Biên kịch là gì? Muốn làm biên kịch học ngành gì?
Biên kịch là gì, các biên kịch nổi tiếng Việt Nam, muốn làm biên kịch học ngành gì và đặc điểm phân biệt biên kịch và đạo diễn. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Biên kịch điện ảnh là gì?
Những bộ phim truyền hình hay điện ảnh thành công được hay không phần lớn là nhờ vào một kịch bản chất lượng. Đôi khi đang thưởng thức một bộ phim như vậy, có bao giờ bạn tò mò về quá trình tạo nên chúng hay công việc của những con người có liên quan ví dụ như đạo diễn, diễn viên, hay biên kịch.
Biên kịch điện ảnh chính là người viết ra kịch bản để sản xuất một bộ phim truyền hình hay điện ảnh. Từ kịch bản đó, nhà sản xuất sẽ xây dựng lên được những phân cảnh sống động, cuốn hút người xem. Thay vì tự sáng tác để chắc chắn sản phẩm của mình được đưa vào sản xuất thì các nhà biên kịch lại thường làm việc theo đơn đặt hàng. Để hoàn thành xong một kịch bản phim hoàn chỉnh thì nhiều người phải mất hàng năm nhưng lại chưa chắc được sản xuất thành một bộ phim hoàn chỉnh được. Con đường đi của biên kịch phim truyền hình và điện ảnh có lẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn cả bởi từ trước tới nay công việc viết lách nào cũng tồn tại rủi ro bị từ chối.
Hơn hết, dù một kịch bản có hay tới mấy nhưng nếu nó không được chọn để làm thành phim thì cũng trở nên vô nghĩa. Bởi ngoài đội ngũ sản xuất sẽ có rất ít người tìm đọc tác phẩm của mình, đây chính là một sự thật không mấy dễ chịu mà mình cần phải chấp nhận khi theo đuổi công việc biên kịch. Không giống với người viết tiểu thuyết hay viết sách, kịch bản của nhà biên kịch chỉ có thể nghe hoặc nhìn trên màn ảnh chứ không được khán giả đọc trực tiếp.
Để trở thành nhà biên kịch, chúng ta cần có những tố chất sau:
– Khả năng thuyết phục: Chúng ta cần trau dồi khả năng trình bày thuyết phục, khả năng ăn nói, kỹ năng chuyên môn để có thể bán được đứa con tinh thần của mình.
– Sự kiên trì: Nếu các nhà sản xuất từ chối không muốn đầu tư thì chúng ta phải viết đi viết lại một kịch bản nhiều lần. Thành công sẽ không đến trong một sớm một chiều nếu chúng ta không có sự kiên trì.
– Nghiên cứu: Để thiết kế nên câu chuyện sát với thực tế, chúng ta cần dành hàng giờ đồng hồ tìm hiểu về nội dung muốn viết, bạn sẽ cần biết các kiến thức thuộc mọi lĩnh vực để có thể xây dựng một kịch bản hoàn chỉnh.
– Thường xuyên xem phim: Không phải người nào cũng có thể dành thời gian để thực hiện việc xem phim thường xuyên. Việc xem phim chính là cách để cập nhật các xu hướng làm phim mới nhất trên thế giới, giúp chúng ta có góc nhìn tổng quan hơn về thế giới phim ảnh. Hơn hết, chúng ta cần dành thời gian để xem cả những phim chưa hay để rút ra những kinh nghiệm viết lách cho bản thân.
– Siêng đọc kịch bản: Để học hỏi từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, chúng ta nên làm quen với việc đọc kịch bản của những bộ phim nổi tiếng.
– Niềm đam mê viết theo ngôn ngữ hình ảnh: Một số loại kịch bản có sử dụng các hình ảnh cũng như phần mềm chuyên dụng để viết kịch bản bởi thực tế viết kịch bản đòi hỏi bạn phải tuân theo một số quy tắc nhất định. Nên sử dụng hình ảnh trong việc viết kịch bản thay vì sử dụng từ ngữ quá bay bổng sách vở.
Nhà biên kịch tiếng Anh là gì?
Nhà biên kịch tiếng Anh là gì? “Biên kịch” trong tiếng Anh là “WRITE”, phát âm là /raɪt/. Ngoài trừ lớp nghĩa “Viết” như nhiều người liên tưởng khi nghĩ đến nghĩa tiếng Việt của WRITE, động từ này còn có lớp nghĩa khác là sáng tạo ra một câu chuyện, cốt truyện của một bộ phim, hay biên kịch nói chung. Để nói về biên kịch phim ảnh nói riêng, ta có từ “SCREENWRITING”, phát âm là /ˈskriːnˌraɪ.t̬ɪŋ/.
Một số biên kịch nổi tiếng Việt Nam
- Một số biên kịch nổi tiếng Việt Nam có thể kể tới như:
- Nhóm kịch bản Nắng Sài Gòn: Bao gồm các nhà thơ, nhà văn, biên kịch Ngô Thị Hạnh.
Nhóm biên kịch nắng Sài Gòn nổi danh với những tác phẩm như: Bộ phim dài 110 tập tóc rối, ám ảnh, nhà trọ có 4 cô chiêu, thề không gục ngã, độc thân tuổi 30, ba ơi mẹ có về không. Một số tập thơ nổi danh như: Rơi ngược, vang vọng, tình yêu là câu đố (bài thơ được nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện phổ nhạc).
- Nhóm kịch bản Lưỡng Hà Song Thủy: Bao gồm các cô gái thế hệ 8X là Đinh Thủy, Nguyễn Thủy, Thái Hà, Thu Hà.
Nhóm biên kịch này hoạt động chủ yếu tại thị trường phim phía Nam, đều là sinh viên lớp Lý luận phê bình điện ảnh của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều bộ phim họ viết kịch bản được nhiều khán giả yêu mến như: Tuổi yêu, lập trình trái tim, âm tính (hãng phim Lasta đã mua lại kịch bản và chịu trách nhiệm sản xuất),…
- Nhóm biên kịch SGr 21 (Screenwriting Group 21): Nhóm biên kịch bao gồm Lê Thu Thủy (1982), Nguyễn Quỳnh Trang (1983), Đàm Vân Anh (1982), Hà Anh Thu (1980).
Nhóm biên kịch này đều là sinh viên Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, ngành Biên kịch khóa 21 (2001-2005). Một số bộ phim nổi tiếng ghi dấu ấn của nhóm biên kịch trẻ này bao gồm: Em muốn là người nổi tiếng (được viết bởi biên kịch Hà Anh Thu), chớp mắt cùng số phận, chuyện cổ tích (gồm 10 tập, được phát sóng ở VTC), nhật ký Vàng Anh (phần 2), những chàng trai đa cảm (gồm 19 tập được hãng phim Đông A sản xuất),…
Muốn làm biên kịch học ngành gì?
Sau khi hiểu rõ biên kịch là gì thì rất nhiều bạn trẻ lại quan tâm thông tin muốn làm biên kịch học ngành gì? Để có trình độ chuyên môn tốt thì chúng ta nên học ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình (ngành BK ĐA, TH). Đây chính là ngành đào tạo ra nhiều lứa biên kịch có vốn hiểu biết xã hội sâu sắc, nhạy cảm, sáng tạo trong sáng tác. Hiện nay trên cả nước chỉ có một trường đào tạo ngành BK ĐA, TH đó là Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
Để thi đậu vào ngành này thì bạn còn cần phải có kiến thức chuyên môn chắc chắn, bên cạnh việc học tốt các môn có trong chương trình phổ thông. Bởi đây chính là điều kiện cần để xét tuyển, thể hiện trực tiếp yêu cầu của mình với thí sinh. Điểm chuyên môn là tổng điểm hai bài thi năng khiếu sân khấu điện ảnh sau khi nhân hệ số 2. Điểm chuẩn ngành ở các cơ sở giáo dục dao động từ 15 – 18,6 điểm tùy từng năm.
Hiện nay chỉ có 2 khối thi vào ngành học này:
- Khối S01: Toán – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2.
- Khối S00: Ngữ văn – Năng khiếu sân khấu điện ảnh (SKĐA) 1 – Năng khiếu SKĐA 2.
Đặc điểm phân biệt biên kịch và đạo diễn
Có không ít trường hợp đạo diễn đồng thời là người viết kịch bản phim. Cũng có khi nhà biên kịch kiêm luôn vai trò đạo diễn. Nhưng nhà biên kịch, trước hết, vẫn là một tác giả. Người ta thường nói biên kịch và đạo diễn đều là những nhà làm phim. Chỉ có điều đạo diễn tạo ra phim trên màn ảnh, còn biên kịch thì tạo ra phim trên trang giấy. Sản phẩm của bạn tạo ra chưa phải là những bộ phim, nhưng là thứ mà bộ phim nào cũng phải có kịch bản.
Biên tập và biên kịch khác nhau như thế nào?
Nghề biên tập viên ngày càng được biết đến nhiều hơn và dành được nhiều sự quan tâm từ mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là đối với những ai có sở thích viết lách. Vậy biên tập và biên kịch khác nhau như thế nào? Hễ có biên kịch thì có người biên tập, họ là người biên soạn, góp ý kiến với tác giả, kiểm tra những sai sót của bản thảo tài liệu, đưa đi xuất bản. Người biên tập đọc lại, suy nghĩ, làm cho các tác phẩm của biên kịch đến với công chúng dễ dàng hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin biên kịch là gì, các biên kịch nổi tiếng Việt Nam, muốn làm biên kịch học ngành gì và điểm phân biệt biên kịch và đạo diễn. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? Những Yếu Tố Cấu Thành Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Thắc Mắc, Tin Tức, Tin tức -Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? Những Yếu Tố Cấu Thành Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Tam Cá Nguyệt Là Gì? Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Khi Mang Thai
Sociopath Là Gì? Hội Chứng Thường Gặp Thời Hiện Đại
H2O2 Là Gì? Ứng Dụng Của H2O2 Trong Đời Sống
Histamin Là Gì? Ứng Dụng Của Histamin Trong Y Học
Thiện Nguyện Là Gì? Sự Cao Đẹp Của Công Việc Thiện Nguyện
Băng Huyết Là Gì? Cách Phòng Chống Băng Huyết Là Gì?