Quân chủ chuyên chế là gì? Một số nước quân chủ chuyên chế
Quân chủ chuyên chế là gì, một số nước quân chủ chuyên chế, cách phân biệt quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến. Để tìm hiểu sâu hơn về những thông tin liên quan, đọc ngay bài viết dưới đây!
Quân chủ là gì?
Quân chủ là gì? Quân chủ là hình thức chính thể của một nhà nước mà người đứng đầu là vua và thiết lập theo nguyên tắc truyền ngôi. Thể chế quân chủ có rất nhiều hình thái khác nhau cùng tồn tại, nó chính là một trong những hình thức chính quyền lâu đời nhất. Thể chế quân chủ mà ở đó mọi chi phối các hoạt động trong xã hội, mọi quyền lực sẽ do nghị viện, thủ tướng do người dân bầu ra lãnh đạo, vua hay nữ hoàng chỉ là người lãnh đạo tinh thần mà thôi chính là chế độ quân chủ lập hiến.
Ngoài ra, chế độ quân chủ phong kiến cũng đã từng được xem là một loại chế độ quân chủ. Vào thời kỳ phong kiến, chế độ quân chủ được chia thành 2 hình thức là chế độ quân chủ phân quyền cát cứ (với lãnh chúa, chư hầu…), chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Ở thời Babylon, Ba Tư, Ai Cập cổ đại, Đại Việt, Trung Quốc cổ đại, chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai. Theo đó, quyền lực hay các hoạt động xã hội đều được kế thừa theo nguyên tắc cha truyền con nối, tập trung trong tay nhà vua hay nữ hoàng lãnh đạo.
Tìm hiểu chi tiết quân chủ chuyên chế là gì?
Từ trước tới nay, chúng ta đều hiểu nhà nước quân chủ chuyên chế là nhà nước do chính quyền trung ương và các lãnh chúa địa phương tự xây dựng quân đội, đặt ra luật lệ, đặt ra các loại thuế trong lãnh thổ của mình. Thực tế, chế độ quân chủ chuyên chế chính là chế độ nhà nước mà người đứng đầu nắm mọi quyền lực kiểm soát con người, tài nguyên, quyết định sự sống còn của 1 quốc gia. Chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Lãnh thổ bất khả phân, ngai vàng chỉ truyền cho một người để đảm bảo lãnh thổ không bị phân chia. Trọng trưởng, ưu tiên truyền ngôi cho con trai trưởng, nếu con trưởng có những khiếm khuyết về trí tuệ, tài năng hoặc đức độ không đủ tốt sẽ được cân nhắc truyền cho con thứ. Chế độ này, trọng nam, theo đó ưu tiên truyền ngôi cho con trai, không có con trai mới truyền ngôi cho con gái.
Ở nhà nước quân chủ chuyên chế, nhà vua là người có quyền tối hậu trong việc xét xử, có thẩm quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm bất kì quan lại cao cấp nào trong bộ máy nhà nước, đồng thời là người duy nhất đặt ra pháp luật. Theo đó, quyền lực tối cao trong nước, thuộc về vua, quốc vương, hoàng đế. Ngoài ra, nhà vua cũng là người có thể bãi bỏ bất kì lúc nào các thiết chế do mình lập ra trước đó. Để có thể kiểm soát và thực thi quyền lực tối cao, nhà Vua sẽ lập nên một bộ máy quản lý được gọi là triều đình, bao gồm có nhiều bộ, mỗi bộ được giao quản lý một lĩnh vực và người đứng đầu bộ sẽ được quản lý với quyền lực tuyệt đối sau Vua. Trong triều đình, người giúp vua xử lý tất cả mọi việc chính là tể tướng hoặc thừa tướng.
Quân chủ lập hiến là gì?
Quân chủ lập hiến là gì? Chế độ quân chủ lập hiến là chế độ chính trị trong đó quyền lực của nhà vua (hoàng đế, nữ hoàng, quốc vương…) bị quyền lập pháp của nghị viện hạn chế bằng hiến pháp.
Quân chủ hạn chế là gì?
Quân chủ hạn chế là gì? Chế độ quân chủ lập hiến là chế độ chính trị trong đó quyền lực của Vua (hay Nữ hoàng) là nguyên thủ quốc gia không còn giữ quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước mà chỉ mang tính tượng trưng hơn là thực quyền. Đây chính là chế độ nhà nước quân chủ lập hiến phổ biến trong thời kỳ dân chủ hiện nay.
Các nước quân chủ chuyên chế
Bước vào thế kỷ mới, thế kỷ của chế độ dân chủ, chúng ta tưởng rằng chế độ quân chủ đã biến mất, thế nhưng hiện nay có tới 44 quốc gia và vùng lãnh thổ còn tồn tại vua. Các nước quân chủ chuyên chế bao gồm:
- Đông Nam Á:
– Ngoài khơi Thái Bình Dương có quốc đảo Tonga, một vương quốc độc lập nằm giữa New Zealand và đảo Hawaii.
– Malaysia: Đây là nước theo chế độ liên bang với vua đứng đầu. Hội nghị các quân chủ sẽ lại bầu ra các vị vua chung với nhiệm kỳ 5 năm. Các quốc vương mỗi bang sẽ ứng cử trong Hội nghị các quân chủ Malaysia, các bang sẽ có các quốc vương riêng của mình.
– Campuchia: Vương quốc mới được tái lập sau 20 năm khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ năm 1970.
– Thái Lan: Do các vua Rama đứng đầu.
- Đông Á:
– Bhutan: Bhutan bắt đầu thực hiện tổng tuyển cử đầu tiên, bầu ra Quốc hội và đất nước theo chế độ Quân chủ lập hiến từ năm 2008. Trước đó, các quốc vương nắm toàn bộ quyền lực, Bhutan theo chế độ quân chủ chuyên chế, các quốc vương nắm quyền với các danh hiệu là vua rồng (Druk Gyalpo).
– Nhật Bản: Đây chính là quốc gia do các Thiên hoàng đứng đầu.
- Trung Đông:
Hầu hết tất cả 7 nước trong khu vực đều thuộc nhà nước quân chủ chuyên chế, bao gồm: Nhà nước Kuwait, Qatar, vương quốc Bahrain, vương quốc Jordan, vương quốc Oman, vương quốc Ả Rập Xê Út và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE. Các quốc gia này cũng là những thành viên chủ chốt trong liên đoàn Ả Rập. Nhờ vị trí địa lý quan trọng cùng những nguồn lợi khổng lồ này nên nơi này trở thành một trong những nơi bất ổn nhất thế giới. Hầu hết các quốc gia này đều thuộc top các quốc gia giàu có nhất thế giới.
- Châu Phi:
3 nước tại Châu Phi thuộc chế độ quân chủ chuyên chế bao gồm vương quốc Estini, vương quốc Lesotho và Morocco. Cả 3 vương quốc này đều là quốc gia của người bản địa Châu Phi và là hệ quả của đế quốc Anh. Vương quốc Estini cũng là 1 quốc gia nhỏ nằm sát cạnh Nam Phi, trong khi vương quốc Lesotho nằm trong nước Nam Phi. Morocco là 1 quốc gia Hồi giáo, nằm ở đối diện Tây Ban Nha qua bờ Địa Trung Hải.
- Châu Âu:
– Vatican: Đây là quốc gia còn tồn tại Giáo hoàng, Giáo hoàng cũng là vị vua chuyên chế duy nhất và tuyệt đối tại Châu Âu hiện nay. Giáo hoàng sẽ nắm quyền lực tuyệt đối và trọn đời, là vị vua được bầu trong mật nghị hồng y khi cựu Giáo hoàng qua đời. Danh hiệu chính thức của Giáo hoàng là Quốc trưởng nhà nước thành Vatican, là nhà lãnh đạo tòa thánh và giáo hội công giáo Rôma, đồng thời là giám mục, giáo phận Roma. Theo đó Giáo hoàng sẽ là người lãnh đạo Vatican chính thức, lập 1 nền quân chủ thần quyền. Vatican là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới về diện tích và dân số, nằm trong lòng thành phố Rome (Ý).
– 11 quốc gia quân chủ khác gồm: Thành quốc Vatican, vương quốc Na Uy, vương quốc Thụy Điển, vương quốc Đan Mạch, vương quốc Hà Lan, vương quốc Bỉ, đại công quốc Luxembourg, thân vương quốc Liechtenstein, thân vương quốc Monaco, thân vương quốc Andorra, vương quốc Tây Ban Nha. Trong đó, 2 nữ hoàng là nữ hoàng Margrethe II (Đan Mạch) và nữ hoàng Elizabeth II (Anh) cai trị 16 quốc gia.
Phân biệt quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến
Phân biệt quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến:
Chế độ quân chủ chuyên chế chính là chế độ nhà nước không tồn tại hiến pháp hay bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng tới thực quyền của người đứng đầu. Đây chính là chế độ mà Vua hoặc Nữ hoàng nắm thực quyền tuyệt đối. Ngược lại, chế độ quân chủ lập hiến, quyền lực không còn nằm hoàn toàn trong tay Vua hay Nữ hoàng mà được chia sẻ cho quốc hội hay thủ tướng, tuy quyền lực trong tay người đứng đầu vẫn còn nhưng lại không được nắm thực quyền.
Trên đây là toàn bộ thông tin quân chủ chuyên chế là gì, một số nước quân chủ chuyên chế và cách phân biệt quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Biên kịch là gì? Muốn làm biên kịch học ngành gì?
Giáo Dục, Thắc Mắc -Biên kịch là gì? Muốn làm biên kịch học ngành gì?
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? Những Yếu Tố Cấu Thành Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Tam Cá Nguyệt Là Gì? Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Khi Mang Thai
Sociopath Là Gì? Hội Chứng Thường Gặp Thời Hiện Đại
H2O2 Là Gì? Ứng Dụng Của H2O2 Trong Đời Sống
Histamin Là Gì? Ứng Dụng Của Histamin Trong Y Học
Thiện Nguyện Là Gì? Sự Cao Đẹp Của Công Việc Thiện Nguyện