Cây sài đất: Nhận biết, phân loại, tác dụng, cách dùng
Việt Nam là đất nước có nguồn dược liệu phong phú, trong đó cây sài đất là loại cây quen thuộc trong y học cổ truyền. Vậy cây sài đất có đặc điểm gì, phân loại, tác dụng, cách dùng, hình ảnh cây sài đất ta như thế nào?. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết.
Đặc điểm nhận biết cây sài đất
Rất nhiều người, khi mới sử dụng cây sài đất thường băn khoăn không biết đặc điểm nhận biết cây sài đất này như thế nào. Đây là loại cây họ Cúc, được nhiều nơi gọi với cái tên là cây cúc, húng trám,… Cây thường có hình tròn, thân thảo, mọc bò trên mặt đất, phần thân có màu xanh, lá mọc đối xứng hai bên thân. Lá cây sài đất có hình dáng nhỏ, thường có răng cưa, mặt trên của lá có lông, hoa có màu vàng tươi, một số cây có màu trắng, thường nở thành từng chùm.
Loại cây này thường mọc hoang dại ở nhiều nơi có khí hậu ẩm thấp, phân bố chủ yếu ở những khu vực nhiệt đới ẩm, số ít nằm ở khu vực ôn đới. Bên trong cây sài đất có chứa các hợp chất wedelolacton, saponin, tanin, steroid, terpenoid, flavonoid, caroten, đường và muối vô cơ.
Khi cây mọc tới đâu phần rễ trên thân cây sẽ bám xuống đất tới đó. Loại cây này có sức sống khá tốt, thường mọc xen kẽ cùng với các loại cây hoang dại khác nên con người thường hay nhầm lẫn với các loại cây cùng họ Cúc khác. Chính vì vậy, để nhận biết được cây sài đất chính xác nhất thì bạn nên cẩn thận phân biệt các đặc điểm bên ngoài của cây, tránh trường hợp sử dụng nhầm cây khác gây ảnh hưởng xấu cho người bệnh.
Cây sài đất có mấy loại?
Sài đất là loại cây xuất hiện với nhiều đặc điểm khác nhau, vậy nên rất nhiều người thường thắc mắc “cây sài đất có mấy loại?”. Tuy nhiên người ta thường chỉ chia sài đất thành hai loại chính đó là cây sài đất hoa vàng và cây sài đất hoa trắng.
Cây sài đất hoa vàng
Cây sài đất hoa vàng có hoa màu vàng, là loại cây mọc hoang dại ở nhiều nơi, thường xuyên được sử dụng làm cây cảnh ở hai bên đường.
Cây sài đất hoa trắng
Nhắc tới cây sài đất làm thuốc người ta sẽ nghĩ ngay đến cây sài đất hoa trắng. Cây có hoa màu trắng, thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị các bệnh rôm sảy, viêm da và được sử dụng để nấu nước uống thanh lọc cơ thể hằng ngày.
Cây sài đất có tác dụng gì?
Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều tác dụng của loại dược liệu này, nhưng chính xác “cây sài đất có tác dụng gì?“ lại không phải ai cũng biết. Tác dụng chữa trị của cây sài đất đã được các chuyên gia y tế hàng đầu chứng minh, cây có hiệu quả an toàn, lành tính. Cây thảo dược này khi sử dụng có vị chua, ngọt thanh, mát, có tác dụng lớn trong việc điều trị sốt, ho, giảm đau, tiêu viêm. Ngoài ra, đây là loại cây được sử dụng trong một số trường hợp bệnh ở trẻ sơ sinh như viêm da, rôm sảy.
Khi sử dụng cây sài đất, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tránh sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Một số thành phần của cây sài đất sẽ có tương tác với các loại thuốc tây, thực phẩm chức năng. Nên trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng và chỉ sử dụng thuốc sắc trong ngày.
Ngoài ra, đây là loại cây có tác dụng nhuộm màu tự nhiên, cải thiện rụng tóc, hỗ trợ điều trị rong kinh, xuất huyết sau sinh, loãng xương. Cây có màu xám, thường được sử dụng để pha màu xăm: màu đen, xám, xanh đen. Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh thận của cây sài đất trên chuột bạch. Kết quả cho thấy cây có tác dụng cực mạnh trong việc chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị tuyến tiền liệt, giảm căng thẳng, bảo vệ niêm mạc dạ dày và các vấn đề về xương khớp.
Cây sài đất tắm cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Chắc hẳn nhiều người cũng thắc mắc việc sử dụng cây sài đất tắm cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì mà nhiều người lại sử dụng tới vậy? Ở Việt Nam, việc sử dụng cây sài đất để tắm cho trẻ sơ sinh là bài thuốc trị rôm sảy hiệu quả đã có trong dân gian từ rất lâu. Dịch chiết từ lá cây sài đất đã được các bác sĩ của Ấn Độ sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da và được lưu truyền rộng trong dân gian.
Cách đơn giản nhất để tắm cho trẻ sơ sinh đó là sử dụng một nắm nhỏ sài đất, sau đó đem vò nát, đun với 1 lít rưỡi nước để lấy dung dịch tắm cho bé. Sau khi sử dụng dung dịch này để tắm cho bé, chúng ta lau khô cơ thể bé ngay. Ngoài ra, cây sài đất còn có thể kết hợp với cây kim ngân hoa để tắm cho bé hoặc kết hợp thêm rau má, kinh giới, lá khế để hạn chế cho bé bị mụn, viêm da cơ địa.
Ngoài việc dùng phương pháp tắm cho bé bằng cây sài đất để điều trị rôm sảy, mẩn đỏ, trong dân gian còn có rất nhiều phương pháp khác như sử dụng nước tắm bằng lá chè xanh, cây kinh giới, mướp đắng. Nếu không tìm được cây sài đất bạn có thể tham khảo qua những loại dược liệu này, đây đều là những loại dược liệu có tính kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị rôm sảy rất tốt, an toàn và lành tính tương tự sài đất.
Cách dùng cây sài đất tắm cho bé
Dưới đây là cách dùng cây sài đất tắm cho bé, các mẹ hãy tham khảo qua để cây phát huy hết công dụng và tránh ảnh hưởng tới làn da của bé.
Đầu tiên, cần lựa chọn địa chỉ mua cây sài đất uy tín, sạch sẽ, không chứa thuốc trừ sâu, hay các tạp chất khác. Chuẩn bị 500 gam cây sài đất tươi, làm sạch cỏ bám vào khi thu hoạch. Rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 20 phút, sau đó vớt ra rồi rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Giã cây sài đất hoặc cho vào máy xay, lọc lấy nước, pha phần nước vừa ép được với 2 lít nước. Đun sôi từ 5 – 10 phút sau đó tắt bếp, để nguội. Tiếp đó, pha thêm nước lạnh vào để tiến hành tắm cho bé. Khi tắm, đặt bé ngồi trong chậu, lau toàn bộ cơ thể của bé bằng khăn sạch đã nhúng nước tắm sài đất. Lau toàn bộ tất cả các bộ phận cơ thể, đặc biệt là những vùng nào có nhiều rôm sảy, nhiều mụn nhọt, cần lau rửa nhẹ nhàng tránh làm bé bị thương. Cuối cùng là tắm lại cho bé bằng nước sạch và lau khô cơ thể cho bé.
Làn da của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, đang còn nhạy cảm. Chính vì vậy khi tắm lá sài đất, mẹ của bé cần cẩn thận, lưu ý thời gian tắm cho bé trong khoảng 5 – 10 phút. Sau khi tắm, phải lau cơ thể của bé ngay, tránh để cho bé mặc quần áo nhưng cơ thể vẫn bị ướt. Cần thực hiện tắm cho bé 2 – 3 lần/1 tuần, không tắm nhiều hơn và cũng không tắm ít hơn. Cần tắm cho bé trong thời gian dài, không kết hợp thêm các loại thuốc bôi ngoài da khác.
Việc sử dụng dung dịch cây sài đất tắm cho bé là rất tốt, tuy nhiên nếu bé đang bị viêm, sưng, có mủ, trầy xước. Cần để cho vết thương lành trước khi thực hiện. Bởi, sài đất có tính sát khuẩn, khi tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở sẽ kiếm cho bé khó chịu, những tình trạng trên da sẽ nặng hơn. Phương pháp này chỉ thực sự tốt khi sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Tuy nhiên, nếu bé bị tình trạng nghiêm trọng thì tốt hơn hết bạn nên đưa tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa bệnh, tìm ra nguyên nhân, cách điều trị sao cho phù hợp nhất.
Hình ảnh cây sài đất ta
Để phân biệt chính xác được loại cây này hãy xem ngay những hình ảnh cây sài đất ta sau đây:
Trên đây là tất cả thông tin về đặc điểm nhận biết cây sài đất, phân loại, tác dụng, cách sử dụng cây sài đất tắm cho trẻ sơ sinh và hình ảnh cây sài đất ta. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, chúc bạn mau chóng tìm ra được loại dược liệu phù hợp với mục đích của bản thân. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây phú quý hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây phú quý hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách trồng
Cây lộc vừng: Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí chuẩn phong thủy
Cây lược vàng: Cách nhận biết, phân loại, công dụng và tác hại
Cây dương xỉ: Đặc điểm, phân loại và cách trồng
Cây cỏ xước: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và tác hại
Cây chùm ngây: Tác dụng, tác hại, cách sử dụng và cách trồng
Cây chà là Việt Nam: Phân loại và cách trồng chà là ở miền Bắc