Cây sơ ri – Đặc điểm, tuổi thọ, cách trồng, cách chăm sóc

Cây sơ ri là giống cây ăn trái có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, chúng là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng và có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về dạ dày, ruột, phòng ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch, bảo vệ mắt, giảm cân, làm sáng da, ngăn ngừa mụn, tàn nhang, chống lão hóa,… Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm và tuổi thọ cây sơ ri, cách trồng, cách chăm sóc và có nên trồng loại cây này trước nhà. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm và tuổi thọ cây sơ ri

Quả sơ ri là một loại trái cây giải khát ngày hè, thơm ngon, hấp dẫn và được rất nhiều người yêu thích. Quả sơ ri tuy nhỏ bé nhưng mang trong mình nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn rất nhiều loại trái cây nhiệt đới khác. Nhờ màu đỏ đẹp mắt, mọng nước, kích thước nhỏ, đây cũng là loại quả được nhiều người sử dụng để trang trí cho những chiếc bánh kem xinh xắn. Khi ăn vào có vị chua chua, ngọt ngọt, kích thích khẩu vị của chúng ta ngay từ lần thưởng thức đầu tiên. Cây sơ ri vốn không phải loại cây bản địa của nước ta, chúng có nguồn gốc ở Nam Mỹ và Tây Ấn.

Đặc điểm và tuổi thọ cây sơ ri

Đặc điểm và tuổi thọ cây sơ ri

Loại cây này được du nhập và trồng rộng khắp các nước có nền khí hậu nhiệt đới, trong đó có nước ta. Tại Việt Nam, cây sơ ri mọc tập trung ở khu vực miền Nam và đặc biệt nhiều ở Gò Công – Tiền Giang. Loại cây này là giống cây thân gỗ, sinh trưởng dạng bụi, chiều cao trung bình khoảng 2m, tán cây tỏa rộng. Lá cây sơ ri có hình trứng, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp gai nhọn, hoa sơ ri có màu hồng hoặc tím. Hoa thường sinh trưởng thành cụm, nở quanh năm, sau 20 ngày kể từ khi hoa nở thì quả sẽ chín. Quả sơ ri có hình tròn, mọc thành cụm, mỗi cụm có 2 – 3 quả, khi còn non có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần về màu đỏ. 

Loại cây này là giống cây thân gỗ, tuổi thọ cây sơ ri trong khoảng từ 4 – 6 năm, do đó việc trồng cây cũng tương đối thuận lợi. Quả sơ ri được xếp vào là một trong những loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Bên trong quả sơ ri có hàm lượng vitamin C cao gấp 20 lần quả cam, thậm chí chúng còn được ví là loại quả vua vitamin C. Ngoài hàm lượng vitamin C, bên trong quả sơ ri còn chứa các loại vitamin khác như D, E, A và chất xơ, kẽm, kali. Khi chúng ta ăn thường xuyên sẽ giúp giảm cân, đẹp dáng, đẹp da và giúp ích cho hệ tiêu hóa rất nhiều. Loại cây này cũng tương đối dễ trồng nên ngoài mục đích trồng lấy trái thì cây còn được trồng để làm cảnh. 

Cây sơ ri trồng ở miền Bắc có tốt không?

Cây sơ ri được trồng ở Việt Nam với mục đích hái trái và làm cây bonsai trang trí cảnh quan và nội thất. Loại cây này mang lại giá trị kinh tế cao, chúng có tốc độ phát triển nhanh chóng và có thể cho trái quanh năm. Đây là giống cây nhiệt đới nên được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Gò Công Đông (Tiền Giang), Bình Phú (Bến Tre),… Loại cây này không chịu được khô hạn, ngập úng, đất nghèo dinh dưỡng và lạnh, do đó cây sơ ri trồng ở miền Bắc sẽ rất ít khi ra hoa, có ra hoa cũng không sai trái và chất lượng trái cũng không so sánh được với cây trồng ở miền Nam.

Cây sơ ri trồng ở miền Bắc có tốt không?

Cây sơ ri trồng ở miền Bắc có tốt không?

Cây sơ ri trồng trước nhà có nên không?

Việc trồng cây xanh chính là cách để mang lại cho không gian sự trong lành, giúp thanh lọc không khí và xua đuổi côn trùng. Ngoài ra, việc trồng cây xanh trước nhà còn là cách để giúp mang lại tài lộc, sự may mắn và bảo vệ gia chủ khỏi những điều xui rủi. Trong phong thủy, vị trí trước nhà chính là một vị trí quan trọng, đây là nơi sinh khí và tài lộc quyết định tới vận hạn của gia chủ. Nhờ hình dáng bên ngoài độc đáo, đẹp mắt, những trái sơ ri đỏ mọng chính là nét nổi bật tạo sự ấn tượng cho không gian. Hơn hết, việc trồng loại cây này còn cho thức quả ngon, bổ dưỡng, giải khát ngày hè. Do đó, cây sơ ri là một loại cây cảnh nên trồng trước nhà.

Cây sơ ri trồng trước nhà có nên không?

Cây sơ ri trồng trước nhà có nên không?

Cây sơ ri trồng trước nhà chính là một cách để nâng cao giá trị cho không gian nhà bạn, che chắn ánh nắng mặt trời, tạo bóng mát cho không gian trống, mang lại không gian xanh mát. Nhờ đặc tính thân gỗ, kích thước của cây sẽ tăng dần theo thời gian trồng, việc trồng cây trước nhà thành một cái cổng xanh xinh xắn chính là một ý tưởng tuyệt vời. Ý nghĩa phong thủy cây sơ ri chính là sự no ấm và sự sung túc của gia chủ. Vì vậy, việc trồng cây sơ ri chính là một giải pháp để tạo điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà, mang lại nhiều giá trị hữu ích, thiết thực cho gia chủ.

Cách trồng cây sơ ri

Ngày nay, việc trồng cây sơ ri chính là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình khi muốn bổ sung thêm cho khu vườn nhỏ của mình một loại cây ăn trái. Cây sơ ri có kích thước không quá lớn, khi quả chín sẽ có màu đỏ khá đẹp mắt, loại quả này cũng chứa hàm lượng vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Cách trồng cây sơ ri không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ, nếu chúng ta nắm vững được các kỹ thuật thì lại cực kỳ đơn giản. Tốt nhất, chúng ta nên trồng cây vào khoảng tháng 5 – 6 hằng năm, muộn nhất là vào tháng 7. Nếu chúng ta có nguồn nước tưới dồi dào thì có thể trồng thêm vào cuối tháng 10 – 11.

Cách trồng cây sơ ri

Cách trồng cây sơ ri

Đất trồng: Loại cây này không hề kén đất, chúng ta có thể lựa chọn bất cứ loại đất nào để trồng. Nếu chúng ta trồng trong chậu thì cần lựa chọn đất trồng có nhiều chất dinh dưỡng, trộn đất cùng với phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ, than bùn, phân trùn quế, xơ dừa, vỏ trấu, phân gà,… hoặc mua đất trồng chuyên dụng. Nên bón lót và tiến hành phơi ải trước khi trồng 7 – 10 ngày để đảm bảo không còn mầm bệnh trong đất. 

Phương pháp trồng: Cây sơ ri có thể trồng được bằng cành giâm, chiết cành và hạt. Tuy nhiên, phương pháp trồng bằng hạt không được áp dụng nhiều bởi cách làm này không mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ nảy mầm thấp, thời gian sinh trưởng lâu, tuổi thọ thấp, cũng như không mang lại năng suất cao bằng 2 phương pháp còn lại. Ngoài ra, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách mua cây giống được bán sẵn tại các cửa hàng cung cấp cây giống. 

Cách trồng cây sơ ri: Tiến hành đào hố trồng có kích thước lớn hơn kích thước bầu cây khoảng 2 – 3cm. Loại bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây và đặt cây con vào hố trồng, lấp đất và nén nhẹ để cố định cây. Tiếp đó tưới một lượng nước vừa phải vào gốc cây. Nếu chúng ta trồng trong các giá thể thì chỉ nên trồng một cây trong một giá thể và trong thời gian đầu nên che chắn cho cây con. 

Cách chăm sóc cây sơ ri trong chậu

Việc chăm sóc cây sơ ri là vô cùng cần thiết để giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh. Cách chăm sóc cây sơ ri trong chậu như sau: 

Tưới nước: Thường xuyên tưới nước cho cây trong giai đoạn mới trồng, khi cây ra hoa và đậu quả. Mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, mùa mưa ngừng tưới nước.

Cách chăm sóc cây sơ ri trong chậu

Cách chăm sóc cây sơ ri trong chậu

Tỉa cành, tạo tán: Cắt bớt cành sơ ri và mỗi cây chỉ nên giữ lại khoảng 4 – 5 cành to và khỏe mạnh. Khi cây đã cao được khoảng 1 – 2m thì cắt bớt ngọn để cây tập trung đi nuôi dưỡng hoa và quả. 

Bón phân: Ngay sau khi trồng cây được khoảng 20 ngày thì chúng ta tiến hành bón phân lần đầu cho cây bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, phân dê,… Tiếp đó, bón phân cho cây theo chu kỳ 1 – 2 tháng/1 lần và vun xới gốc theo chu kỳ 2 – 3 lần/1 năm. 

Phòng trừ sâu bệnh: Nên loại bỏ cành khô và lá vàng để hạn chế sự xuất hiện của sâu hại. Cần chú ý quan sát kỹ các biểu hiện bên ngoài của cây, nếu thấy cây có biểu hiện lạ thì tiến hành phòng trừ ngay. 

Hình ảnh cây sơ ri

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sơ ri dưới đây:

Hình ảnh cây sơ ri

Hình ảnh cây sơ ri

Hình ảnh cây sơ ri

Hình ảnh cây sơ ri

Hình ảnh cây sơ ri

Hình ảnh cây sơ ri

Hình ảnh cây sơ ri

Hình ảnh cây sơ ri

Hình ảnh cây sơ ri

Hình ảnh cây sơ ri

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và tuổi thọ cây sơ ri, cách trồng, cách chăm sóc và có nên trồng loại cây này trước nhà. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây sò huyết – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -