Cây sung: Phân loại, công dụng, cách trồng và vị trí trồng

Cây sung là loại cây mọc hoang tại nhiều nơi trên nước ta, cây mang giá trị tâm linh lớn và có nhiều tác dụng trong ẩm thực, sức khỏe. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, các loại cây sung, công dụng, cách trồng, có nên trồng cây sung trong nhà?

Nội Dung Chính

Đặc điểm và các loại cây sung

Cây sung là loại cây mọc hoang dại tại rất nhiều tỉnh thành của Việt Nam, cây được dân gian gọi với nhiều cái tên khác như: Cây ưu đàm thụ, cây tụ quả dong. Cây có thân gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, họ Moraceae, sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thường xuất hiện ở bìa rừng, ven các ao, hồ, sông, suối. Vỏ sung có màu trắng, một số cây có màu xám, nhẵn bóng, nhiều cành nhánh, tán lá tỏa rộng, xanh tốt quanh năm. Cây sung trưởng thành có kích thước lớn, chiều cao trung bình khoảng 30 – 35m, đường kính thân trung bình khoảng 60 – 70cm.

Sung phân nhánh ngay ở phần gốc, trên thân có nhiều cục u lớn, càng lên cao cành sung càng nhỏ và ngắn dần. Cây sung có phần thân khá cứng, phần cành lại khá mềm, dẻo dai, dễ uốn nắn nên đang được sử dụng làm cây cảnh bonsai. Những cây sung bonsai có kích thước khá nhỏ, chỉ cao khoảng 1 – 2m. Lá có hình mũi mác, nhọn hai đầu, lá dài khoảng 8 – 10cm, chiều rộng khoảng 6 – 7cm. Lá có màu xanh lục, có một lớp lông mềm bao phủ, khi già lá chuyển dần sang màu xanh đậm. Cuống lá ngắn, loại cây này thường rụng lá vào mùa thu, sang tới mùa đông cây sẽ rụng toàn bộ lá.

Hoa sung mọc thành cụm, mọc trực tiếp từ thân, cành hoặc ngọn. Quả sung thường mọc thành cụm giống hoa sung, mọc ngay tại địa điểm mọc hoa, quả sung non có màu xanh, khi quả sung chín sẽ chuyển dần sang màu nâu, khi chín rộ thì chuyển sang màu đỏ. Quả sung có hình tròn, cuống ngắn, có hình dáng giống như núm vú. Cây sung ra quả quanh năm, tuy nhiên các mùa khác chỉ ra rải rác, mùa đông ra quả nhiều nhất và cũng là mùa thu hoạch chính của người nông dân.

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Hiện nay, cây sung không chỉ được trồng để lấy quả đơn thuần, loại cây này còn được trồng làm cây cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Tính theo nguồn gốc xuất xứ, cây sung có hai loại đó là cây sung ta và cây sung Mỹ. Các loại cây sung ta bao gồm cây sung tẻ và cây sung nếp, hai loại cây này chắc hẳn đã rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Quả sung nếp thường mọc nhiều và ra quả đồng đều vào các mùa, mùi vị cũng đậm đà đậm hơn quả sung tẻ nên người ta thường ưu tiên lựa chọn trồng cây sung nếp trong vườn nhà.

Nếu cây sung ta được trồng chủ yếu để lấy bóng mát thì cây sung Mỹ lại được trồng chủ yếu để lấy quả. Kích thước và chiều cao của cây sung Mỹ sẽ nhỏ hơn cây sung ta, thường chỉ cao bằng với đầu người. Lá sung Mỹ nhẵn và bóng, thường được thu hoạch để ăn kèm với các món ăn tươi sống.

Công dụng của lá cây sung

Từ trước tới nay, quả và lá sung đều những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giúp bạn kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Theo y học cổ truyền, lá sung có tính mát, vị ngọt, chát, có tác dụng sát trùng, thông huyết, lợi tiểu, tiêu đờm, giảm đau, tiêu viêm, tiêu thũng, bổ huyết và sát trùng. Nhiều người đã sử dụng lá cây sung để chữa phong tê thấp, sốt rét và lợi sữa cho bà mẹ mới sinh.

Bên trong lá sung có hàm lượng chất xơ cao nên những người béo phì sử dụng nước ép lá sung sẽ kiểm soát được cân nặng một cách hiệu quả. Nhờ hàm lượng chất xơ lớn nên khi sử dụng lâu dài cũng sẽ giúp chống táo bón và hỗ trợ tạo dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Quả sung là vị thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả, khi ăn thêm cả lá và quả sung vào bữa ăn hằng ngày có thể giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.

Công dụng của lá cây sung

Công dụng của lá cây sung

Tổ chức WHO đã công nhận công dụng bảo vệ gan, giảm đường trong máu và bệnh tiểu đường loại 2 của lá sung. Nhiều nhà khoa học cũng đã thí nghiệm công dụng của lá sung trên những con chuột bị mắc bệnh tiểu đường, khi tiêm chiết xuất từ lá sung vào cơ thể chúng, sau khoảng 1 ngày, quá trình sản xuất đường trong gan đã bị chậm lại. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu ống nghiệm đã chứng minh lá sung có các hợp chất chống lại các tế bào ung thư đường ruột, ung thư vú, ung thư gan và ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, lá cây sung còn giúp giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe mạch máu và tim. Lá sung được nhiều người sử dụng làm trà uống hằng ngày vì chúng có hàm lượng kali cao, kali là một loại khoáng chất có thể giúp giảm huyết áp, kiểm soát huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu. Chính bởi những tác dụng tuyệt vời của loại lá này nên chúng thường được người dân hãm trà hoặc nấu nước uống hằng ngày. Không những vậy, lá sung là nguyên liệu trong nhiều món ăn dân gian. Chúng ta có thể ăn tươi, hãm trà hay nấu nước uống từ lá sung phơi khô đều đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Cách trồng cây sung nhanh ra quả

Hiện nay, cây sung được khá nhiều người trồng làm cây cảnh bởi thế đứng của loại cây này rất đẹp, đặc biệt là khi người ta uốn nắn thành cây cảnh bonsai. Cây sung cảnh mang ý nghĩa của sự may mắn và sung túc nên việc trồng cây nhanh ra quả là điều mà nhiều người chơi cây cảnh mong muốn. Cách trồng cây sung sinh trưởng tốt và nhanh ra quả không khó. Chúng ta cần tuân theo một số quy tắc sau:

Cách trồng cây sung nhanh ra quả

Cách trồng cây sung nhanh ra quả

Loại cây này có thể trồng bằng nhiều cách, chúng ta có thể trồng bằng hạt, giâm cành hoặc chiết cành đều được. Hiện nay, ngoài cửa hàng cây cảnh có bán rất nhiều cây sung giống, để tiết kiệm thời gian và chi phí, chúng ta có thể mua sẵn tại đây.

Vị trí đặt cây sung trong nhà hợp phong thủy

Cây sung là loài cây đã quá quen thuộc với đời sống người dân Việt Nam. Cây mang ý nghĩa tốt đẹp và được sử dụng làm cây cảnh trang trí nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về vị trí đặt cây sung trong nhà sao cho hợp phong thủy. Người dân Việt Nam ta sử dụng loại quả này khá nhiều trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong các dịp lễ cần phải thờ, cúng. Người ta thường thắp hương bằng quả sung để mong muốn gia đình trọn vẹn, viên mãn và sung túc. Trong phong thủy, từ “sung” của cây tượng trưng cho sự tròn đầy, sung túc và viên mãn. Cây sung mang ý nghĩa về sự may mắn, viên mãn, tài lộc, sung túc cho gia chủ. Đặc biệt, khi cây ra quả, cây có thể thu hút tiền tài về cho gia chủ rất tốt.

Vị trí đặt cây sung trong nhà hợp phong thủy

Vị trí đặt cây sung trong nhà hợp phong thủy

Chính vì ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nên nhiều người mong muốn trồng loại cây này trong nhà với hy vọng chúng mang lại những nguồn vượng khí tốt. Tuy nhiên, cây sung ưa sáng, rễ khỏe, rễ thường ăn rất sâu vào lòng đất nên có khả năng chịu ngập úng tốt. Vì thế, loại cây này không nên trồng trong nhà. Nơi trồng cây sung cảnh phù hợp nhất đó là ở cạnh hồ cảnh, trên hòn non bộ, trong khuôn viên, vườn hoa hoặc trước nhà.

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sung trong tự nhiên dưới đây:

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Hình ảnh cây sung trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và các loại cây sung, công dụng, cách trồng, vị trí đặt cây sung trong nhà. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! 

Xem thêm: Cây sầu riêng: Tuổi thọ, công dụng và kỹ thuật trồng

Sinh Vật Cảnh -