Cây tử đằng – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng
Cây tử đằng là giống cây hoa thân gỗ, chúng có vẻ ngoài khá đặc biệt với chuỗi hoa dài và có hương thơm nồng nàn. Từng chuỗi hoa lớn chính là biểu tượng của tình yêu nồng cháy, chính vì điều này nên ở đâu có trồng cây tử đằng đều thu hút rất nhiều bạn trẻ tới chụp ảnh. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng cây tử đằng.
Đặc điểm cây hoa tử đằng thân gỗ
Cây tử đằng được mệnh danh là giống cây cảnh hoa cực kỳ khó chăm sóc, việc chăm sóc cho cây ra hoa chính là thử thách đối với nhiều người. Loại cây này có nguồn gốc từ nước Mỹ, chúng được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản. Điều kỳ lạ là tuy chúng có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhưng lại không được trồng quá phổ biến ở đây, thay vào đó là chúng có trữ lượng khá lớn ở Châu Á. Thời gian gần đây, chúng được du nhập vào Việt Nam và mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Cây hoa tử đằng thân gỗ có tên tiếng anh là chinese wisteria, tên khoa học là wisteria sinensis, tên tiếng pháp là glycine de chine, tên tiếng nhật là fuji.
Tên thường gọi ở Việt Nam là: Cây đằng la, cây chu đằng, cây đậu tím, cây hoa đậu tía, cây hoa tử đằng, cây sắn tía, cây hoa fuji. Loại cây này thuộc họ Đậu, là giống cây thân gỗ, sinh trưởng dạng dây leo, nở hoa vào tháng 2 – 3 hằng năm. Hoa thường mọc tập trung thành chuỗi dài và có màu sắc vô cùng bắt mắt. Lá tử đằng khá mềm, phiến lá có hình lông chim, chiều dài của một chiếc lá trưởng thành khoảng 15 – 35cm. Đây là loại cây bán rụng lá, thường rụng lá vào cuối đông hoặc đầu thu, ngay sau khi rụng lá thì hoa sẽ bắt đầu sinh trưởng. Rễ cây thuộc dạng rễ cọc, không phát triển rễ phụ và rễ thường có tuổi thọ khá lâu.
Hoa tử đằng có kích thước khá nhỏ, chuỗi hoa tử đằng thường mọc rủ xuống đất giống như hoa cây liễu, chiều dài một chuỗi hoa trong khoảng 10 – 80cm. Đây cũng là giống hoa có đa dạng các màu sắc khác nhau, từ hồng, trắng cho tới tím, khi nở chúng tỏa ra một mùi thơm quyến rũ, khiến nhiều người đắm say. Cây tử đằng có tuổi thọ cao nhất thế giới đang được ghi nhận là cây tử đằng 153 tuổi tại công viên Ashikaga.
Ý nghĩa hoa tử đằng
Cây tử đằng xuất hiện ở nhiều vùng đất trên thế giới nên ý nghĩa hoa tử đằng cũng sẽ thay đổi theo văn hóa của các quốc gia.
- Tại các nước phương Tây: Hoa tử đằng mang ý nghĩa về những điều tốt lành trong cuộc sống, nó biểu thị cho tình yêu thương, sự trân trọng, sự ngưỡng mộ đối với người khác giới.
- Tại Nhật Bản: Hoa tử đằng mang ý nghĩa về tình cảm chiến thắng hận thù, chúng là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, mối quan hệ dài lâu, sự gắn bó bất diệt.
- Tại Trung Quốc: Loài hoa này tượng trưng cho sự cao quý nhất, sự chân thành và tình bạn thiêng liêng, gắn bó keo sơn.
Ngoài ra, ý nghĩa hoa tử đằng cũng sẽ thay đổi theo màu sắc của hoa:
Ý nghĩa của hoa tử đằng màu tím: Màu tím chính là màu sắc của sự thủy chung, đây chính là biểu tượng của tình yêu thương, sự hòa hợp, đoàn kết, màu tím của hoa như nhắc nhở chúng ta phải quên đi hận thù, buông bỏ những gì đã cũ và tiến về phía trước. Khi ai đó tặng cho bạn những bông hoa tử đằng màu tím chính là đang muốn nói với bạn rằng, muốn có một mối tình đẹp thì cả hai phải cùng vun đắp.
Ý nghĩa hoa tử đằng màu vàng: Màu vàng của hoa tượng trưng cho sức sống của tuổi trẻ. Khi dành tặng cho nhau những bông hoa tử đằng chính là lời chúc, sự chào mừng.
Ý nghĩa của hoa tử đằng màu trắng: Màu trắng chính là biểu tượng của hạnh phúc dài lâu và sự may mắn.
Ý nghĩa hoa tử đằng màu xanh: Màu xanh của hoa mang ý nghĩa về cuộc sống tươi đẹp phía trước, chúng tượng trưng cho sự phát triển trong tương lai.
Ý nghĩa của hoa tử đằng màu hồng: Hoa tử đằng màu hồng đại diện cho tình yêu trong sáng, thuần khiết và sự ngây thơ, tinh nghịch của những đứa trẻ.
Cây tử đằng thân gỗ bao lâu ra hoa?
Khi mới sinh trưởng, cây tử đằng là dạng dây leo, khi trồng lâu năm thì thân hóa gỗ, chúng ta phải trồng tới khi cây hóa gỗ thì cây mới ra hoa. Vậy, cây tử đằng thân gỗ bao lâu ra hoa? Thông thường, chúng ta phải trồng cây trên 10 năm tuổi thì cây mới bắt đầu ra hoa. Tại nước ta, hoa tử đằng thường nở vào tháng 2 – 3 hằng năm. Tại Trung Quốc, hoa tử đằng nở vào tháng 3 – 4, tại Nhật Bản loài hoa này nở vào tháng 4 – 5, trong khi đó tại Anh hoa lại nở vào tháng 5 – 6 hằng năm.
Công dụng cây hoa tử đằng thân leo
Cây tử đằng là giống cây cảnh đặc biệt, chúng ưa nắng, sinh trưởng dạng thân leo và hóa gỗ khi trưởng thành. Chúng được trồng để làm đẹp cho nhà cửa, decor các khu du lịch, resort, khu vui chơi giải trí, khách sạn,… Với khả năng sinh trưởng mạnh, tốc độ phân nhánh nhanh, cây hoa tử đằng thân leo có công dụng che bóng mát cũng như tạo điểm nhấn cho không gian. Cũng như các loại cây cảnh thân gỗ khác, cây tử đằng thân gỗ luôn được nhiều người săn đón với giá trị cao, đặc biệt là những cây tử đằng bonsai. Vì vậy, khi nhắc tới công dụng cây tử đằng thì người ta sẽ nghĩ ngay tới công dụng làm cảnh.
Theo nhiều nghiên cứu, trừ hoa ra thì tất cả các bộ phận của cây tử đằng đều có chứa độc tố. Mặc dù là chứa hàm lượng độc tố cao nhưng cây hoa tử đằng thân leo lại chứa khá nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Tất cả các bộ phận bao gồm quả, hoa, thân đều được sử dụng làm thuốc trong y học với công dụng chỉ tả, tiêu độc, khử trùng. Khi chẳng may chế biến không đúng cách và bị ngộ độc thì chúng ta chỉ cần được cấp cứu bằng việc truyền tĩnh mạch cũng như dùng thuốc chống nôn là sẽ bình phục.
Lá cây tử đằng thân gỗ ăn được không?
Như các bạn đã biết, trừ hoa ra thì tất cả các bộ phận của cây tử đằng đều có chứa độc tố. Vậy, lá cây tử đằng thân gỗ ăn được không? Câu trả lời là không. Tại Trung Quốc, người ta sử dụng phần lá non của cây tử đằng thân leo để làm gia vị trong ẩm thực. Tuy nhiên, việc sử dụng lá tử đằng để ăn vẫn chưa được kiểm chứng, đây cũng là giống cây mới được trồng tại Việt Nam vài năm trở lại đây. Do đó, để đảm bảo sức khỏe chúng ta không nên ăn bất kỳ bộ phận nào trên cây tử đằng thân gỗ, kể cả hoa.
Cách trồng cây hoa tử đằng ở Việt Nam
Đẹp rực rỡ như loài hoa trên thiên đường, tuy để chăm sóc cho cây ra hoa khá khó khăn nhưng cách trồng cây hoa tử đằng ở Việt Nam bằng phương pháp gieo hạt lại khá đơn giản:
Thời điểm trồng cây tốt nhất là vào vụ xuân hè, tháng 3 – 4 dương lịch. Trước khi trồng, chúng ta ngâm hạt giống trong nước 1 – 2 ngày, sau đó gieo hạt trực tiếp vào giá thể hoặc vùng đất trống đã chuẩn bị. Tiếp đó, tưới nước bằng vòi phun sương và tiến hành che chắn cho cây. Sau khoảng 1 tuần là hạt đã bắt đầu nảy mầm, 1 tháng sau cây có thể cao từ 10 – 15cm. Lúc này, chúng ta có thể bứng cây ra trồng ở nơi trồng lâu dài.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng cây tử đằng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây trâm bầu là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng cây gỗ trâm bầu
Sinh Vật Cảnh -Cây trâm bầu là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng cây gỗ trâm bầu
Cây thông đất – Nơi sống, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây thị là cây gì? Ý nghĩa, có nên trồng cây thị trước nhà?
Cây thanh long – Nguồn gốc, phân loại, công dụng, cách trồng
Cây thạch nam – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa, cách trồng
Top 15+ cây thuốc nam xung quanh ta và công dụng của chúng
Cây tầm xuân là cây gì? Cách trồng và cách chăm sóc ra sao?