Cây măng tây – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng
Cây măng tây là món thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, được người dân sử dụng làm món rau ăn hằng ngày thơm ngon, bổ dưỡng. Loại cây này cũng đang tiến dần vào thị trường cây cảnh Việt Nam với hình dáng bên ngoài độc lạ, mang nhiều ý nghĩa văn hóa của Phương Tây. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về cây măng tây, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng loại cây này.
Tìm hiểu cây măng tây
Cây măng tây có tên tiếng anh là asparagus, tên khoa học là asparagus officinalis, thuộc họ Lily – Asparagaceae. Loại cây này có tuổi thọ khá cao, thông thường những cây măng tây khỏe mạnh có tuổi đời trung bình trong khoảng 25 – 30 năm. Cây phát triển theo dạng bụi, thân thảo, rễ ăn sâu vào lòng đất ở độ sâu 50 – 100cm. Lá măng tây là dạng lá kim, quả có màu đỏ, được chia thành 3 ngăn, mỗi ngăn có chứa khoảng 5 – 7 hạt, hạt măng tây có màu đen, vỏ hạt rất cứng. Hạt măng tây có tỷ lệ nảy mầm khá cao, thông thường tỷ lệ nảy mầm của hạt măng tây là trên 90%.
Cùng Elead tìm hiểu cây măng tây thông qua các đặc điểm sinh trưởng và hình thái dưới đây: Qua quá trình lai tạo và sản xuất giống, nhiều nhà khoa học đã cho ra những giống cây phát triển toàn hoa đực, những giống cây phát triển toàn hoa cái. Những cây phát triển hoa đực sẽ có sức sống khỏe mạnh hơn, cho sản lượng cao hơn khoảng 20 – 25% so với cây măng tây phát triển hoàn toàn hoa cái. Sản phẩm thu hoạch từ cây măng tây chính là các chồi măng non, đây chính là bộ phận tập trung nhiều nhất các hợp chất dinh dưỡng có trong cây. Khi ngọn măng tây phát triển cao hơn khỏi mặt đất, chúng sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển dần về màu xanh. Lúc này, những cây măng tây trưởng thành có thể cao lên tới 2m.
Cây măng tây xanh
Sản phẩm ngọn măng tây sau khi thu hoạch được gọi là cây măng tây xanh. Chúng ta có thể sử dụng cây măng tây xanh để chế biến thành các món ăn hằng ngày như măng luộc, măng xào, kết hợp cùng với một số thực phẩm khác như tôm, thịt bò, măng tây xào ngô nấm, măng tây xào tỏi, măng tây xào chung với thịt gà. Nhiều người cũng sử dụng cây măng tây để ăn cùng với thịt nướng, thịt xông khói, nấu canh sườn, chế biến món súp hoặc nộm,… để tăng hàm lượng dinh dưỡng trong các món ăn và biến tấu bữa ăn hằng ngày một cách đa dạng hơn.
Ý nghĩa cây măng tây làm cảnh
Cây măng tây không chỉ dừng lại ở việc làm một loại cây thực phẩm thông thường mà loại cây này còn đang tiến dần vào thị trường cây cảnh trang trí. Những cây măng tây làm cảnh đang được thị trường ưa chuộng, bán được với giá cao hơn các loại cây xanh trang trí thông thường. Nhiều người đã lỡ đắm say vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng của những chậu cây măng tây cảnh bày bán rộng rãi tại nhiều cửa hàng.
Tuy nhiên, khác với những loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc thông thường, cây măng tây lại đòi hỏi người trồng phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận và thường xuyên chăm bón cho chúng. Việc lựa chọn được các giống cây măng tây khỏe mạnh cũng không phải là điều dễ dàng, do đó những chậu cây măng tây cảnh có giá thành tương đối cao. Chúng ta nên lựa chọn các giống cây măng tây trồng sẵn bởi chúng sẽ có vẻ ngoài đẹp mắt hơn, thời gian sinh trưởng nhanh chóng, ít rủi ro trong quá trình trồng.
Cây măng tây có phải là cây liễu không?
Cây liễu mà chúng ta thường thấy cắm trong những bình hoa được nhiều người gọi là cây măng tây cắm hoa. Do đó, việc cây măng tây có phải là cây liễu không được rất nhiều người quan tâm. Thực chất những cành liễu được cắm trong những chiếc bình trang trí mà chúng ta thường thấy chính là những cành măng tây. Cây măng tây được trồng từ giống F1, những giống của các đời từ F2 – F6 sẽ xảy ra hiện tượng thoái hóa, do đó cành và lá sẽ trở nên nhỏ nhắn, mảnh khảnh. Lúc này, những cành cây măng tây lại mang vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa và dịu dàng.
Từ đó, chúng thường được mang về để cắm hoa nghệ thuật, chúng thường được kết hợp cùng với một số loại hoa khác để nâng cao yếu tố thẩm mỹ và tạo sự thu hút. Những cành lá măng tây lúc này sẽ nhỏ hơn giống F1 và có hiện tượng mọc rũ xuống đất giống cây liễu. Chính vì vậy, nhiều người đã đặt cho loại cây này cái tên cây dương liễu cắm hoa. Mặt khác, cây măng tây lúc này đã không còn giữ được những đặc tính ban đầu của cây F1 nên không còn giá trị thương phẩm, chỉ được sử dụng với mục đích làm cảnh chứ ít khi được dùng để ăn.
Tác dụng của cây măng tây
Măng tây xanh chính là một loại thực phẩm quý giá mà tự nhiên ban tặng cho chúng ta. Chúng có hàm lượng dinh dưỡng ở mức khá cao, khi sử dụng về lâu về dài sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chữa ho, khàn tiếng, đau cổ họng, chữa bệnh viêm bàng quang, chống oxy hóa, chống viêm, giảm nguy cơ bị bệnh tim, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol trong máu, nhuận tràng, tăng cường sự sản sinh vi khuẩn đường ruột bifidobacteria và lactobacilli.
Tác dụng của cây măng tây trong y học chính là bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa sỏi thận, sỏi mật, nâng đỡ da, ngăn ngừa sự lão hóa da, hỗ trợ quá trình đông máu nhanh hơn, phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2, ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa loãng xương, điều trị bệnh ung thư. Hơn hết, măng tây là một trong những loại thực phẩm có lượng calories thấp nên được khuyến khích sử dụng cho những người đang trong quá trình giảm cân và phụ nữ đang có kinh nguyệt.
Cách trồng cây măng tây
Cây măng tây là giống cây thực phẩm chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch trong khoảng 6 – 8 năm liên tiếp. Nếu nhà vườn nào đã có kinh nghiệm trồng cây trong điều kiện sinh trưởng lý tưởng, chúng ta hoàn toàn có thể thu hoạch được liên tiếp 10 – 15 năm. Loại cây này có tuổi thọ trong khoảng 15 – 20 năm, khi mùa hè tới, đất quá khô cây sẽ bị hư hỏng dần phần rễ và tự phục hồi lại khi mùa mưa tới.
Một ha trồng măng tây có thể thu hoạch được ngay sau năm thứ 2 trồng loại cây này, năm đầu tiên thu hoạch sẽ có sản lượng trung bình khoảng 10 – 12 tấn, các năm sau sẽ tăng dần lên gấp rưỡi. Sau năm thứ 12 – 15, để cây măng tây cho năng suất trở lại thì chúng ta cần loại bỏ cây cũ và tiến hành trồng cây mới. Cách trồng cây măng tây như sau: Đào những hố trồng sâu 20 – 30cm, khoảng cách các hố khoảng 40 – 60cm, khoảng cách hàng 1 – 1,5m. Đặt cây vào hố trồng, lấp đất và nén chặt. Tiếp đó, tưới nước cho cây từ 2 – 3 lần/1 ngày vào mùa hè. Mùa đông hạn chế tưới nước cho cây.
Giống cây măng tây đại học nông nghiệp
Để đảm bảo tỷ lệ cây măng tây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh và nhanh thu hoạch được. Chúng ta cần lựa chọn những địa chỉ mua giống cây uy tín, hiện các giống cây măng tây đại học nông nghiệp có tỷ lệ phát triển khá cao. Đây chính là nơi bán giống cây măng tây F1 mà bạn nên cân nhắc.
Hình ảnh cây măng tây trong tự nhiên
Dưới đây là một số hình ảnh cây măng tây trong tự nhiên, mời bạn cùng chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây măng tây, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây mật nhân – Đặc điểm, tác dụng, rượu mật nhân và tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây mật nhân – Đặc điểm, tác dụng, rượu mật nhân và tác hại
Cây muồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế
Cây nắp ấm là gì? Tác dụng, cách trồng, nơi trồng thích hợp
Cây mắc ca – Phân bố, công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây may mắn – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây mai xanh có mấy loại? Ý nghĩa, cách trồng và cách tuốt lá
Cây lựu – Đặc điểm, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thủy