Triều cường là gì? Nguyên nhân và hậu quả của triều cường
Triều cường là gì? Đọc ngay để tìm hiểu thêm về thời điểm diễn ra triều cường, nguyên nhân, hậu quả của triều cường cũng như hiện tượng thủy triều là gì?
Hàng năm, chúng ta thường được nghe về việc “triều cường” gây ngập lụt ở các vùng gần biển, nhất là các tỉnh khu vực phía nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết triều cường là gì?
Tìm hiểu chi tiết triều cường là gì?
Chu kỳ biến đổi của thủy triều lặp đi lặp lại theo thời gian. Triều cường là một trong 4 chu kỳ biến đổi của thủy triều, đây là một hiện tượng chỉ sự lên xuống của mực nước ở các khu vực cửa sông hoặc cửa biển. Vậy, cụ thể triều cường là gì?
Triều cường là hiện tượng thủy triều dâng cao nhất thường được tính theo tháng. Triều cường xảy ra theo sự thay đổi lực hấp dẫn từ mặt trăng và mặt trời ở một thời điểm nhất định. Do đó, triều cường thường diễn ra theo chu kỳ và có thể dự đoán được. Triều cường thường bị nhầm lẫn với thủy triều, tuy nhiên đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác biệt.
Hiện tượng triều kém là gì?
Khi mặt trăng là thượng huyền hoặc hạ huyền, mặt trời và mặt trăng cách nhau 90° khi nhìn từ trái đất, lúc này lực thủy triều mặt trời sẽ triệt tiêu một phần lực thủy triều mặt trăng. Tại những điểm này trong chu kỳ trăng, phạm vi của thủy triều ở mức tối thiểu, nó được gọi là triều kém hoặc triều nhược.
Triều cường xảy ra khi nào?
Hiện tượng triều cường xảy ra khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm thẳng hàng với nhau. Vậy, cụ thể triều cường xảy ra khi nào?
Thời điểm chính xác diễn ra triều cường chính là vào ngày 30 – 1 và 15 – 16 âm lịch hàng tháng. Tại thời điểm này, mặt trăng gần trái đất hơn, lực hấp dẫn khá mạnh, từ đó tạo nên hiện tượng triều cường. Ngày 15, 16 âm lịch, mặt trăng đối xứng với mặt trời qua trái đất. Ngày 30, 1 âm lịch (Tối trời), mặt trăng ở giữa mặt trời và trái đất. Triều cường cao nhất vào mùa đông, yếu nhất vào mùa hè.
Nguyên nhân gây ra triều cường
Nguyên nhân chính dẫn đến triều cường là sự thay đổi lực hấp dẫn. Tùy từng mùa mà tình trạng triều cường diễn ra mạnh yếu khác nhau. Những nguyên nhân gây ra triều cường cụ thể như sau:
Mùa xuân, thu: Mùa thu, triều cường sẽ cao hơn mùa xuân, lúc này mưa nhiều, nước biển đầy và đầu nguồn các con sông sẽ có nước đổ mạnh. Vào mùa xuân, trời ít mưa, nước biển thấp và đầu nguồn các con sông không có nước đổ mạnh. Lúc này, trái đất, mặt trời, mặt trăng vận hành tương đối thăng bằng, thủy triều ở mức trung bình so với hai mùa đông và hè.
Mùa đông: Đây chính là thủy triều lúc nhược nhất, nước ương vào các ngày 8, 9 và 23, 24 (Nhất là tháng 11 âm lịch). Triều cường lớn nhất so cùng ngày các mùa khác, đặc biệt các ngày 30, 1 và 15, 16 âm lịch.
Mùa hè:
– Các ngày 30, 1 và 15, 16 âm lịch của mùa hè thì thủy triều yếu hơn các mùa khác.
– Nửa cầu nam: Mặt trăng vận hành theo trái đất nên cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, tạo nên triều cường.
– Nửa cầu bắc: Cực âm của mặt trời và cực dương của trái đất sẽ gần nhau hơn.
Hậu quả của triều cường
Hiện tượng triều cường có thể gây ra những trận mưa lớn, tạo nên lượng nước lũ lớn khổng lồ, ngập nước vùng ven biển. Hậu quả của triều cường chính là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hiện tượng này.
Dù đã chuẩn bị các biện pháp ứng phó tích cực, chủ động, song triều cường tại các tỉnh Nam Bộ, huyện Nhà Bè và thành phố Hồ Chí Minh hàng năm vẫn gây ra thiệt hại nặng nề về vật chất và người. Không thiếu những cảnh người dân ngủ dậy đã thấy nước ngập trắng nhà.
Triều cường gây ngập sâu các tuyến đường, thậm chí nước còn tràn vào cả nhà dân, tạo áp lực lên hệ thống thoát nước của các thành phố lớn. Không chỉ dừng tại đó, thiên tai này còn khiến đời sống sinh hoạt của người dân bị tác động lớn. Các hộ kinh doanh phải đóng cửa nhiều ngày vì tình trạng ngập lụt. Nhiều diện tích sản xuất bị thiệt hại lớn, đời sống nông dân gặp khó khăn khiến năng suất và chất lượng nông sản giảm mạnh.
Có thể thấy, triều cường lên cao còn ảnh hưởng nặng nề đến kinh doanh, sản xuất, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp. Triều cường gây ngập lụt cục bộ, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông, các phương tiện chết máy do ngập nước, tình trạng ngập lụt nặng ở các tuyến đường gây ùn tắc cục bộ.
Triều cường ở thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh Nam Bộ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và an toàn giao thông, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh.
Do đó, người dân cần phối kết hợp với chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động, khắc phục hiện tượng thiên tai này cũng như liên tục cập nhật thông tin triều cường mới nhất và chú ý theo dõi diễn biến triều cường hôm nay.
Hiện tượng thủy triều là gì?
Cùng với triều cường là gì, hiện tượng thủy triều là gì chính là mối quan tâm của rất nhiều người. Tất cả hoặc hầu hết đều đã nghe nói về thủy triều trên các bãi biển. Nó là một hiện tượng hoạt động theo chu kỳ và có khả năng di chuyển những khối nước lớn vào hoặc ra khỏi bờ biển. Lực tạo ra chuyển động như vậy của các khối nước là lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời trên bề mặt trái đất.
Những hiện tượng tự nhiên diễn ra hằng ngày kỳ lạ, khó có thể giải thích đã được khoa học trả lời. Chúng ta có thể có nhiều định nghĩa về thủy triều theo nhiều cách khác nhau. Trong âm Hán – Việt, “thủy” có nghĩa là nước, còn “triều” được hiểu là cường độ mực nước dâng lên và rút xuống.
Tóm lại, thủy triều chính là hiện tượng nước biển, nước sông lên xuống trong một chu kỳ, thời gian nhất định phụ thuộc vào sự biến chuyển thiên văn. Vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày gọi chung là thủy triều, hiện tượng nước lên (Triều lên) và nước rút (Triều xuống) diễn ra do sự thay đổi lực hấp dẫn.
Lực hút của mặt trăng và từ các thiên thể khác như mặt trời tại một điểm nào đó trên bề mặt trái đất trong khi trái đất đang quay chính là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng thủy triều. Nghe có vẻ rất rắc rối, do đó không phải ai cũng hiểu về thủy triều. Bởi có thể nhiều người đã từng nhìn thấy thủy triều, có người lại chưa có cơ hội ấy.
Thành phần thủy triều là sự tác động của các yếu tố tới các thay đổi của thủy triều như sự tự quay quanh trục của trái đất, khoảng cách giữa mặt trăng hay mặt trời so với trái đất,…
Đặc điểm của thủy triều
Đặc điểm của thủy triều bao gồm:
– Thủy triều phổ biến nhất là bán nhật triều hoặc nhật triều. Chúng bao gồm 2 lần nước ròng gồm nước ròng cao và nước ròng thấp, mực nước lớn cao và mực nước lớn thấp trên đồ thị triều. Hai lần nước cao trong ngày (Bán nhật triều) có đỉnh không bằng nhau.
– Nước đứng thường xuất hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp. Thủy triều sau đó đổi hướng thì ta có sự biến đổi ngược lại.
– Thời điểm mà dòng triều dừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc nước đứng.
– Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng chảy triều.
Trong đó:
– Nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó, gọi là triều thấp.
– Mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều, gọi là triều rút hay con nước ròng.
– Nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó, gọi là triều cao hay triều cường.
– Mực nước biển dâng lên trong vài giờ, ngập vùng gian triều, gọi là ngập triều, triều lưu hay con nước lớn.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết triều cường là gì, thời điểm diễn ra triều cường, nguyên nhân, hậu quả của triều cường cũng như hiện tượng thủy triều là gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Sigil là gì? Phân loại và cách sử dụng sigil may mắn
Thắc Mắc -Sigil là gì? Phân loại và cách sử dụng sigil may mắn
Tản văn là gì? Sự khác nhau giữa tản văn và truyện ngắn
Ngày rụng trứng là gì? Ngày rụng trứng có biểu hiện gì?
PID là gì? Ý nghĩa thông số và cách điều chỉnh thông số PID
RDW là gì? Chỉ số RDW thấp MCV bình thường là bệnh gì?
Giá trị sử dụng là gì? Mối liên hệ của giá trị và giá trị sử dụng
Tự ti là gì? Biểu hiện và hậu quả của việc thiếu tự tin