Cây hoa nhài trước nhà tốt không? Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng
Cây hoa nhài là giống cây quen thuộc với người dân nước ta, chúng được biết tới với tên gọi thân thuộc hơn là cây hoa lài. Hoa nhài màu trắng, là biểu tượng của sự quyến rũ, tinh khiết và hồn nhiên. Hiện tại, loài hoa này được trồng nhiều ở quán cafe, trường học, nhà ở, đường phố, công viên và sân vườn. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng trong y học và việc trồng hoa nhài trước nhà có tốt không?
Đặc điểm miêu tả cây hoa nhài
Cây hoa nhài có danh pháp khoa học là jasminum sambac, thuộc họ Oleaceae (Nhài). Tại nước ta, loài hoa đẹp này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như: Cây mạt lị, cây mạt lợi, cây hoa lài,… Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ phía nam của khu vực Đông Nam Á, đây chính là quốc hoa của nhiều nước như: Tunisia, Pakistan, Indonesia, Philippines,… Loại cây này được du nhập về nước ta cách đây hàng trăm năm, thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu cả 3 miền Trung, Bắc, Nam của Việt Nam.
Đặc điểm miêu tả cây hoa nhài: Đây là giống cây thân thảo, tuổi thọ cao, sinh trưởng dạng bụi, chiều cao tối đa là 2m, cây phân nhiều nhánh, cành lá sum suê quanh năm. Lá cây có hình trứng, màu xanh bóng, nhọn một đầu và ít khi rụng lá. Hoa mọc tập trung ở ngọn, mỗi cành thường có khoảng 2 – 3 bông hoa, hoa có màu trắng hoặc hồng, mỗi khi nở tỏa ngát hương thơm cả một không gian xung quanh. Quả nhài có màu đen, thời gian sinh trưởng nhanh chóng và rụng ngay sau đó nên chúng ta rất ít khi thấy nó.
Hiện tại, trên thị trường có 3 loại cây hoa nhài ta đó là hoa nhài ta, hoa nhài tây và hoa nhài Nhật.
Hoa nhài ta hay còn gọi là hoa nhài đơn: Giống hoa nhài này có hoa sinh trưởng đơn độc, một bông hoa có khoảng 5 – 7 cánh hoa, kích thước hoa nhỏ hơn hoa nhài tây và thường tỏa hương thơm vào buổi tối.
Hoa nhài tây hay còn gọi là hoa nhài kép: Giống hoa này có nhiều cánh, các cánh hoa mọc chồng lên nhau, kích thước hoa lớn, tỏa ngát hương thơm cả ngày.
Hoa nhài Nhật: Đây là giống hoa nhài của Nhật Bản, có màu tím, kích thước hoa nhỏ nhất trong 3 loại, đây là giống hiếm, khó tính, tốn nhiều công chăm sóc nên không được trồng phổ biến.
Ý nghĩa cây hoa nhài cổ thụ
Hoa nhài chính là biểu tượng của sự bình an, sự may mắn, là quốc hoa của nhiều nước trong khu vực Châu Á. Hoa nhài chính là một loài hoa xinh đẹp, thể hiện sự thuần khiết và biểu tượng của sự bình an, ấm no của một quốc gia. Theo phong thủy, ý nghĩa cây hoa nhài cổ thụ đó là xua đuổi ma quỷ, hương thơm của cây hoa nhài có thể trừ tà, đem lại sự may mắn, năng lượng tích cực, không gian ấm áp và tài lộc cho gia chủ. Nhờ ý nghĩa tuyệt vời như vậy nên chúng được trồng để trang trí nhiều cho các quán ăn, nhà hàng, văn phòng,…
Để cây phát huy hết được những công dụng tuyệt vời của nó thì chúng ta nên đặt cây ở những không gian có nhiều ánh sáng mặt trời như hành lang, cửa sổ hướng về phía nam của ngôi nhà. Nếu chúng ta trồng ngoài trời thì nên trồng cây ở hướng Đông Bắc, hướng Bắc, hướng Đông sẽ phù hợp với phong thủy nhất. Ngoài ý nghĩa tuyệt vời trong phong thủy và trang trí cảnh quan thì cây cũng có nhiều tác dụng tuyệt vời trong y học.
Các bộ phận để chữa bệnh như rễ, lá, hoa được dùng để làm thuốc chữa bệnh mất ngủ, viêm mũi, điều hòa kinh nguyệt, tiêu chảy, mụn nhọt, đau bụng, giúp gây tê, an thần, giải nhiệt,… Ngoài ra, hoa nhài còn được sử dụng trong ngành hóa mỹ phẩm để chế tạo nước hoa và làm mặt nạ dưỡng da. Hoa nhài khô còn được sử dụng để làm trà uống giúp tinh thần tỉnh táo và tập trung làm việc.
Các cây nhài ta khủng ở Việt Nam
Hiện nay, các cây hoa nhài có tuổi thọ cao, hình dáng đẹp được rất nhiều người chơi cây nghệ thuật săn đón. Các cây nhài ta khủng ở Việt Nam bao gồm:
Cây nhài ta có thân hình bản đồ Việt Nam chữ S đã có tuổi hơn 20 năm. Địa chỉ: Xóm 4, Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.
Cây hoa nhài ta có thân cây khủng, đã sống 18 năm. Địa chỉ: Bảo Lâm – Thị trấn Thạnh Mỹ – Đơn Dương – Lâm Đồng
Cây hoa nhài ta cổ có tuổi thọ gần 30 năm. Cây hiện đang sống tại Sơn Tây – Hà Nội.
Trồng hoa nhài trước nhà có tốt không?
Cây hoa nhài chính là giống cây cảnh đẹp cả dáng lẫn hoa, cây mang lại nét đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, dịu dàng, mùi thơm nồng nàn nên được rất nhiều người lựa chọn làm cây cảnh trang trí cho không gian sống và làm việc. Vị trí trước nhà chính là một vị trí vô cùng quan trọng quyết định tới phong thủy của cả ngôi nhà, đây là cửa ngõ lưu thông các nguồn khí lưu nên cần đảm bảo về sự thông thoáng, tránh trồng những cây có kích thước lớn tạo thành thế xung sát, thiên sát gây rước họa vào thân. Vậy trồng hoa nhài trước nhà có tốt không?
Cây hoa nhài là giống cây cảnh có chiều cao tương đối thấp chỉ khoảng 1 – 2m, hoa cây có màu trắng, tỏa hương thơm khá quyến rũ và nồng nàn. Với những đặc điểm này thì cây được xếp vào nhóm cây mang năng lượng dương, vì vậy cây thích hợp trồng phía trước nhà mà không cần lo lắng tới phong thủy. Không chỉ vậy, lá cây nhài còn được nhiều nhà phong thủy cho rằng, chúng có thể xua tan đi uế khí, trồng trước nhà có thể giúp ngăn chặn những điều không may mắn và những nguồn năng lượng xấu vào nhà.
Cây hoa nhài thuộc hành Kim, dựa theo mối quan hệ tương sinh của ngũ hành thì người mệnh Kim và mệnh Thủy trồng cây hoa nhài là phù hợp nhất. Vì vậy, mệnh Thủy và Kim khi trồng cây hoa nhài trước nhà chính sẽ vừa tạo cảnh quan đẹp mắt, lại vừa phù hợp với phong thủy. Tuy nhiên, cũng theo mối quan hệ tương khắc thì người mệnh Mộc và mệnh Thổ không nên trồng cây trước nhà.
Cách trồng cây hoa nhài Nhật
Cây hoa nhài Nhật là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc, cây thích nghi tốt với nhiều điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể trồng chúng quanh năm, để cây nhanh ra hoa thì nên trồng cây vào cuối mùa mưa hoặc mùa xuân.
– Đất trồng: Có thể trồng cây ngoài đất tự nhiên hoặc trồng trong chậu. Đất trồng cần tơi xốp, thoát nước nhanh. Hố trồng cần có kích thước bằng với kích thước bầu cây.
– Cách trồng hoa nhài Nhật: Sau khi mua giống về thì chúng ta tháo bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây, đặt cây vào hố trồng hoặc chậu trồng, lấp đất và nén nhẹ. Phủ lên bề mặt trên một lớp rơm, rạ khô để giữ ẩm cho cây. Tưới nước để giữ ẩm cho cây.
– Chế độ nước tưới: Cây có khả năng chịu được khô hạn trong thời gian dài, không chịu được ngập úng nên cần thực hiện biện pháp xiết nước, hãm nước trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Tưới nước mỗi ngày 1 lần với lượng nước vừa đủ để làm ẩm đất, không tưới quá nhiều gây úng cây.
– Bón phân: Bón phân định kỳ theo chu kỳ 15 – 20 ngày 1 lần.
Công dụng lá cây hoa nhài
Trong y học cổ truyền, lá hoa nhài có vị cay, ngọt nhẹ, tính mát, có công dụng trấn thống, gây tê, an thần, thanh nhiệt, giải biểu, lợi thấp. Chủ trị mất ngủ, đòn ngã bị thương, viêm mũi, viêm giác mạc, điều kinh, bạch đới, ngoại cảm phát sốt, tiêu chảy, mụn nhọt có độc, lỵ, đau bụng, viêm màng khóe mắt, mắt có màng mộng, sởi do sốt,… Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, lá cây hoa nhài có chứa các hợp chất hóa học có công dụng giảm căng thẳng, ngăn ngừa tình trạng di căn khối u, giảm kích thước khối u, ức chế tế bào ung thư, trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh parkinson và alzheimer.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho biết, trà lá hoa nhài có thể tăng cường chức năng hoạt động của não bộ, cải thiện tâm trạng, giải phóng serotonin và dopamin, loại bỏ mùi hôi miệng, sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám, bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa béo phì, giúp kiểm soát cân nặng, đốt cháy chất béo, chống viêm, hạ lipid máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ổn định nồng độ đường huyết, điều hòa quá trình sản sinh insulin, điều hòa đường huyết,…
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây hoa nhài, ý nghĩa, công dụng trong y học và việc trồng hoa nhài trước nhà có tốt không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây hoa ban – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây hoa ban – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây hẹ – Tác dụng, tác hại, cách trồng và hình ảnh
Cây gáo – Đặc điểm, giá trị kinh tế, tác dụng và cách trồng
Cây gai – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây đồng tiền là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây đậu xanh ăn được không? Vòng đời, tác dụng, cách trồng
Cây đay là cây gì? Công dụng, nguồn gốc và giá trị kinh tế