Cây hương nhu là cây gì? Phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây hương nhu là loại dược liệu Đông Y có vai trò trị mụn, kháng khuẩn, chữa đái tháo đường,… Trong bài viết dưới đây Elead sẽ chia sẻ tới quý độc giả thông tin chi tiết về cây hương nhu, phân loại, tác dụng và cách trồng.
Cây hương nhu là cây gì?
Cây hương nhu là loại cây cỏ, mọc dại trong tự nhiên, cây đã xuất hiện ở nước ta từ lâu, được sử dụng nhiều trong Đông Y nhưng lại ít được mọi người biết tới. Chính vì vậy, việc “Cây hương nhu là cây gì” là thắc mắc của rất nhiều người. Cây hương nhu còn được biết tới với nhiều cái tên gọi khác như é tía, é rừng, é đỏ, nhu hương nhung, bạch hương nhu, dơn ông, mậu dược, mật phong thảo,… Cây thuộc họ nhà Hoa Môi, là loại cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Thân cây có hình trụ vuông, hóa gỗ ở gốc, có màu nâu sẫm, phần thân ở gần ngọn có nhiều lông mềm bao phủ.
Lá cây hình trứng, mọc đối xứng hai bên, cuống lá dài khoảng 1 – 2cm. Phiến lá có hình mác, màu nâu tím, mép lá có răng cưa, hai mặt lá có một lớp lông mềm bao phủ, gân lá nổi rõ lên bề mặt. Hoa hương nhau có màu tím, thường mọc thành cụm dài không đều nhau, nở vào tháng 5 – 6 hằng năm. Quả hương nhu bẻ làm 4, được bao bọc bởi các đài hoa. Loại cây này có một mùi thơm đặc trưng, có tác dụng kích thích, chống co thắt, xua đuổi côn trùng, điều trị cảm lạnh và một số bệnh xương khớp.
Phân loại cây hương nhu
Ở Việt Nam, có hai loại cây hương nhu được trồng phổ biến:
Cây hương nhu tía
Đây là loại hương nhu có kích thước nhỏ, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 1,5 – 2m, cây còn có tên gọi khác là cây é rừng, cây é tía. Giống như cái tên cây hương nhu tía, toàn bộ các bộ phận của cây đều được bao phủ bởi một màu tím tía nhạt, có lông bao quanh. Lá mọc đối xứng hai bên, hoa màu tím, mọc thành chùm, khi vò nát có mùi thơm giống đinh hương. Đây là loại cây được trồng nhiều trong các vườn thuốc cung đình và trạm y tế.
Cây hương nhu trắng
Cây hương nhu trắng còn có tên gọi khác là cây é lớn lá, cây húng giối tía. Loại cây này cao hơn cây hương nhu tía, lá mọc trực tiếp từ thân, phiến lá dài từ 5 – 10cm. Lá có hình trứng, nhọn 1 đầu, mép lá thường có răng cưa, hai mặt lá được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Hoa hương nhu trắng thường mọc thành chùm, có chứa nhiều tinh dầu, được ứng dụng trong sản xuất nước hoa.
Cây hương nhu có tác dụng gì?
Bên trong cây hương nhu có chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như eugenol, methyl eugenol, cacvacrol, beta caryophyllene. Đây là những thành phần chính để sản xuất dầu, trà, thực phẩm chức năng. Trong Đông Y, cây hương nhu góp mặt trong nhiều bài thuốc điều trị nhiễm trùng máu, mỡ trong máu, đái tháo đường và các bệnh về dạ dày. Vậy cây hương nhu có tác dụng gì mà lại được ứng dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền tới vậy?
Cây hương nhu có vị cay, tính hỏa, được xếp vào kinh phế và vị. Loại thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, chống viêm, giảm đau nên được rất nhiều người sử dụng để điều trị mụn và một số bệnh nhiễm khuẩn trên da. Ngay từ xưa, cây dược liệu này là đã được sử dụng như một vị thuốc tự nhiên có tác dụng làm lành vết thương, cải thiện tình trạng mụn trứng cá, kích ứng da và một số bệnh nấm trên da. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, dầu được chiết xuất từ lá hương nhu có tác dụng trị mụn trứng cá hiệu quả nhất trong tất cả các loại dầu trên thị trường hiện tại, làn da có thể hấp thụ được tới 90% tinh chất và cho hiệu quả rõ rệt trong thời gian ngắn nhất.
Ngoài ra, trong lá hương nhu có một số hợp chất có thể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu, tăng cường sản sinh insulin, duy trì lượng đường huyết lúc đói. Chính vì vậy, lá hương nhu được sử dụng cho những bệnh nhân không phụ thuộc vào insulin ở giai đoạn nhẹ. Cây hương nhu còn có tác dụng giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Một số thử nghiệm gần đây trên thỏ đã cho ra kết quả khả quan.
Một số tác dụng khác của cây hương nhu đó là làm giảm dịch axit trong dạ dày, tăng cường sự co bóp của thành dạ dày, bảo vệ hệ hô hấp. Đây chính là loại dược liệu được khuyến khích sử dụng để hạ sốt, diệt khuẩn, khử trùng và thay thế cho thuốc kháng sinh. Ngoài ra, cây hương nhu còn có thể tăng cường bổ sung vitamin K cho cơ thể, bảo vệ và chăm sóc răng miệng, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và các bệnh do vi khuẩn, virus gây nên.
Cây hương nhu có ăn được không?
Như các bạn đã biết, trong cây hương nhu có chứa chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin A, vitamin C, sắt, canxi, kẽm và chlorophyll. Đây đều là những hợp chất dinh dưỡng cần cho hoạt động sống của cơ thể, chính vì vậy rất nhiều người băn khoăn việc cây hương nhu có ăn được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Lá hương nhu có mùi thơm the mát giống vị thơm của bạc hà, thường xuyên xuất hiện trong các món súp, canh và nước sốt của người Thái Lan và Ấn Độ. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng lá cây hương nhu như một loại gia vị trong ẩm thực, vừa có tác dụng trang trí, vừa mang lại hương thơm đặc biệt cho các món ăn. Lá hương nhu sau khi phơi khô còn được dùng để hãm trà uống hằng ngày thay cho cafe, được sản xuất thành những gói trà túi lọc có công dụng làm con người ta thư giãn.
Tác dụng của cây hương nhu với tóc
Ngay từ xưa, dân gian đã sử dụng cây hương nhu như một loại thuốc điều trị rụng tóc, giúp nuôi dưỡng mái móc đen bóng, chắc khỏe. Hoa hương nhu có mùi thơm dễ chịu, mang lại cho mái tóc một mùi thơm thảo mộc thiên nhiên dịu nhẹ, đặc trưng, lôi cuốn. Các tác dụng của cây hương nhu với tóc đã được y học hiện đại chứng minh trong nhiều nghiên cứu.
Trong cây hương nhu có các hoạt chất chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch của da đầu, ngăn ngừa gàu, nấm, bảo vệ chân tóc và chống rụng tóc, giảm kích ứng da đầu. Loại cây này đang được dùng để sản xuất dầu gội thiên nhiên ngăn ngừa rụng tóc. Sản phẩm dầu gội tiêu biểu từ cây hương nhu đó là dầu gội dược liệu Thái Dương, dầu gội Hương Nhu.
Cách trồng cây hương nhu như thế nào?
Cây hương nhu là loại cây dược liệu dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Việc trồng cây hương nhu như thế nào đang là điều trăn trở của rất nhiều người. Để cây hương nhu khỏe mạnh và sinh trưởng tốt, chúng ta cần lựa chọn cây mẹ có thân bánh tẻ, không có già cũng không quá non.
- Trồng bằng cách giâm cành: Chọn những cành có kích thước từ 15 – 20cm để trồng. Cắm trực tiếp thân cây hương nhu vào đất sau đó nén đất lại, tiếp đó tưới nước nhẹ lên bề mặt.
- Trồng bằng hạt: Sau khi mua hạt về bạn có thể rải trực tiếp hạt hương nhu lên trên bề mặt đất trồng sau đó phủ lại bằng một lớp tro bếp hoặc lớp trấu ẩm. Tiếp đó tưới phun sương nhẹ lên bề mặt, khoảng 5 – 7 ngày, cây phát triển mạnh thì có thể đem trồng. Mỗi cây cần trồng cách nhau 25 – 30cm, mỗi hàng cách nhau 30 – 35cm. Sau khi trồng, cần tưới nước thường xuyên 1 lần/1 ngày vào mỗi buổi sáng.
Hình ảnh cây hương nhu trong tự nhiên
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hương nhu trong tự nhiên:
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về cây hương nhu, phân loại, tác dụng và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây đuôi chuột: Phân loại, tác dụng, cách dùng và cách gieo hạt
Sinh Vật Cảnh, Stt Hay -Cây đuôi chuột: Phân loại, tác dụng, cách dùng và cách gieo hạt
Cây đa: Đặc điểm, công dụng, vị trí trồng phù hợp và hình ảnh
Cây duối: Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, vị trí trồng và hình ảnh
Cây cọ: Đặc điểm, phân loại, công dụng và cách trồng
Cây chuối: Đặc điểm, nguồn gốc, công dụng và hình ảnh
Cây bồ đề: Đặc điểm, phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây xương khỉ: Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và cách trồng