khỏi bệnh. Điều khiến các anh em trong nghề yêu thích loại dược liệu này bởi chúng sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe gà, không gây mất gân.
Lá cây bạch hạc có dùng được không?
Ngoài phần rễ được sử dụng phổ biến thì lá bạch hạc cũng là loại dược liệu được nhiều người sử dụng không kém. Công dụng của lá cây bạch hạc chính là chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, viêm khớp, phong hàn, cải thiện tình trạng cao huyết áp, giảm cơn đau nhức từ phần mông xuống chân, chữa bệnh viêm khớp, chữa thoái hóa cột sống, điều trị thoát vị đĩa đệm và điều trị đau thần kinh tọa. Ngoài ra, lá bạch hạc còn được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, trị các bệnh liên quan tới đường hô hấp, ngăn ngừa sự phát triển các khối u, giúp lợi tiểu, tiêu viêm.
Lưu ý: Lá bạch hạc có khả năng để lại sẹo lâu, gây bong tróc da, sưng đỏ, tổn thương da và gây nổi mụn. Để an toàn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách dùng rễ cây bạch hạc ngâm rượu
Phương pháp ngâm rượu chính là sử dụng cây bạch hạc phổ biến nhất trong dân gian để chữa các bệnh ngoài da. Đây là phương pháp an toàn, lành tính, không có chứa tác dụng phụ, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm trong quá trình sử dụng.
Nguyên liệu: 1 lít rượu trắng, 500g rễ cây bạch hạc.
Cách dùng rễ cây bạch hạc ngâm rượu: Tiến hành rửa sạch phần rễ cây sau đó đem đi cắt miếng nhỏ, phơi nắng cho tới khi giòn. Khi rễ cây bong hết lớp vỏ bên ngoài, phần thịt bên trong chuyển qua màu nâu đỏ thì chúng ta có thể lấy ra để ngâm rượu. Ngâm với rượu trắng khoảng 1 – 2 tuần là có thể sử dụng.
Độc tố: Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra độc tính của loại dược liệu này. Tuy nhiên, bên trong rễ cây có chứa một số thành phần có khả năng tạo nên độc tố nếu sử dụng quá liều lượng. Tốt nhất, trong quá trình điều trị, chúng ta nên dùng kết hợp thêm các tinh dầu từ quả long não, vỏ chanh, cam.
Lưu ý khi sử dụng:
– Những người bị tá tràng, viêm loét dạ dày, trẻ em dưới 15 tuổi, bệnh nhân huyết áp thấp tuyệt đối không được sử dụng loại dược liệu này.
– Đối với trường hợp sử dụng ngoài da, nên dùng thử trên một vùng da nhỏ trước khi bôi vùng da lớn.
– Nên ngâm rượu trong bình đất, bình sứ để tránh giảm hàm lượng dược tính.
– Sử dụng đúng liều lượng và phương thức thực hiện của bài thuốc.
Hình ảnh cây bạch hạc
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bạch hạc dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh cây bạch hạc. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây xà nu là cây gì? Đặc điểm, công dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây xà nu là cây gì? Đặc điểm, công dụng và cách trồng
Cây xạ hương – Đặc điểm, tác dụng, tác hại, cách chăm sóc
Cây vàng anh – Phân biệt, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh
Cây ươi tại Việt Nam – Đặc điểm, công dụng và cách trồng
Cây tuyết tùng hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây trứng gà – Đặc điểm, tuổi thọ, ý nghĩa và tác dụng
Cây trắc bách diệp là gì? Tác dụng, đặc tính gỗ và cách trồng