Rừng phòng hộ là gì? Rừng phòng hộ có được khai thác không?
Rừng phòng hộ là gì, vai trò của rừng phòng hộ cũng như việc rừng phòng hộ có khai thác được không? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Tìm hiểu rừng phòng hộ là gì?
Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp những thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Theo Luật lâm nghiệp năm 2017, rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, cung ứng dịch vụ môi trường rừng, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, giúp bảo vệ đất, lũ quét, lũ ống, chống xói mòn, sạt lở, hạn chế thiên tai, chống sa mạc hóa.
Tiêu chí phân loại:
- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển:
– Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi không có đê là 250m, nơi có đê là 100m.
– Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tối thiểu là 20m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên.
– Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 150m.
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay:
– Trường hợp vùng cát có độ dốc dưới 25 độ hoặc vùng cát có diện tích dưới 100ha thì chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30m.
– Rừng phòng hộ biên giới: Đây chính là khu rừng phòng hộ được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý biên giới, gắn với các điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh và nằm trong khu vực vành đai biên giới.
– Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư: Đây chính là khu rừng được cộng đồng bảo vệ và sử dụng, gắn với đời sống truyền thống tốt đẹp của cộng đồng.
– Rừng phòng hộ đầu nguồn:
+ Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: Độ dày tầng đất dưới 30 cm nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình và độ dày tầng đất dưới 70cm nếu là đất cát hoặc cát pha trung bình.
+ Về lượng mưa: Nơi này có lượng mưa bình quân hằng năm từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 – 3 tháng hoặc từ 2.000mm trở lên.
+ Về địa hình: Có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên.
Rừng phòng hộ nằm ở đâu?
Rừng phòng hộ nằm ở đâu? Nơi xuất hiện rừng phòng hộ bao gồm:
– Rừng phòng hộ được trồng xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, đô thị.
– Rừng phòng hộ ngăn sóng thường sinh trưởng tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông.
– Rừng phòng hộ có tác dụng ngăn tác hại do gió, bão thường tập trung chủ yếu ở ven biển.
– Rừng phòng hộ đầu nguồn.
Rừng phòng hộ có vai trò gì?
Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi cuốn sự quan tâm của toàn thế giới. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân.
Chính phủ Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước. Vậy, rừng phòng hộ có vai trò gì? Rừng phòng hộ có rất nhiều chức năng khác nhau. Mỗi một loại rừng lại đóng vai trò nhất định. Vai trò của rừng phòng hộ chính là:
+ Rừng phòng hộ là loại rừng có thể chống ô nhiễm môi trường, điều hòa không khí, làm đẹp khu đô thị, du lịch. Một số loại rừng phòng hộ có thể bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Rừng phòng hộ có thể chắn sóng lấn biển, tình trạng sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển. Khác với rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển.
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn có thể giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ, xói mòn, bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa.
+ Rừng phòng hộ giúp tăng độ phì nhiêu cho đất: Rừng có khả năng chế ngự dòng chảy, giúp ngăn chặn sự bào mòn của đất, đặc biệt là tại những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất không bị xói mòn đi, bồi dưỡng tiềm năng của đất.
+ Rừng làm giảm, phòng chống thiên tai: Rừng cây giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai hạn hán lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất. Ngoài ra, nó còn giúp giảm dòng chảy bề mặt, khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ và điều hòa dòng chảy của sông, suối.
+ Cân bằng lượng khí O2 và CO2 trên Trái Đất: Rừng giống như một nhà máy thu nhận khí CO2 và sản xuất ra khí O2.
Rừng phòng hộ có được khai thác không?
Rừng phòng hộ có được khai thác không? Theo Luật lâm nghiệp thì được phép khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định của nhà nước như sau:
- Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên:
+ Điều kiện: Phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng như đề tài nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án lâm sinh.
+ Đối tượng: Cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích, cây gỗ phải có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác đào tạo cũng như thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
- Khai thác rừng trồng:
+ Phương thức khai thác: Tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ, khai thác trắng theo đám thì diện tích đám không quá 3 ha, khai thác trắng theo băng thì chiều rộng băng không quá 30m, khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng và phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô.
+ Điều kiện: Chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định.
+ Đối tượng: Chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ. Các cá nhân, tổ chức được phải sử dụng phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng.
Phân biệt rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
Tại Việt Nam, để thuận tiện cho công tác quản lý và quy hoạch cho công tác lâm nghiệp, chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng và đất sản xuất trong lâm nghiệp theo chức năng. 3 loại rừng phổ biến chính là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng:
Tìm hiểu rừng đặc dụng là gì?
Rừng đặc dụng là gì? Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, rừng được xây dựng chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, giúp nghiên cứu khoa học, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch, bảo vệ di tích lịch sử kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện nay, rừng đặc dụng đa số được triển khai thành khu du lịch cho khách hàng tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn. Không những vậy, loại đất này còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Đất rừng đặc dụng còn giúp bảo vệ di tích lịch sử đất nước, duy trì các địa danh nổi tiếng. Rừng đặc dụng phải theo mẫu chuẩn của hệ sinh thái, đảm bảo đủ các yếu tố bắt buộc. Không chỉ động vật, thực vật cũng được bảo tồn, tránh trường hợp khai thác làm tuyệt chủng giống loài. Đất rừng đặc dụng có vai trò bảo tồn thiên nhiên hoang dã của quốc gia, lưu giữ những loài vật giống quý.
Tìm hiểu rừng sản xuất là gì?
Rừng sản xuất là gì? Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản, đặc sản. Đất rừng sản xuất thường tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, có diện tích lớn thường vài chục đến hàng trăm hecta. Hiện nay có hai loại đất rừng sản xuất chính mà luật đất đai Việt Nam quy định như sau:
- Rừng sản xuất là rừng trồng: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Đây là rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Trên đây là toàn bộ thông tin rừng phòng hộ là gì, vai trò của rừng phòng hộ cũng như việc rừng phòng hộ có khai thác được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Visual Studio Code là gì? Lợi ích và cách sử dụng Visual Studio Code
Thắc Mắc -Visual Studio Code là gì? Lợi ích và cách sử dụng Visual Studio Code
Vi phạm dân sự là gì? Các loại vi phạm pháp luật
Mạng cục bộ là gì? Các mô hình trong mạng cục bộ
Stfu là gì? Các thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trên MXH
Ketamin là gì? Chơi ketamin bao lâu thì hết, cách giải độc
NDA là gì? Tầm quan trọng của thỏa thuận bảo mật thông tin
Công chứng vi bằng là gì? Nhà vi bằng có làm sổ được không?