Cây sầu đâu là cây gì? Công dụng, độc tố và cách trồng
Cây sầu đâu là loại cây thuốc nam có dược tính cao, được sử dụng rộng rãi trong Đông Y với nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Tại Đông Nam Bộ, lá sầu đâu được dùng như một món rau hằng ngày. Vậy cụ thể cây sầu đâu là cây gì, tác dụng, độc tố và cách trồng ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Cây sầu đâu là cây gì?
Cây sầu đâu có tên tiếng anh là brucea sumatrana roxb, thuộc họ Simaroubaceae. Cây sầu đâu rừng có kích thước nhỏ, chiều cao chỉ trong khoảng 1,5 – 2,5m, thân yếu, không hóa gỗ, kích thước thân cũng khá nhỏ, chỉ trong khoảng 40 – 70cm. Lá sầu đâu là lá kép lông chim, hoa mọc thành cụm, mọc ra từ ngọn cây. Ở nước ta, cây sầu đâu mọc tập trung tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Quảng Trị.
Trước kia, cây sầu đâu chủ yếu mọc hoang, sau này được người dân đưa về trồng tại nhà với nhiều mục đích khác nhau. Quả sầu đâu khi chín được thu hái và sấy khô, loại bỏ tạp chất là có thể sử dụng được ngay. Quả có thể bảo quản lâu dài, tối đa khoảng 10 năm mà không hề giảm tác dụng hay hư hỏng. Mùa thu hoạch loại quả này thường kéo dài trong khoảng tháng 8 – 12 hằng năm. Ở nước ta, cây sầu đâu có nhiều loại và không phải loại nào cũng ăn được hay sử dụng làm thuốc được. Chính vì vậy, nhiều người khá thắc mắc không biết cây sầu đâu là cây gì, cây sầu đâu chữa bệnh là loại nào?
Cây sầu đâu bản địa còn được gọi là cây xoan, tên tiếng anh là melia azedarach, cây có hoa màu tím nhạt hoặc tím. Cây thuộc họ Xoan nên được người dân gọi là cây xoan trắng hoặc cây sầu đông. Loại cây này chỉ có phần vỏ và rễ mới có tác dụng chữa bệnh, các bộ phận còn lại đều có chứa hàm lượng độc tố khá cao nên khi dùng sẽ bị ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm: Nôn mửa, tim đập nhanh, xuất huyết nội tạng, suy thận, tiêu chảy,… Lá của loại sầu đâu này có công dụng diệt trừ sâu bọ, mối mọt, côn trùng hiệu quả.
Loại sầu đâu Ấn Độ mới là loại được ứng dụng nhiều trong y học. Loại cây này có thể ăn được lá, lá được sử dụng để làm món gỏi sầu đâu nổi tiếng của Ninh Thuận. Cây được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, phát triển thành bụi.
Cây sầu đâu còn gọi là cây gì?
Như các bạn đã biết, ở nước ta, cây sầu đâu có khá nhiều loại, mỗi loại đều có những công dụng và đặc điểm riêng. Mỗi địa phương lại đặt cho nó những cái tên khác nhau như: Cây sầu đâu cứt chuột, cây khổ luyện tử, cây nha đảm tử, cây cứt cò,… Quả của cây sầu đâu sau khi phơi khô được gọi là quả xoan dâu rừng.
Cây sầu đâu trị bệnh gì?
Cây sầu đâu có chứa hàm lượng lớn chất dầu đắng, axit margosic, nimbin, nimbinin, glucozit nimbosterin, nimbosterol, nimberetin, triterpenoid, flavonoid, glycoside và axit béo. Đây là các hoạt chất có thể làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ làm lành các vết thương trong dạ dày, ngừa thai, giảm hôi miệng, chống oxy hóa, tăng cường sản xuất Insulin, kiểm soát lượng đường trong máu, chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2, bảo vệ mạch máu, chữa trị xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, các hợp chất này sẽ gây hạ đường huyết nếu chúng ta sử dụng quá nhiều. Vậy, thực chất cây sầu đâu trị bệnh gì?
Nhiều cuộc nghiên cứu về tác dụng của loại cây này đã cho biết: Dược liệu sầu đâu có tác dụng dưỡng ẩm cho da khô, da nứt nẻ, chống lão hóa, giảm các gốc tự do trong da, thúc đẩy sản xuất collagen. Ngoài ra, khi sử dụng loại dược liệu này về lâu về dài sẽ có tác dụng chống viêm, chống lại vi khuẩn và virus có hại, làm dịu vết sưng, viêm do mụn. Ngoài ra, lá sầu đâu có thể giúp tăng cường lưu thông máu, kiểm soát huyết áp, giảm đông máu, tăng lipid máu,… Lá sầu đâu giã nát, đắp lên da có thể chữa trị vảy nến, chàm và giảm khô da. Đây là một vị thuốc có công dụng hiệu quả trong việc tăng cường độ ẩm cho da, xây dựng một lớp màng bảo vệ trên da.
Công dụng của lá sầu đâu
Theo nhiều cuộc thí nghiệm trên ống nghiệm, dịch chiết từ lá cây sầu đâu có chất azadirachtin, đây là chất có thể hạn chế sự phát triển của các loại ký sinh trùng trên da đầu như chấy, rận mà không làm tổn thương da đầu. Loại cây dược liệu này đã được nhiều công ty y dược sản xuất thành các loại thuốc trị gàu hiệu quả. Nhiều bệnh nhân đã sử dụng nước sắc lá sầu đâu để chữa các bệnh lý về dạ dày, bệnh liên quan tới chức năng gan, thận và cho ra những kết quả tích cực.
Một số nghiên cứu gần đây cho biết, các polysaccharides trong lá sầu đâu có thể ngăn chặn sâu răng, chảy máu nướu răng, tăng cường sự liên kết các khớp, giúp xương khớp chắc khỏe, chống lại bệnh tiểu đường. Ngoài việc đun nước từ lá sầu đâu, chúng ta có thể nhai sống lúc đói để tiết kiệm thời gian.
Cây sầu đâu có độc không?
Tuy cây sầu đâu có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người nhưng đây cũng là một loại cây có chứa nhiều độc tố. Việc cây sầu đâu có độc không là mối quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân đang muốn sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh. Các tác hại của cây sầu đâu có là nôn mửa, động kinh, tiêu chảy, nghén ngủ, rối loạn máu, mất ý thức, rối loạn hệ thần kinh,…
Hoạt chất trong vỏ cây sầu đâu có công dụng diệt trừ các loại giun đũa, giun kim, nấm mốc, chúng được chiết xuất thành các loại thuốc diệt trừ sâu bọ, côn trùng. Chính vì vậy nếu chúng ta sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới đường ruột. Do đó, khi sử dụng cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có liều lượng sử dụng và thời gian thích hợp.
Phân biệt cây xoan và cây sầu đâu
Nhiều người hay nhầm lẫn cây xoan và cây sầu đâu với nhau, bởi chúng có các đặc điểm bên ngoài vô cùng giống nhau. Tuy nhiên, hai loại cây này lại có công dụng hoàn toàn khác nhau. Cây xoan (Cây đu) có tên tiếng anh là melia azedarach, thuộc họ Malvaceae, là loại cây xoan bản địa của Việt Nam. Đây là loại cây được trồng để lấy gỗ, phần vỏ sắc nước uống để điều trị giun sán.
Cây sầu đâu là cây xoan Ấn Độ, lá màu xanh đậm, hoa màu trắng, lá ăn được và là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh như Elead đã liệt kê ở trên. Cây xoan bản địa có lá màu xanh nhạt, hoa màu tím, lá có vị đắng, chát và không ăn được.
Cách trồng cây sầu đâu nhanh ra quả
Cây sầu đâu là cây thuốc thường được trồng thành rừng hoặc trồng trong các vườn thuốc, trạm y tế. Cách trồng cây sầu đâu khá đơn giản:
Chúng ta trồng bằng cây con hoặc gieo hạt. Trước khi trồng cần đào hố trồng sâu hơn mặt đất khoảng 2 – 3cm, đặt bầu đất thẳng đứng vào bên trong hố, lấp đất và nén chặt lại. Nếu trồng cây con cần vun gốc và cắm cọc xung quanh gốc cho cây, tưới nước hằng ngày vào mỗi buổi sáng để cung cấp độ ẩm cho cây.
Hình ảnh cây sầu đâu ngoài tự nhiên
Để phân biệt được loại cây này và cây xoan bản địa, chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng hình ảnh cây sầu đâu ngoài tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin cây sầu đâu là cây gì, tác dụng, độc tố và cách trồng ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây sim – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây sim – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây tam thất – Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây sấu – Đặc điểm, vị trí trồng và thời điểm thu hoạch
Cây mây là cây gì? Công dụng, cách dùng và cách trồng
Cây quế: Giá trị kinh tế, tác dụng y học, ý nghĩa phong thủy
Cây ngũ sắc: Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, độc tố, cách trồng
Cây mít – Đặc điểm, ý nghĩa và kỹ thuật trồng