Cây thị là cây gì? Ý nghĩa, có nên trồng cây thị trước nhà?

Vào mỗi khi mùa thu tới, quả thị được xem là loại quả đặc trưng của tiết trời này, mùi thơm của thị lan tỏa khắp mọi không gian. Cây thị không chỉ dừng lại ở một loài cây ăn trái mà còn là loại cây thuốc nam có nhiều công dụng trong y học như điều trị mẩn ngứa, sốt nóng, lở loét, nôn mửa, ngộ độc,… Đọc ngay để tìm hiểu thông tin về cây thị, đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và việc có nên trồng loại cây này trước nhà.

Nội Dung Chính

Cây thị là cây gì?

Cây thị là giống cây quen thuộc với người dân Việt Nam, đây là loại cây quen thuộc được đưa vào cả văn học và văn hóa của dân gian. Loại cây này có tên khoa học là diospyros decandra, mọc tập trung ở Thái Lan và Việt Nam. Đây là giống cây ăn trái thân gỗ, tuổi thọ cao, có thể sống từ vài trăm năm cho tới cả ngàn năm. Chiều cao của cây thị trưởng thành khoảng 5 – 6m, lá cây mọc so le hai bên, phiến lá hình trứng, chiều dài khoảng 5 – 8cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm, cuống lá dài và hai mặt lá được bao phủ bởi lớp lông mềm. Hoa cây thị là giống hoa đa tính, chúng có màu trắng và thường sinh trưởng thành chùm.

Cây thị là cây gì?

Cây thị là cây gì?

Quả thị khi chín có màu vàng, là giống quả đặc ruột, vỏ mỏng, mọng nước, bên trong có nhiều múi, mỗi múi có một hạt. Trên thị trường có hai giống thị chính đó là giống thị có quả tròn và một giống thị có hình tròn dẹt. Loại quả này thường chín vào mùa hè hoặc mùa thu, khi chín ăn vào có vị ngọt, mùi thơm đặc biệt. Tới đây thì chắc hẳn Elead đã trả lời cho bạn được câu hỏi cây thị là cây gì rồi. Loại cây này có rất nhiều công dụng hữu ích, chúng không chỉ được dùng để hái quả ăn tươi mà còn có thể chữa nhiều loại bệnh khác nhau.

Hạt thị được dùng làm trà uống giúp giữ gìn tuổi xuân, giúp cho da luôn căng mịn, hồng hào và chống lão hóa. Vỏ ngoài của quả thị được dùng để làm cho các lớp sơn và gel nhanh khô hơn. Lá thị có công dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh viêm tinh hoàn, chữa đầy hơi, khó tiêu, chứng chướng bụng. Quả thị khi chín sẽ có mùi thơm dịu nhẹ, chứa hàm lượng tinh dầu cao giúp thư giãn, thoải mái, trấn tĩnh và giảm căng thẳng đầu óc. Rễ thị được dùng để sắc thuốc uống điều trị lở loét, mẩn ngứa, sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa,… Cùng với quả thị thì phần rễ này cũng chính là một loại thức ăn được nhiều người yêu thích. 

Ý nghĩa cây thị cảnh

Quả thị có mùi thơm rất nồng nàn, chúng là loại quả được ưa chuộng nhiều ở Việt Nam. Người ta còn dùng những giỏ nhỏ hoặc những sợi chỉ màu để treo quả thị lên nhằm thưởng thức mùi hương tuyệt diệu này. Theo kinh nghiệm dân gian, khi muốn ăn thị thì người ta sẽ nắn và bóp nhẹ phần vỏ bên ngoài của quả thị cho tới khi mềm, thậm chí là rách phần vỏ bên ngoài. Ngoài việc trồng cây thị để lấy quả thì người ta cũng rất ưa thích những cây thị bonsai làm cảnh. Cây thị mang nhiều ý nghĩa tuyệt vời trong văn hóa dân gian.

Ý nghĩa cây thị cảnh

Ý nghĩa cây thị cảnh

Cây xuất hiện trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám với hình ảnh một cụ già đi bán nước ngửi thấy một mùi thơm, ngẩng đầu lên thấy một quả thị trên cao, bà cụ nói: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”, từ đó dân gian có câu thành ngữ “Ngậm hạt thị”. Chính vì cây thị đã gắn bó mật thiết với văn hóa dân gian nên cây thị cảnh cũng được rất nhiều gia đình yêu thích trồng để trang trí cho không gian sống, đặc biệt là những cây thị bonsai có hình dáng đẹp mắt. Tại nước ta, có nhiều gốc cây thị đã có tuổi đời hàng trăm năm và có giá trị hàng tỷ đồng được các đại gia săn đón rất nồng nhiệt. 

Mỗi một cây thị tại nước ta lại có những câu chuyện cũng như các truyền thuyết dân gian được người dân tại địa phương đó lưu truyền. Ví dụ như cây thị nghìn năm tuổi ở đình Quán La – Tây Hồ – Hà Nội. Theo nhiều người dân kể lại, cây thị này đã được trồng từ thời Lý, cạnh gốc cây có một ngôi miếu nhỏ, vào ngày lễ, Tết người dân thường mang đồ tới đây thờ cúng và thắp hương. Điều đặc biệt là cây ra rất nhiều hoa nhưng chỉ cho duy nhất 1 quả, cây thị này đã được công nhận là cây di sản Việt Nam năm 1992. Trong lịch sử của dân tộc ta, những cây thị đã gắn liền với nhiều thế hệ, không chỉ riêng cây thị được trồng ở đình Quán La mà còn rất nhiều cây thị khác. 

Có nên trồng cây thị trước nhà?

Theo quan niệm trong dân gian thì cây thị là loại cây mang ý nghĩa tâm linh, chúng được ưu ái trồng ở những vùng đất rộng lớn, những khu vực như đình, chùa và những nơi thường được nhiều người trông thấy. Chúng ta rất hiếm khi thấy cây thị nào trồng ở sau nhà, vậy chúng ta có nên trồng cây thị trước nhà hay không? Câu trả lời là không. Bởi theo phong thủy, chúng ta không nên trồng những cây có kích thước quá lớn phía trước nhà.

Có nên trồng cây thị trước nhà?

Có nên trồng cây thị trước nhà?

Xét về mặt âm dương, những cây có cành lá quá sum suê, hình dáng cây to lớn sẽ che hết ánh nắng cũng như ngăn chặn những luồng khí lưu vào nhà. Từ đó không gian sống của chúng ta sẽ thiếu dương khí và tối tăm. Xét về mặt tự nhiên, những cây có kích thước lớn thường rất dễ bị ngã, đổ khi mưa lớn, gây nguy hiểm cho không gian sống. Đặc biệt, vào mùa khô, cây rụng lá sẽ làm bẩn sân, tốn công vệ sinh, khi không được vệ sinh dễ tạo môi trường sinh trưởng cho vi trùng, vi khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. 

Ngoài ra, loại cây này cũng là loại cây có tuổi thọ cao, chúng yêu cầu khá cao về đất trồng cũng như công chăm sóc, do đó người ta cũng rất ít khi trồng phía trước nhà mà thường trồng chúng ở trong sân vườn, khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Cây thị thường có tán lá khá lớn, nếu muốn trồng trước nhà thì buộc chúng ta phải lựa chọn một không gian đủ cho cây vươn tán, tuy nhiên điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới phong thủy của cả ngôi nhà. Hiện nay, ngoài việc trồng những giống cây thị ăn trái thì trên thị trường cũng có bán rất nhiều cây thị bonsai đã được lai tạo để hạn chế sinh trưởng, chúng ta có thể tham khảo. 

Lưu ý: Tuyệt đối không được trồng cây thị ở cạnh cửa chính, cửa ra vào bởi đây chính là sự xui xẻo, điềm báo cho những điều không tốt sẽ đến với gia chủ trong tương lai. 

Cách trồng cây thị rừng

Cây thị là giống cây lâu năm, chúng tuy có thể sống trong tự nhiên một thời gian dài nhưng lại đòi hỏi yêu cầu về đất trồng, điều kiện thời tiết và công chăm sóc khá cầu kỳ. Khi trồng thị, đặc biệt là giống cây thị rừng thì chúng ta cần lựa chọn những nơi trồng có nhiều ánh sáng, đất trồng có độ thoát nước tốt. Có hai phương pháp trồng cây thị đó là phương pháp gieo hạt và ghép cành, phương pháp gieo hạt được sử dụng nhiều hơn cả.

Cách trồng cây thị rừng

Cách trồng cây thị rừng

Cách trồng cây thị rừng như sau: Thực hiện gieo hạt trên khu đất trống, mỗi hạt giống cần cách nhau 30 – 50cm. Ban đầu cây con sẽ sinh trưởng rất chậm, thời gian từ khi bắt đầu gieo hạt tới khi cây cao được 1m phải mất 1 – 3 năm. Qua giai đoạn này cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và đều hơn, đặc biệt là nếu chúng ta để cây sinh trưởng trong điều kiện có đủ ánh sáng mặt trời. Sau khi cây lớn được 1m thì có thể đưa cây vào trồng trong chậu để làm cảnh hoặc trồng ở những nơi muốn trồng lâu dài. Cần lưu ý nên trồng cây ở những nơi có đất cao. 

Cách chăm sóc: Loại cây này không quá ưa thích độ ẩm nên chúng ta chỉ cần tưới khoảng 4 – 5 lần/1 tuần. Nên thực hiện xới gốc cho cây thường xuyên để giúp đất luôn được tơi xốp. Loại cây này thường mắc các bệnh như sâu khoang, sâu xanh, rệp muội trên lá nên khi phát hiện được các biểu hiện của loại bệnh này chúng ta cần cắt bỏ toàn bộ những phần bị sâu hại để tránh lây lan và phun thuốc phòng trừ ngay lập tức. 

Hình ảnh cây thị

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thị dưới đây:

Hình ảnh cây thị

Hình ảnh cây thị

Hình ảnh cây thị

Hình ảnh cây thị

Hình ảnh cây thị

Hình ảnh cây thị

Hình ảnh cây thị

Hình ảnh cây thị

Hình ảnh cây thị

Hình ảnh cây thị

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây thị, đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và việc có nên trồng loại cây này trước nhà. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây thanh long – Nguồn gốc, phân loại, công dụng, cách trồng

Sinh Vật Cảnh -