Cây sử quân tử ra hoa mùa nào? Trồng sử quân tử có tốt không?
Cây sử quân tử là giống cây cảnh hoa có vẻ đẹp yêu kiều, diễm lệ và hương thơm tỏa ngát cả một không gian. Loại cây này không còn quá xa lạ với chúng ta, loại hoa này được rất nhiều người yêu thích trồng trên ban công và trước nhà. Nhờ những chùm hoa màu hồng và trắng bắt mắt, cây đã thành công ghi dấu ấn vào trong lòng của rất nhiều tín đồ yêu hoa. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu đặc điểm cây sử quân tử, cây ra hoa mùa nào, cách trồng, trồng cây sử quân tử có tốt không và loại cây này có thể ăn được không?
Cây sử quân tử ra hoa mùa nào?
Cây sử quân tử có tên tiếng anh là combretum indicum, đây là giống cây cảnh hoa thân leo, hoa mọc tập trung thành chùm. Loại cây này có nguồn gốc từ khu vực Châu Phi và Châu Á. Tại nhiều nước, loại cây này đã được lai tạo thành nhiều màu sắc hoa khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là hai màu trắng và hồng. Cây sử quân tử là giống cây thân thảo, khi già phần thân sẽ hóa gỗ, loại cây này thường phải dựa vào các cây thân gỗ khác để sinh trưởng. Trước kia, đây là giống cây mọc hoang dại tại nhiều nơi, hiện chúng được trồng để làm cảnh.
Cây sử quân tử có chiều dài khoảng 10 – 15m, hoa được mọc ra từ nách lá, sinh trưởng thành chùm khoe sắc rực rỡ mỗi khi nở. Hoa có hình ống, được chia làm 5 thùy, khi nở cánh hoa sẽ xòe rộng như hình ngôi sao. Lúc mới hình thành nụ, hoa sử quân tử sẽ có màu trắng, khi nở sẽ chuyển dần về màu hồng và khi được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì hoa sẽ chuyển sang màu đỏ. Hoa sử quân tử có mùi thơm rất quyến rũ, từng chùm hoa nổi bật trên nền lá xanh tạo nên một khung cảnh đẹp, xua tan đi được nét trống vắng của không gian một cách hiệu quả.
Khi cây ra hoa có lẽ là lúc cây đẹp nhất, vậy cây sử quân tử ra hoa mùa nào? Hoa sử quân tử thường nở vào tháng 3 – 7 hằng năm, hiện trên thị trường có hai loại hoa sử quân tử đó là hoa sử quân tử kép và hoa sử quân tử đơn. Cây sử quân tử đơn có nguồn gốc tại Việt Nam và cây sử quân tử kép có nguồn gốc từ Thái Lan. Cả hai loại cây đều có những đặc điểm đặc trưng giống nhau nhưng chỉ khác nhau về kích thước hoa và hình dáng hoa. Hoa sử quân tử đơn chỉ có một lớp cánh hoa và kích thước lớn hơn hoa sử quân tử kép và ngược lại.
Trồng cây sử quân tử có tốt không?
Loài hoa này đại diện cho những người tốt tính, sòng phẳng, tượng trưng cho bậc quân tử, nghĩa trung hào kiệt. Cùng với đó, loài hoa này mang trong mình sức sống mãnh liệt, sự kiên cường, bất khuất và hiên ngang trước mọi khó khăn và giông bão. Dù cho thời tiết có khắc nghiệt như thế nào đi chăng nữa thì nó vẫn vươn cao về phía ánh sáng để khoe sắc và làm đẹp cho đời. Bởi vậy, loại hoa này còn mang thêm ý nghĩa về lối sống đẹp, sự cố gắng để khẳng định bản thân.
Trong phong thủy, cây sử quân tử còn được nhiều người cho rằng chúng sẽ mang tới sự may mắn, tài lộc, sự thuận lợi trong con đường công danh sự nghiệp của gia chủ. Vì vậy, nếu ai đó hỏi tôi về việc trồng cây sử quân tử có tốt không? Thì chắc chắn tôi sẽ trả lời là hoàn toàn phù hợp. Loại cây này tượng trưng cho sự thanh cao, tượng trưng cho cái thiện và những gì tốt đẹp cho cuộc sống. Cây có sức sống mạnh mẽ, mang màu sắc tinh khôi, hương thơm quyến rũ chắc chắn sẽ cải thiện nguồn năng lượng cho không gian sống của bạn.
Cây sử quân tử hợp mệnh gì?
Trong ngũ hành, vạn vật đều được cấu tạo bởi 5 nguyên tố là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Cây sử quân tử ứng với mệnh Mộc, mệnh Mộc thể hiện sự dẻo dai, vững chắc, sự sống mạnh mẽ và sự sinh sôi nảy nở của hành tinh. Vậy cây sử quân tử hợp mệnh gì? Dựa theo yếu tố tương sinh và tương khắc của ngũ hành thì cây sử quân tử hợp nhất với hai mệnh đó là Mộc và Hỏa. Hai bản mệnh này trồng cây sử quân tử sẽ giúp thu hút được nhiều may mắn, hạnh phúc và sự bình an cho gia chủ. Các chuyên gia phong thủy cũng khuyến khích những người mệnh Mộc nên trồng cây sử quân tử làm thảm cỏ, hòn non bộ, ban công, cổng vòm để tăng thêm phần may mắn và phát tài.
Cách trồng cây sử quân tử
Việc trồng cây sử quân tử rất đơn giản và dễ thực hiện, chúng ta có thể trồng loại cây này ở hàng rào, hiên nhà, sân thượng, ban công,… đều phù hợp. Cách trồng cây sử quân tử được nhiều người sử dụng nhất chính là phương pháp trồng bằng hạt giống.
Cách trồng cây sử quân tử bằng hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 24 tiếng rồi vớt ra và để ráo. Sau đó ủ chúng trong khăn ẩm khoảng 2 ngày cho tới khi hạt nứt và nảy mầm. Có thể tận dụng thùng xốp hoặc các vật dụng bỏ đi để làm giá thể. Gieo vãi hạt trên các giá thể, khoảng 20 – 30 ngày sau thì hạt sẽ nảy mầm, cây đã bắt đầu ra lá mầm. Khi cây cao khoảng 10 – 12cm thì có thể đưa cây vào trồng trong chậu hoặc ở những vị trí trồng lâu dài.
Nếu trồng cây sử quân tử trong chậu thì chúng ta nên lựa chọn những chậu trồng có kích thước lớn để không phải mất công thay chậu. Khi cây cao khoảng 30 – 50cm thì chúng ta tiến hành làm giàn cho cây leo. Nên trồng cây ở những nơi có nhiều gió, ánh sáng mặt trời chiếu liên tục. Vào mùa hè nên tưới nhiều nước cho cây, mùa mưa nên hạn chế tưới nước và chú ý thoát nước cho cây.
Có nên trồng cây sử quân tử trước nhà?
Do đặc điểm ưa thích ánh sáng nên chúng ta cần trồng loại cây này ở những nơi có nhiều nắng và thoáng mát. Nhiều người thường thắc mắc không biết có nên trồng cây sử quân tử trước nhà không? Thực chất, đây chính là một vị trí vô cùng thuận lợi cho cây phát triển, đặc biệt nếu trồng cây làm giàn leo hoặc cổng vòm phía trước nhà vừa giúp che nắng lại vừa giúp tăng tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà.
Cây sử quân tử trồng ban công có thích hợp?
Là giống cây dây leo được trồng nhiều ở những khu nhà có không gian rộng lớn, thoáng đãng, khi mùa hoa tới những cánh hoa mềm mại khoe sắc tạo nên vẻ đẹp sinh động và giúp bừng sáng cả một góc nhà. Nhiều nhà phong thủy học cũng cho rằng việc cây sử quân tử trồng ban công sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc hơn cho gia chủ. Do vậy, đây cũng là một vị trí mà chúng ta nên cân nhắc.
Cây hoa sử quân tử có ăn được không?
Thời Tam Quốc, con trai của Lưu Bị bỗng bị mắc một căn bệnh lạ, da xanh xao, bụng trướng to như cái trống, hay quấy khóc và chỉ ăn được gạo sống. Một hôm, Lưu Thiện được binh sĩ dẫn đi xem kịch, lúc về đột nhiên nôn mửa và tiêu chảy, sau đó ôm bụng kêu đau. Sau đó Lưu Bị đã hỏi xem Lưu Thiện có ăn nhầm gì không thì được biết cậu ta ăn trái dại, nghĩ rằng con trai mình đã bị ngộ độc nên Lưu Bị đã cho mời đại phu. Trong thời gian chờ đại phu thì cậu bé đã đi ra rất nhiều giun và khỏi luôn chứng bệnh bị mắc phải. Từ đó, người dân thường hay lấy loại quả này về nghiền thành bột uống để chữa bệnh giống Lưu Thiện. Vì con trai Lưu sứ quân là người dùng nó đầu tiên nên cái tên sử quân tử cũng ra đời từ đây.
Vậy, cây hoa sử quân tử có ăn được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, chúng không được sử dụng bằng cách ăn tươi mà được nghiền nhỏ thành bột và pha cùng với nước để uống. Thông thường, các bộ phận như nhân hạt, rễ, hoa sử quân tử sẽ được phơi khô, nghiền nát thành bột và hòa tan với nước uống để trị bệnh nấc, đau bụng, ăn không tiêu, giun đũa, giúp cải thiện tỳ vị, chữa các bệnh lở và ngứa ở trẻ em, tả lỵ, tiểu tiện đục,…
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây sử quân tử, cây ra hoa mùa nào, cách trồng, trồng cây sử quân tử có tốt không và loại cây này có thể ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lương thực là gì? Các loại cây lương thực trên thế giới
Sinh Vật Cảnh -Cây lương thực là gì? Các loại cây lương thực trên thế giới
Cây sơ ri – Đặc điểm, tuổi thọ, cách trồng, cách chăm sóc
Cây sò huyết – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây roi: Đặc điểm, cách trồng và vì sao cây roi không ra quả?
Cây ráy là gì? Tác dụng, cách trồng, cách xử lý khi ăn phải
Cây ô môi trị bệnh gì? Đặc điểm và trái ô môi ăn được không?
Cây nho – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc