Cây chuỗi ngọc: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây chuỗi ngọc là loại cây cho bóng mát được trồng nhiều trong các công viên, trường học, vườn hoa. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây chuỗi ngọc vàng, phân loại, tác dụng và cách trồng.
Đặc điểm cây chuỗi ngọc vàng
Chuỗi ngọc là loại cây thuộc họ Cỏ Roi Ngựa, được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây thanh quan, cây chuỗi ngọc vàng, cây chim chích, cây rìa xanh,… Cây có thân gỗ, nhiều cành nhánh, tán lá mọc sum suê ngay từ phần gốc. Lá chuỗi ngọc có hình trứng, nhọn hai đầu, chiều dài khoảng 3 – 5cm, màu xanh nõn chuối, mép lá có răng cưa, khi cây trưởng thành lá chuyển dần sang màu vàng đẹp mắt. Lá xanh tốt quanh năm nên phù hợp trang trí cho nhiều không gian ngoài vườn và trong nhà.
Rễ chuỗi ngọc là dạng rễ chùm, kích thước lớn, phân nhiều nhánh nên có thể dễ dàng hút được chất dinh dưỡng từ sâu trong lòng đất. Cây dễ trồng, dễ sống, dễ chăm sóc, thích nghi được với nhiều môi trường khác nhau. Chuỗi ngọc là loại cây có hoa, hoa chuỗi ngọc có màu tím, mọc thành cụm và mọc tập trung ở khu vực ngọn, mỗi bông hoa có 5 cánh, số ít có 6 – 7 cánh. Quả chuỗi ngọc hình tròn, khi chín có màu vàng, mọc tập trung thành chùm. Chính vì đặc tính sinh trưởng này của cây mà loại cây này được đặt tên là cây chuỗi ngọc.
Loại cây này ưa thích ánh sáng, có tốc độ sinh trưởng và phát triển mạnh trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Cây có chiều cao trung bình khoảng 2 – 3m, cây sẽ cao lên tới 5m nếu chúng ta không cắt tỉa lá và cành thường xuyên. Do vậy, nếu chúng ta có ý định trồng loại cây này xung quanh nhà, làm cảnh trong nhà hay trang trí tiểu cảnh cho sân vườn thì chúng ta cần cắt tỉa cây định kỳ 3 tháng 1 lần.
Các loại cây chuỗi ngọc
Hiện nay, trên thị trường cây xanh Việt Nam có rất nhiều giống cây chuỗi ngọc khác nhau như: Cây chuỗi ngọc đỏ, cây chuỗi ngọc tím, cây chuỗi ngọc xanh,… nhưng cây chuỗi ngọc vàng vẫn là loại cây cảnh được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn cả.
Cây chuỗi ngọc tím
Cây chuỗi ngọc tím là loại cây được sử dụng phổ biến nhất sau cây chuỗi ngọc vàng. Cây mọc thành bụi, phát triển nhanh chóng. Phần thân phân nhiều nhánh, hoa có màu tím và nở sum suê hơn các giống cây cùng loại khác. Cây có chiều cao trung bình khoảng 2 – 3m, thường xuyên được trồng để tạo cảnh quan trong vườn. Cành chuỗi ngọc tím thường mọc nghiêng, mọc dài và ngọn rũ xuống mặt đất. Lá mọc đơn lẻ, hình elip, nhọn một đầu, thuôn một đầu. Hoa mọc thành cụm, các cụm hoa mọc tập trung thành chuỗi, mỗi chuỗi có chiều dài khoảng 10 – 20cm. Hoa chuỗi ngọc tím có màu tím nhạt hoặc màu lam, nở quanh năm.
Cây chuỗi ngọc đỏ
Cây chuỗi ngọc đỏ có nguồn gốc từ các nước Châu Mỹ, cây có các đặc điểm bên ngoài giống với cây chuỗi ngọc vàng nhưng khi hoa rụng đi sẽ kết thành từng chùm quả đỏ mọng. Hoa chuỗi ngọc đỏ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy nên được rất nhiều người ưa chuộng trang trí cho nhiều không gian trong nhà.
Tác dụng của cây chuỗi ngọc
Cây sinh trưởng nhanh, hình dáng bên ngoài đẹp nên được ưa chuộng trồng trong vườn làm hàng rào, trang trí cho không gian sống và tạo cảnh quan công cộng. Cây được trồng nhiều trong các công viên, trường học, bệnh viện. Nhờ đặc tính phát triển lá tốt, người trồng có thể cắt tỉa thành nhiều hình dáng khác nhau và khống chế chiều cao của cây theo ý thích nên cây chuỗi ngọc thường được trồng để tạo viền cho hàng rào hoặc viền lối đi.
Ngoài việc sử dụng cây chuỗi ngọc trồng viền, trồng nền, loại cây này còn được trồng để cắt tỉa thành chữ, bảng hiệu cho các công ty hoặc tòa nhà. Vừa tăng yếu tố thẩm mỹ, vừa mang lại không gian sống xanh – sạch – đẹp. Ngoài ra, việc trồng cùng với các loại cây có lá khác màu như cây ắc ó, cây chiều tím cũng là một sự lựa chọn hàng đầu khi sử dụng loại cây này để tạo tường ngoại thất. Chính bởi tác dụng của cây chuỗi ngọc trong việc tạo cảnh quan và trang trí nội thất nên loại cây này đang dần trở thành một trong những loại cây xanh phổ biến nhất tại nước ta.
Ý nghĩa hoa cây chuỗi ngọc
Hoa cây chuỗi ngọc thường mọc trên ngọn cây, số ít mọc dọc theo thân cây, mọc thành chùm. Chùm hoa có độ dài từ 7 – 15cm, hoa thường có màu tím nhạt, số ít có màu lam, mỗi bông có 5 cánh hoa. Thời điểm hoa nở rộ nhất là vào tháng 5 – 7 hằng năm. Hoa chuỗi ngọc là loại hoa thân thảo, cuống khá cứng và mập. Đặc điểm nổi bật của loại hoa này đó là màu sắc đẹp mắt, nhìn xa trông rất giống một chuỗi ngọc tím đẹp mắt.
Hoa chuỗi ngọc khá đẹp, khi nở cánh hoa bung tỏa ra, kết hợp cùng với hương thơm ngào ngạt khiến bất cứ ai nhìn ngắm cũng phải say mê bởi vẻ đẹp của nó. Mỗi một giống chuỗi ngọc lại có một màu sắc riêng đặc trưng. Có loại màu trắng pha tím, có loại hoa màu trắng pha vàng và cũng có loại hoa màu nâu khá đẹp mắt. Theo một số nhà phong thủy học, hoa cây chuỗi ngọc còn được coi là biểu tượng của sự giàu có và tình yêu hoàn mỹ. Nhiều cặp cô dâu chú rể đã chọn lựa loại hoa này làm hoa cài áo chú rể và hoa cưới cũng vì lẽ đó.
Cách trồng cây chuỗi ngọc tím
Cây chuỗi ngọc là loại cây dễ chăm sóc và thích nghi được với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Do đó, cách trồng cây chuỗi ngọc tím cũng rất đơn giản. Chúng ta có thể lựa chọn một trong hai cách trồng đó là gieo hạt hoặc giâm cành.
- Trồng bằng hạt: Tiến hành lựa chọn mua hạt giống tại những cửa hàng uy tín, đem đi ngâm trong nước sạch khoảng 10 tiếng. Tiếp đó, gieo trực tiếp hạt giống vào chậu để trồng. Sau khoảng 1 – 1,5 tháng hạt chuỗi ngọc sẽ nảy mầm và ra lá mới.
- Trồng bằng cành giâm: Chúng ta nên chọn cành giâm từ cây mẹ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Cành giâm có độ dài trong khoảng từ 20 – 30cm, cắt bỏ 2 phần 3 lá của cành rồi đem đi ngâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ. Tiếp đó là cắm cành giâm vào đất một góc nghiêng 45 độ, sau khoảng 1 – 1,5 tháng cây sẽ ra rễ và ra lá mới.
Cách làm hàng rào cây chuỗi ngọc
Cây chuỗi ngọc có sức sống tốt, ít khi bị sâu bệnh, không tốn nhiều công trồng và chăm sóc. Do vậy, cách làm hàng rào cây chuỗi ngọc đẹp mắt, thẳng hàng khá đơn giản, không cần quá cầu kỳ:
- Đất trồng: Cuốc, vun xới cho tơi đất và tiến hành tưới một ít nước để tăng độ ẩm cho đất. Dùng thêm phân bón lót trộn vào đất để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây.
- Chọn giống: Cần chọn loại giống tốt, không bị sâu bệnh, lá đẹp. Cây trồng trong bầu đất cần phải có 2 – 3 thân cây. Nếu chọn cây trồng trong đất cần lựa chọn cây có thân cứng cáp, khỏe mạnh, cây đã phân 3 – 5 nhánh.
- Trồng cây: Trồng cây theo kiểu so le, khoảng cách theo chiều dọc giữa các cây khoảng 15cm, chiều ngang 18 – 20cm. Sau khi cây đã phát triển khỏe mạnh, cần tiến hành cắt tỉa 2 bên, khi cây đã phát triển đủ chiều cao thì tiến hành cắt phẳng.
Hình ảnh cây chuỗi ngọc làm hàng rào đẹp
Dưới đây là một số hình ảnh cây chuỗi ngọc làm thành hàng rào đẹp, mời các bạn chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây chuỗi ngọc vàng, phân loại, tác dụng và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây chuông vàng cảnh: Đặc điểm, phân loại và vị trí trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây chuông vàng – Đặc điểm phân biệt, phân loại và ý nghĩa
Cây bơ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây bằng lăng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây tùng thơm hợp tuổi nào? Đặc điểm, vị trí đặt và hình ảnh
Cây vú sữa: Đặc điểm, nguồn gốc, cách trồng và ý nghĩa
Cây bạch đàn là cây gì? Giá trị kinh tế, tác dụng, tác hại
Cây trường sinh: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và độc tố