Cây nha đam chữa bệnh gì? Cách dùng, tác hại và cách trồng
Cây nha đam là loại cây dược liệu thiên nhiên có tác dụng trong ẩm thực, làm đẹp và chữa một số bệnh lý ở người. Vậy cụ thể cây nha đam chữa bệnh gì, cách sử dụng, tác hại ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây.
Cây nha đam chữa bệnh gì?
Cây nha đam có tên tiếng anh là aloe vera, được dân gian gọi bằng nhiều cái tên khác như: Cây lưu hội, cây lô hội, cây long tu, cây long thủ,… Cây thuộc họ Lan Nhật Quang, có thân thảo, tuổi thọ cao, lá màu xanh, mọc sát gốc và không có cuống. Lá hình mũi mác, kích thước lớn, dày, mọng nước, phần mép lá có răng cưa nhọn. Hoa nha đam màu vàng, mọc thành chùm, nở vào mùa thu và mùa hè.
Cây nha đam là vị dược liệu được dân gian áp dụng chữa nhiều bệnh lý cho con người từ rất lâu về trước. Do đó, việc cây nha đam chữa bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều người. Bên trong lá nha đam có chứa nhiều hợp chất hóa học có công dụng chữa các bệnh về dạ dày, chữa đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ gan cổ chướng, táo bón, nóng trong và trúng độc nhẹ. Bên trong lá nha đam có enzyme và chất chống oxy hóa, khi uống nước nha đam sẽ có tác dụng chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa sự hình thành của acid dạ dày, giảm đau dạ dày và làm lành vết thương ở dạ dày nhanh chóng.
Theo nhiều nghiên cứu, trong cây nha đam có chứa hợp chất immunomodulatory, glucosamine và mannose – 6 – phosphate. Đây là hợp chất thiên nhiên có tác dụng giảm đau, giảm viêm, giảm cứng khớp. Ngoài ra, tinh dầu nha đam có thể bôi ngoài da để giảm sưng tấy và đau nhức do các bệnh về xương khớp gây ra. Nha đam là một dược liệu giúp điều chỉnh lượng đường trong mỡ và máu, cân bằng huyết áp, chống viêm, làm lành vết thương nhiễm trùng. Do đó, nước nha đam là thực phẩm được khuyến khích dùng trước và sau mỗi bữa ăn cho người bị mắc các bệnh lý trên.
Ngoài ra, gel nha đam có chứa axit gamma linolenic và glycoprotein, đây là hai chất có khả năng giảm dị ứng, nhanh lành vết thương. Đồng thời cây nha đam có vị đắng, tính hàn nên có thể thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ độc tố hiệu quả. Khi sử dụng kết hợp nha đam với mật ong hàng ngày sẽ giúp kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn có hại, làm sạch đường ruột, hạn chế táo bón và rối loạn tiêu hóa. Do đó, việc uống nước nha đam hằng ngày sẽ có tác dụng giải độc cơ thể, giải độc gan, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn và mát gan.
Tác dụng của nha đam với da mặt
Việc cây nha đam là một loại mỹ phẩm thiên nhiên, có công dụng chăm sóc da hiệu quả đã không còn xa lạ với nhiều người. Lớp gel có trong lá nha đam được sử dụng để duy trì sức khỏe làn da, tạo độ ẩm, giảm nếp nhăn và chống lại các tác nhân gây lão hóa da. Gel nha đam khá lành tính nên thường được sử dụng làm mặt nạ, đắp trực tiếp lên da mà không sợ kích ứng. Đây chính là phương pháp để trị mụn hiệu quả.
Tác dụng của nha đam với da mặt còn là dưỡng trắng, ngăn ngừa nám da và sạm da, se khít lỗ chân lông hiệu quả. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, chúng ta có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu khác như nước cốt chanh, sữa chua không đường, mật ong, bột yến mạch,… Đồng thời, các vết thương do côn trùng cắn, bị bỏng và mẩn ngứa cũng có thể được điều trị bằng cách bôi tinh chất nha đam lên da.
Cách sử dụng cây nha đam làm đẹp
Cây nha đam là loại dược liệu thiên nhiên có công dụng làm đẹp da hiệu quả. Cách sử dụng cây nha đam làm đẹp phổ biến nhất hiện nay đó là dùng nha đam tươi đắp mặt. Chúng ta cần rửa sạch nha đam và loại bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, sau đó ngâm nha đam trong nước 5 phút và xả dưới vòi nước cho tới khi hết dịch nhầy. Chia nha đam nhiều miếng nhỏ, cắt lát mỏng và đắp trực tiếp lên da mặt đã được rửa sạch. Đắp mặt nạ nha đam trong vòng 15 phút, tiếp đó rửa sạch mặt lại bằng nước lạnh.
Ngoài cách dùng nha đam tươi, bạn có thể bôi gel nha đam hoặc tiến hành xay nha đam và đắp hỗn hợp đó lên da mà không cần cắt nhỏ. Hiện nay, có nhiều sản phẩm mặt nạ nha đam đã ra đời, để tiết kiệm thời gian bạn có thể mua và sử dụng chúng.
Cách chế biến cây nha đam không bị đắng?
Nha đam là một trong những thực phẩm giải nhiệt ngày hè tốt. Tuy nhiên, khi chế biến, nha đam có thể sẽ bị đắng, khó ăn. Cách chế biến cây nha đam không bị đắng như sau:
- Gọt bỏ hoàn toàn lớp vỏ xanh.
- Ngâm vào nước muối loãng pha chanh: Sau khi ngâm khoảng 5 phút thì dùng tay chà xát nhẹ cho sạch lớp nhớt bên ngoài.
- Xả qua nước lạnh nhiều lần: Cần xả nha đam qua nước lạnh khoảng 4 – 5 lần, vừa xả vừa xóc đều cho nhựa ra ngoài hoàn toàn.
- Sau khi cắt nha đam, cần xả nha đam qua nước muối.
- Trụng sơ nha đam qua nước sôi rồi ngâm đá.
Tác hại của nha đam đối với sức khỏe con người
Bên trong gel và nhựa nha đam có chứa c-glycosides, anthony, anthraquinon, lectins, acetylated mannans và polymannans. Khi dùng nhiều những hợp chất này sẽ gây dị ứng da, hạ đường huyết, gây độc gan, suy thận, mất cân bằng điện giải, gây bệnh crohn, trĩ và viêm loét đại tràng. Khi sử dụng quá nhiều gel nha đam có thể gây viêm da, mề đay và đỏ mắt. Đặc biệt khi bôi gel nha đam và đi ra ngoài nắng có thể gây các biến chứng như phát ban, kích ứng, mẩn đỏ và bỏng rát. Cả gel và nhựa của cây nha đam đều không an toàn cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Khi ăn phải dễ bị co thắt tử cung, sảy thai, nặng hơn có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ.
Trong trường hợp đang cho con bú, việc uống nước ép nha đam có thể ảnh hưởng đến em bé. Ngoài ra, khi chúng ta uống quá nhiều nước ép nha đam, cơ thể dễ bị yếu vận động, mất nước, tiêu chảy, mất cân bằng điện giải, gây co thắt dạ dày, đầy bụng, khó tiêu. Chính bởi tác hại của nha đam đối với sức khỏe là không hề nhỏ nên khi sử dụng cần tránh dùng quá liều, tham khảo qua ý kiến bác sĩ để có cách chế biến và liều lượng phù hợp.
Vỏ nha đam có độc không?
Cây nha đam có chứa nhiều chất gây hại cho sức khỏe con người nên việc vỏ nha đam có độc không cũng là một mối quan tâm lớn của nhiều người yêu thích loại thực phẩm này. Trong vỏ nha đam có chứa hàm lượng lớn hợp chất hóa học gây tiêu chảy, yếu cơ, đau bụng, sưng họng và mất thị lực. Các tác dụng phụ khi ăn nha đam mà chưa làm sạch vỏ đó là suy thận, co thắt dạ dày, đau bụng và hạ kali trong máu.
Ai không nên ăn nha đam?
Tuy nha đam là loại dược liệu thiên nhiên vừa có thể chế biến thành món ăn, vừa có tác dụng làm đẹp và chữa bệnh. Nhưng nó cũng mang trong mình nhiều tác hại không mong muốn, những ai không nên ăn nha đam gồm:
- Người bị các bệnh lý thận.
- Người bị huyết áp thấp hoặc đang dùng những loại thuốc làm giảm đường huyết.
- Người bị các bệnh đường tiêu hóa, viêm gan.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Cách trồng cây nha đam nhanh phát triển
Cây nha đam là loại cây phát triển kinh tế tốt ở nhiều địa phương, cách trồng cây nha đam luôn xanh tốt như sau:
Sau khi lựa chọn cây con từ vườn ươm, tiến hành trồng theo rãnh. Mật độ khoảng 30.000 – 50.000 cây/ha, đào mỗi hố trồng cách nhau khoảng 40cm, mỗi hàng cách hàng 60 cm. Khi trồng cần giữ cho cây thẳng đứng, lấp chặt đất và tưới nước nhẹ nhàng vào phần gốc sao cho đất không quá ẩm ướt. Nếu trời khô hạn cần thường xuyên tưới nước, nếu trời mưa cần thực hiện các biện pháp thoát nước nhanh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc cây nha đam chữa bệnh gì, cách sử dụng, tác hại ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây đại tướng quân: Phân loại, ý nghĩa và tác dụng
Sinh Vật Cảnh -Cây đại tướng quân: Phân loại, ý nghĩa và tác dụng
Cây dâu tằm: Ý nghĩa, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây cỏ sữa: Phân loại, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây chuỗi ngọc: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây chuông vàng – Đặc điểm phân biệt, phân loại và ý nghĩa
Cây bơ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây bằng lăng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng