Cây gáo – Đặc điểm, giá trị kinh tế, tác dụng và cách trồng

Cây gáo là giống cây lâm nghiệp lấy gỗ mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân. Đây là giống cây gỗ có kích thước tương đối lớn, chiều cao có thể đạt tới 50m, thường sinh trưởng vượt tán trong rừng. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thêm về đặc điểm và giá trị kinh tế gỗ cây gáo, tác dụng, đặc tính gỗ và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm và giá trị kinh tế gỗ cây gáo

Cây gáo là giống cây thường xanh trong họ Rubiaceae, thân cây tròn, đường kính khi trưởng thành lên tới 1m. Cành non có màu nâu nhạt, khi trưởng thành sẽ chuyển sang màu nâu xám và có nhiều sọc dài. Tán cây có hình dù, lá cây mọc đối xứng hai bên. Lá cây có hình trứng, chiều dài khoảng 15 – 20cm, chiều rộng khoảng 10 – 15cm. Hoa gáo có màu vàng hoặc trắng tùy vào từng giống, hoa sinh trưởng ở ngọn. Quả sẽ sinh trưởng ngay khi hoa tàn, bên trong có 4 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt. Trong tự nhiên có 3 loại gáo đó là gáo tròn, gáo trắng và gáo vàng.

Đặc điểm và giá trị kinh tế gỗ cây gáo

Đặc điểm và giá trị kinh tế gỗ cây gáo

Cây gáo có khả năng chịu hạn rất tốt, chịu được lũ lụt trong thời gian dài, sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhờ đặc tính lớn nhanh, thân gỗ thẳng, nhiều người đã kết hợp trồng xen canh với nhiều loại cây khác để tiết kiệm diện tích và vốn đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Mỗi hecta có thể trồng được khoảng 600 – 1200 cây và chỉ sau 5 năm là chúng ta có thể bắt đầu thu hoạch gỗ. Nhờ hiệu quả kinh tế nhanh chóng nên loại cây này được bà con nông dân đánh giá rất cao. Vì thế, chúng đang được nhân giống và trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. 

Nếu chúng ta có trình độ thâm canh cao, chỉ sau khoảng 5 – 8 năm là chúng ta đã có thể thu về những cây có thân gỗ lớn. Tại hội nghị lâm nghiệp của thế giới lần thứ 7, nhiều nhà khoa học đã đánh giá cây gáo là giống cây mang lại “kỳ tích” thu hoạch. Chúng cho thời gian thu hồi vốn nhanh hơn bất kỳ loại cây lấy gỗ nào khác. Đây cũng là một trong những giống cây có tiềm năng lớn trong việc xây dựng rừng nhân tạo. Theo giá thị trường hiện tại là 2 triệu đồng/1m3 gỗ cây gáo thì 1ha có thể cho thu về hơn 1 tỷ đồng cho người trồng. 

Đặc tính gỗ cây gáo trắng

Gỗ gáo trắng chính là một trong những vật liệu được ngành thiết kế nội thất ưa chuộng trong gần 1 thập kỷ trở lại đây. Loại gỗ này có giá thành tương đối rẻ, hơn nữa màu sắc cũng như chất lượng của chúng cũng không hề kém cạnh so với các loại gỗ khác trên thị trường. Gỗ cây gáo trắng có tên khoa học là neolamarckia cadamba (Roxb.) hook.f. Trong bảng phân loại gỗ tại nước ta thì giống gỗ này được xếp vào nhóm gỗ V, đây là nhóm gỗ thường được sử dụng trong việc làm đồ nội thất và trong xây dựng.

Đặc tính gỗ cây gáo trắng

Đặc tính gỗ cây gáo trắng

Các loại gỗ tự nhiên trong nhóm V không khó tìm, vì vậy chúng có giá thành rẻ cũng như nguồn cung nhiều. Các loại gỗ trong nhóm này được dùng trong ngành nguyên liệu giấy, nguyên liệu gỗ công nghiệp, chế biến nội thất và xây dựng,… Gỗ cây gáo trắng dễ chế tác, khả năng chịu được va đập ở mức thấp, khả năng uốn dẻo chỉ ở mức trung bình, tỷ trọng nhẹ, màu sắc vân gỗ đa dạng, có loại cứng và cả loại mềm. Gỗ gáo trắng được đánh giá là một loại gỗ có màu sắc và đường vân đẹp, màu gỗ thường là cam vàng hoặc cam nhạt, vân gỗ mịn và có khả năng kết dính cao, chung quy lại thì vẫn là một loại gỗ đẹp, chất lượng tương đối. 

Trên thực tế, người dân cũng không chỉ trồng giống cây này với mục đích lấy thân gỗ lớn, phần gỗ nhỏ còn được thu hái để làm bột giấy, cứ cách 2 năm người dân lại thu hái gỗ nhỏ 1 lần. Nếu trồng để thu gỗ có kích thước trung bình thì chu kỳ khai thác là 3 – 4 năm, trồng để thu gỗ có kích thước lớn thì chu kỳ khai thác phải từ 5 – 6 năm trở lên. 

Tác dụng của cây gáo trong y học

Ngoài công dụng tuyệt vời của gỗ cây gáo thì giống cây lâm nghiệp này còn mang lại giá trị không hề nhỏ cho ngành y học. Bộ phận được sử dụng trong y học chính là phần gỗ và vỏ cây, sau khi thu hoạch thì người dân sẽ chẻ nhỏ chúng ta để phơi hoặc sấy khô. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây gáo có chứa hàm lượng lớn chất acid palmitic, β sitosterol, vincosamide, 6’ o acetyl strictosamid, 10 hydroxy strictosamid, alkaloid, noreugenin, naucleosid, triterpene glycoside,… Các chất này đều là những chất đắng nên không thể ăn tươi mà phải phơi khô sau đó mới có thể sử dụng.

Tác dụng của cây gáo trong y học

Tác dụng của cây gáo trong y học

Theo y học cổ truyền, tác dụng của cây gáo chính là hạ nhiệt, lương huyết, bồi bổ sức khỏe và giải cảm. Nhân dân ta thường sắc thuốc từ cây gáo để chữa sốt, ho và cảm cúm. Tại Tiên Yên – Quảng Ninh, vị thuốc này được phối hợp cùng với cỏ sữa và cỏ xước để điều trị xơ gan cổ trướng,  tiêu chảy, kiết lỵ, sát trùng, chống nhiễm khuẩn vết thương và chữa sốt rét. Không chỉ tại Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng loại dược liệu này để điều trị một số bệnh ở người. 

Tại Ấn Độ, vỏ cây được dùng để điều trị rắn cắn. Tại New Guinea, nước ngâm từ vỏ cây gáo lại được dùng để các bệnh về dạ dày và đường ruột. Tại Philippine, bột vỏ gáo có công dụng chữa đau răng, tiêu chảy, giúp nhanh lành vết thương và chữa các vết loét. Trong khi đó, tại Campuchia, nhân dân vùng Siem Reap dùng vỏ cây gáo và thân để sắc thuốc uống giúp giảm đau. Tuy đây là vị thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên và đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng chúng cũng có những tác dụng phụ, chống chỉ định riêng. Không phải ai sử dụng chúng cũng hiệu quả, do đó trước khi sử dụng thì cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, không tự ý sử dụng. 

Cách trồng cây gáo nước

Cây gáo là giống cây thường sinh trưởng ở trong các rừng mưa và những khu rừng nửa rụng lá nhiệt đới. Thường thì chúng ta khá dễ tìm thấy cây ở những vùng có lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, những nơi có nền khí hậu ấm áp, dồi dào về nguồn ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, cây cũng có thể sinh trưởng ở nơi ẩm thấp, ven sông, ven suối, những nơi rừng bán ngập và ngập nước. Nhiều nhà khoa học lâm nghiệp cũng cho rằng cây rất phù hợp để trồng ở những vùng đất bán ngập hoặc vùng sông nước Tây Nam Bộ của nước ta.

Cách trồng cây gáo nước

Cách trồng cây gáo nước

Trong điều kiện đủ sáng, đủ dinh dưỡng và nước thì cây gáo sẽ sinh trưởng rất nhanh, sau 5 năm là chúng ta đã có thể thu về những thân cây gỗ lớn. Để làm được điều này thì chúng ta cần tuân thủ theo cách trồng cây gáo nước bằng hạt dưới đây: 

Hạt giống: Sau khi thu hái hạt thì cần để cho hạt bị thối và nhũn phần vỏ bên ngoài. Sau 1 – 2 tuần thì chúng ta tiến hành cho chúng vào một thùng nước lớn để thu lấy những hạt nổi lên trên mặt nước. Rửa sạch và để ráo chúng sau đó bảo quản ở nơi kín gió khoảng 1 – 2 tháng. 

Cách ươm cây giống: Ngâm hạt trong nước khoảng 1 – 2 ngày sau đó vớt ra và để ráo. Trộn cùng với cát sau đó gieo vãi hạt lên luống trồng đã được bón phân và làm đất trước đó. Cần ươm cây theo lượng hạt là 0,1-0,5g/1m2, tiếp đó là lấp lên phía trên bề mặt khoảng 0,5cm cát ẩm, cuối cùng là dùng lưới che chắn toàn bộ bề mặt trồng. Sau khoảng 10 ngày thì hạt đã bắt đầu nảy mầm được khoảng 50%, lúc này chúng ta cần quan tâm và để ý sâu hại tấn công và thường xuyên tưới phun sương để giữ ẩm cho cây sinh trưởng. Khi cây cao khoảng 4 – 5cm thì chúng ta đưa cây vào bầu, nuôi dưỡng thêm 3 – 4 tháng là có thể mang cây đi trồng. 

Kỹ thuật trồng: Trước khi trồng cần bón lót bằng phân chuồng hoai mục kết hợp phân NPK, đào hố trồng trước 1 tuần với kích thước bằng với kích thước của bầu cây. Khoảng cách trồng thích hợp là 4x4m, nên trồng vào mùa mưa để tỷ lệ sống sót cây con trên 95%. Trong suốt hai năm đầu cần làm cỏ, xới xáo thường xuyên, bón thúc khoảng 2 – 3 lần/1 năm. 

Hình ảnh cây gáo nước

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây gáo nước dưới đây:

Hình ảnh cây gáo nước

Hình ảnh cây gáo nước

Hình ảnh cây gáo nước

Hình ảnh cây gáo nước

Hình ảnh cây gáo nước

Hình ảnh cây gáo nước

Hình ảnh cây gáo nước

Hình ảnh cây gáo nước

Hình ảnh cây gáo nước

Hình ảnh cây gáo nước

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và giá trị kinh tế gỗ cây gáo, tác dụng, đặc tính gỗ và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây gai – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -