Cây lược vàng: Cách nhận biết, phân loại, công dụng và tác hại

Cây lược vàng được biết đến là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến ở nước ta. Đây là một loại cây góp mặt trong rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền nổi tiếng về điều trị dạ dày và tá tràng. Vậy cách nhận biết cây lược vàng ra sao? Phân loại, công dụng và tác hại đối với sức khỏe con người như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết.

Nội Dung Chính

Cách nhận biết cây lược vàng

Cây lược vàng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: địa lan vòi, lan vũ cây giả khóm, cây hoa bạch tuộc, cây lá phất dũ,… Mỗi một địa phương sẽ có một cái tên gọi đặc trưng khác nhau. Cây thuộc họ Thài Lài, ưa thích bóng râm, sống ở nơi có khí hậu nóng ẩm quanh năm. Cây có thân thảo, có tuổi đời lâu năm, có kích thước trung bình trên dưới 1m. Lá cây hình elip dài, thường có chiều dài trung bình từ 20-25cm (đối với cây trưởng thành). Đây cũng là một loại cây có hoa, hoa mọc thành chùm, có màu trắng và có một mùi thơm thoang thoảng rất riêng.

Cây có xuất xứ từ Mexico, được di chuyển đến Nga, Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam từ lâu. Ở Việt Nam, cây thường xuất hiện ở vùng có khí hậu ở ẩm ướt, khuất nắng, đặc biệt được trồng nhiều ở khu vực rừng núi Tây Bắc. Do công dụng tuyệt vời trong y học nên hiện tại loại cây này đang được trồng rộng rãi ở rất nhiều tỉnh thành.

Cây lược vàng có mấy loại

Vì là loại cây ưa ẩm thường mọc ở nơi có nhiều nước, xen kẽ cùng các loại thực vật khác nên chúng ta thường hay nhầm lẫn loại cây này có nhiều giống cây khác nhau vậy nên mọi người thường hay thắc mắc: “Cây lược vàng có mấy loại?”. Tuy nhiên, trong tự nhiên cây lược vàng chỉ có một loại duy nhất nên cần phân biệt chính xác loại cây này tránh sử dụng nhầm sang các loại cây khác làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. 

Công dụng cây lược vàng

Theo những nghiên cứu gần đây, cây lược vàng có nhiều tác dụng trong việc kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa mạnh mẽ, chống viêm, giảm đau, ức chế sự tăng sinh và phát triển của tế bào ung thư ở giai đoạn đầu. Một số nhà khoa học cũng chỉ ra rằng: Phần lá và thân cây có hàm lượng dược liệu mạnh nhưng khá an toàn, có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Công dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe là không thể phủ nhận nhưng nếu sử dụng với hàm lượng quá cao trong một lần thì sẽ dễ gây độc cho gan và thận. Cây lược vàng có tính mát, có thể nấu nước uống hằng ngày để thanh nhiệt, giải độc, chữa trị viêm amidan, viêm họng.

Ngoài ra, cây còn có thể điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, huyết áp cao, huyết áp thấp, chữa trị một số các vấn đề về xương khớp, các bệnh về gan. Ngoài ra tinh chất lược vàng bôi bên ngoài da có thể điều trị các bệnh ngoài da, tiết dịch, ngứa, rát, sưng đau do chấn thương và bong gân,…

Công dụng cây lược vàng

Công dụng cây lược vàng

Tuy nhiên khi sử dụng cây lược vàng cần tránh dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Những người có thể chất âm hàn, cơ địa dễ bị tiêu chảy, sợ lạnh, tuyệt đối không nên uống nước ép lược vàng vào buổi tối. Ngoài ra không nên sử dụng lược vàng chung cùng với các loại thuốc khác, đặc biệt là thuốc Tây. Cây lược vàng được sử dụng dưới rất nhiều hình thức như là nhai sống, nấu nước uống hằng ngày, chiết làm tinh dầu, và được sử dụng để ngâm rượu rất rộng rãi.

Tác dụng của rượu ngâm cây lược vàng

Sử dụng để ngâm rượu chính là phương pháp an toàn, lành tính, ít tốn kém được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Với tác dụng chữa ung thư giai đoạn đầu hiệu quả, có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, khi ngâm cùng với rượu uống hằng ngày có thể ngăn chặn được sự phát triển và di căn của các tế bào. Khi ngâm cây lược vàng với rượu, dung dịch này sẽ có tính hỏa, có thể cải thiện được các bệnh dạ dày, có nhiều chất kháng viêm, giảm đau, giúp đả thông kinh mạch, hỗ trợ lưu thông máu. Mang tới nhiều dấu hiệu khả quan cho người mắc bệnh gan, phổi, thận, huyết áp, tim mạch, hô hấp,… Ngoài ra dung dịch rượu lược vàng còn có thể chữa trị các bệnh liên quan tới xương khớp, trầy xước ngoài da, kháng viêm, tiêu sưng cho người mới vận động mạnh, bị tổn thương gân cốt, chữa đau răng. Người mắc các bệnh về xương khớp có thể sử dụng rượu cây để uống hoặc xoa bóp ngoài da. 

Chính bởi tác dụng của rượu ngâm cây lược vàng đối với sức khỏe là rất lớn cho nên rất nhiều nhà thuốc đã bắt đầu kinh doanh dòng rượu thuốc này.

Tác dụng của rượu ngâm cây lược vàng

Tác dụng của rượu ngâm cây lược vàng

Cách ngâm rượu cây lược vàng chữa dạ dày

Nguyên liệu: Sử dụng 1 cây lược vàng có kích thước vừa phải, khoảng 400g và 6-7 lít rượu trắng cùng với một bình thủy tinh lớn có đủ sức chứa. 

Bước 1: Mang cây lược vàng đi rửa nhiều lần cho hết bùn, đất và chất bẩn. Dùng bàn chải vệ sinh thật kỹ phần rễ cây bởi đây là khu vực có chứa rất nhiều cặn bẩn trong đất.  

Bước 2: Để cây cho thật ráo nước một cách tự nhiên, phơi cây trong bóng râm cho tới khi cây hơi héo để giữ được dược tính. Chỉ sử dụng các bộ phận còn khỏe mạnh, phần rễ bị hư hại hay phần lá bị vàng, úa đều cắt bỏ. 

Bước 3: Cần thái cây lược vàng thành các khúc có kích thước bằng nhau khoảng 4-5 cm. Cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh.

Bước 4: Đổ rượu vào ngập hết tất cả cây, tỷ lệ tương đương là 1:6. Tức là cứ 6 lít rượu thì sẽ ngâm với 1kg cây lược vàng. 

Bước 5: Ngâm cây lược vàng khoảng 3-4 tháng có thể bắt đầu sử dụng. Lúc này có thể uống hằng ngày để chữa bệnh dạ dày. 

Cách ngâm rượu cây lược vàng chữa dạ dày

Cách ngâm rượu cây lược vàng chữa dạ dày

Mặc dù cách ngâm rượu cây lược vàng chữa dạ dày khá đơn giản nhưng cách bảo quản sao cho dược tính luôn giữ nguyên thì lại không phải là điều đơn giản. Để giữ nguyên được dược tính có trong hỗn hợp rượu này, người sử dụng nên đặt ở những nơi khô ráo thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời. Mỗi lần sử dụng thì nên tráng dụng cụ lấy qua bằng nước sôi. Rượu cây lược vàng nên để ở nhiệt độ phòng.  

Tác hại của cây lược vàng

Hiện nay, chưa có trường hợp nào xảy ra tác dụng phụ xấu đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên một nhóm những bác sĩ nghiên cứu, đứng đầu là tiến sĩ Nguyễn Thị Diệp (viện nghiên cứu khoa học Việt Nam) đã chỉ ra rằng cây lược vàng có chất gây chết người. Thí nghiệm được thực hiện trên loài chuột bạch. Sau khi chuột ăn phải dung dịch lược vàng thì có hiện tượng đi ngoài ra dịch nhầy sau đó tử vong. Số lượng chết lên tới 50%, vậy nên nhóm nghiên cứu này cũng đã làm báo cáo khẳng định tác hại của cây lược vàng đối với sức khỏe con người. Hiện tại, một số bệnh viện đã làm đơn tới Bộ Y Tế đề nghị được tiến hành nghiên cứu sâu hơn về tác hại của loại cây này. Vậy nên khi chưa có kết quả chính xác từ Y Học hiện đại thì người dân và đặc biệt là những người bệnh, nên cẩn trọng hơn trong việc sử dụng loại cây dược liệu này. 

Tác hại của cây lược vàng

Tác hại của cây lược vàng

Trên đây là tất cả thông tin về cây lược vàng, cách nhận biết, phân loại, công dụng và tác hại đối với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của các bạn. Chúc các bạn tìm ra được loại dược liệu phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. 

Xem thêm: Cây dương xỉ: Thông tin, phân loại và cách trồng 

Sinh Vật Cảnh -