Cây trúc: Phân loại, ý nghĩa, cách chọn giống và chăm sóc
Cây trúc là một trong những loại cây có hình dáng bên ngoài lạ mắt, được ứng dụng thành cây cảnh phong thủy phổ biến hiện nay. Ngoài việc tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian sống, cây còn mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho người trồng. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về các loại cây trúc cảnh, ý nghĩa phong thủy, cách chọn giống và cách chăm sóc khi trồng trong nhà.
Đặc điểm và các loại cây trúc cảnh
Cây trúc thuộc họ nhà Tre, sống tập trung tại khu vực Châu Á, nơi có trữ lượng lớn đó là Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Thân trúc mọc thẳng, ít khi cong, có cấu tạo ruột rỗng, vách mỏng. Chiều cao trung bình của cây từ 4 – 7m, đường kính thân trung bình khoảng 2 – 6cm. Thân trúc thường dẻo dai, dễ uốn nắn. Lá trúc có hình dạng giống lá tre nhưng ngắn và thon dài hơn. Viền lá trúc có nhiều gai nhỏ, mềm. Đây cũng là loại cây ít khi ra hoa, do vậy, khi được đưa vào làm cây cảnh phong thủy, người ta quan niệm rằng: Nếu cây ra hoa sẽ mang lại cho gia chủ nhiều may mắn, tài lộc và sự thành công trong công việc và cuộc sống. Hoa trúc có màu trắng hoặc vàng, không có mùi, mọc ra từ nách lá.
Rễ trúc là rễ chùm, thường bám trong lòng đất khá sâu, rễ có nhiều lông mao nên thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau. Thân trúc trưởng thành có màu xanh, cây non có màu vàng nâu hoặc xanh nhạt. Phần thân được chia thành nhiều đốt, cây non được gọi là măng. Măng trúc thường mọc vào mùa xuân, mọc từ rễ cây mẹ và phát triển bên cạnh cây mẹ. Lá có hình mũi giáo, màu xanh đậm, nhọn 2 đầu, chiều rộng trung bình 0,5 – 1cm, chiều dài khoảng 5 – 6cm.
Là loại cây nằm trong nhóm tứ đại cây quý tại Việt Nam: “Tùng – cúc – trúc – mai”. Cây thể hiện sự cao quý và luôn biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Chính vì vậy, cây đang được đông đảo mọi người yêu quý và sử dụng làm cây cảnh phong thủy xung quanh nhà. Cây có thể nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc tách bụi. Nhờ phương pháp nhân giống này mà trên thị trường Việt Nam hiện nay, có rất nhiều loại cây trúc cảnh khác nhau. Các loại cây trúc cảnh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là cây trúc quân tử và cây trúc xanh.
Cây trúc quân tử
Cây trúc quân tử còn được người dân gọi với cái tên khác là cây tre hàng rào, cây có tên tiếng anh là bambusa multiplex. Loại cây này được nhân giống từ giống trúc Nepal và Trung Quốc, nhờ vẻ ngoài độc đáo nên được trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, chiều cao trung bình từ 2 – 3m, có thể vươn cao và thẳng đứng cho dù phần thân khá nhỏ. Thân có màu xanh vàng, các đốt ở thân thường ngắn và mềm mại. Cây trúc quân tử thích hợp trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gay gắt, phù hợp với nhiều loại đất. Tuổi thọ trung bình của cây dao động từ 3 – 5 năm, nếu điều kiện sinh trưởng thuận lợi, cây có thể sống tới 10 năm.
Cây trúc xanh (cây trúc cần câu)
Cây trúc xanh còn được biết tới với cái tên là cây trúc cần câu, tên khoa học là lady palm. Cây là kết quả của quá trình lai tạo từ giống trúc Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng rộng rãi từ trong Nam cho tới ngoài Bắc. Cây có chiều cao lớn, cao trung bình 10 – 15m, khoảng cách giữa các đốt thân khoảng 20 – 30cm. Thân mọc thẳng và không có nhiều gai giống như các loại trúc truyền thống. Thân cây trúc xanh có màu xanh đậm, độ đàn hồi thấp nhất trong tất cả các loại tre – trúc nên thường được sử dụng để làm cần câu cá.
Ý nghĩa phong thủy cây trúc cảnh
Không ai biết rõ cây trúc có từ bao giờ, chúng mang vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, quen thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam từ bao đời nay. Những dãy trúc thẳng đứng, hiên ngang giữa đất trời đã chứng kiến bao nhiêu cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Trải qua bao thế hệ con người, cây trúc vẫn đứng yên ở đó với dáng vẻ mảnh mai, nhỏ nhắn nhưng lại không hề yếu đuối. Cây là biểu tượng cho ý chí quật cường, sức sống mãnh liệt, sức khỏe dồi dào, sự may mắn và thành công trong công việc và cuộc sống.
Nằm trong bộ tứ “Tùng, Cúc, Trúc, Mai” (đây là bộ tứ quý có khả năng mang lại tài lộc, may mắn và tiền tài cho gia chủ), chính vì vậy rất nhiều gia đình làm ăn kinh doanh quyết định trồng cây trúc trong nhà. Bên cạnh tác dụng thẩm mỹ, tạo nên một không gian sống xanh thì cây trúc cảnh còn có khả năng xua đuổi ma quỷ, thu hút điềm lành, kéo tài lộc về nhà. Đặc biệt, loại cây này rất phù hợp với người mệnh Kim, khi người mệnh Kim sở hữu cây trúc trong nhà, công việc làm ăn sẽ thuận lợi, gia đình hòa thuận, êm ấm. Ngoài ra, cây trúc còn tượng trưng cho sự sang trọng, thanh thoát bởi nó luôn mang trong mình màu xanh mướt trong suốt quá trình sinh trưởng từ khi sinh ra tới lúc chết đi.
Chưa dừng lại ở đó, cây còn có thể thích nghi được với nhiều điều kiện sống khác nhau, sinh trưởng thuận lợi trong cả những vùng đất khô cằn. Điều này tượng trưng cho ý chí sinh tồn mạnh mẽ, một tinh thần thép, sức khỏe bền bỉ, sức mạnh dẻo dai, cho dù cuộc sống này có khó khăn thế nào thì cây vẫn hiên ngang, vươn lên và tiếp tục tỏa bóng mát cho con người. Theo một số nhà phong thủy học, khi trang trí cây trúc trong nhà hoặc đặt ở phòng làm việc sẽ giúp cho công việc chúng ta thuận lợi, cuộc sống thêm nhiều điều may mắn và tốt lành.
Kỹ thuật chọn giống cây trúc quân tử
Cây trúc quân tử là loại cây dễ trồng, có thể tiến hành trồng quanh năm nhưng tốt nhất vẫn là trồng vào mùa xuân và mùa thu. Cây có khả năng chịu hạn tốt nhưng lại không thể chịu ngập, úng trong thời gian dài được. Chính vì vậy, khi trồng cần đảm bảo đất trồng được tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu trồng trong các giá thể cần chọn các giá thể hữu cơ cao cấp hoặc giá thể SFARM,…
Kỹ thuật chọn giống cây trúc quân tử như sau: Lựa chọn từ các bụi cây mẹ có sức sống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Tách cẩn thận cây con từ bụi gốc, nên tách từ bụi đã có từ 2 – 3 cây con, khi tách cần chú ý không làm ảnh hưởng tới bộ rễ của cây con. Sau khi tách bụi cần tiến hành trồng ngay vào bầu đất hoặc ươm ngay vào khu vực đất trồng đã được xử lý. Đặt cây ở nơi thoáng mát, tưới nước đều đặn 2 lần/1 ngày cho cây. Sau khoảng 1,5 – 2 tháng, cây sẽ phát triển khỏe mạnh, lúc này chúng ta có thể tiến hành trồng trong chậu để trang trí trong nhà hoặc mang tới khu vực trồng lâu dài.
Cách chăm sóc cây trúc cảnh trồng trong nhà
Cây trúc là loại cây dễ trồng, dễ sống và dễ chăm sóc. Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc cây trúc cảnh trồng trong nhà:
- Nước: Cung cấp đủ nước hằng ngày cho cây, tưới 2 lần/1 ngày, khi thấy lá có hiện tượng cuộn tròn cần tăng cường lượng nước cho cây.
- Phân bón: Bón phân định kỳ 15 ngày/ 1 lần. Nên sử dụng các loại phân vô cơ hòa loãng, có thể phun phân bón lá định kỳ 10 ngày/1 lần. Hằng năm, cần thay đất cho cây.
- Phòng bệnh: Cây trúc quân tử thường ít bị sâu bệnh, phần lớn cây sẽ chết vì bị thối rễ. Khi mùa mưa tới cây thường dễ bị mắc các loại nấm, rệp, sâu ăn lá,… Khi phát hiện bệnh cần cắt bỏ đi những khu vực nhiễm bệnh, dùng nước xịt mạnh để cho các loài sâu bệnh rụng bớt, tiếp đó sử dụng thuốc diệt côn trùng để phun một lớp mỏng cho toàn bộ cây.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại cây trúc cảnh, ý nghĩa phong thủy, cách chọn giống, cách chăm sóc khi trồng trong nhà. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây mã đề: Đặc điểm, công dụng, cách dùng và bài thuốc
Sinh Vật Cảnh -Cây mật gấu: Đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và tác hại
Cây mã đề: Đặc điểm, công dụng, cách dùng và bài thuốc
Cây lan ý hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách chăm sóc và vị trí đặt
Cây huyết dụ trong phong thủy, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây đại phú gia hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và độc tố
Cây hồng môn hợp tuổi nào? Phân loại, ý nghĩa, cách trồng
Cây giáng hương: Phân loại, ý nghĩa, cách chăm sóc và nơi trồng