Cây ô môi trị bệnh gì? Đặc điểm và trái ô môi ăn được không?

Cây ô môi là một trong những cây cảnh che bóng mát đẹp, dễ trồng. Chúng có nhiều công dụng trong y học cổ truyền của nước ta, lá cây ô môi thường được dùng để chữa các bệnh ngoài da, quả được dùng để làm thuốc bổ, thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, điều trị nhức mỏi. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây ô môi, tác dụng, cách trồng và việc trái ô môi có ăn được không? 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây ô môi rụng

Cây ô môi là giống thực vật thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 7 – 15m, đường kính thân lớn. Cây có nhiều cành nhánh, vỏ thân nhẵn bóng, cành mọc không theo hướng cố định mà tỏa đều ra các hướng. Cành non được bao phủ bởi một lớp lông mềm, cành già có màu nâu xám. Lá cây có kích thước lớn, là dạng lá kép lông chim, bao gồm khoảng 10 – 30 lá chét hình trứng. Lá cây ô môi có hình dáng giống quả trám, màu xanh đậm, chiều dài khoảng 7 – 12cm, chiều rộng khoảng 4 – 8cm, hai bề mặt được bao phủ bởi lớp lông mềm, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Mùa ra hoa bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 3, mùa thu hoạch quả là vào mùa đông.

Đặc điểm cây ô môi rụng

Đặc điểm cây ô môi rụng

Hoa cây ô môi màu hồng, mọc ra từ nách của những chiếc lá đã rụng, chúng sinh trưởng thành cụm dài và rủ xuống mặt đất. Các bông hoa không mọc sát nhau mà mọc khá thưa, một cụm hoa thường dài khoảng 20 – 40cm. Quả cây ô môi khá cứng, cong như hình lưỡi liềm, vỏ ngoài có màu đen, chiều dài khoảng 20 – 60cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm, cuống ngắn. Bên trong quả có chứa nhiều hạt, mỗi hạt được phân cách với nhau bằng một lớp màng mỏng, hạt màu vàng và khá cứng. Quanh hạt có lớp thịt mềm, màu nâu đỏ, mùi hắc, vị ngọt, hơi chua. Khi quả ô môi chín thì sẽ rụng dần xuống đất, chính vì vậy nhiều người còn gọi là cây ô môi rụng

Loại cây này có nguồn gốc từ các nước phía Nam của khu vực Châu Mỹ, hiện nay được trồng ở tất cả các nước có khí hậu nhiệt đới trên thế giới. Cây có vẻ ngoài khá bắt mắt, cành to, hoa đẹp nên được trồng làm cây bóng mát và làm cảnh tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Tại nước ta, loại cây này mọc hoang dại chủ yếu tại khu vực miền Nam, đặc biệt nhiều ở các tỉnh gần đồng bằng sông Cửu Long để làm cây bóng mát và cây dược liệu. Miền Bắc cũng có trồng loại cây này nhưng chỉ trồng với diện tích nhỏ. Đây là giống cây ưa ẩm, được trồng chủ yếu vào mùa khô khi cây đang trong giai đoạn rụng lá. 

Cây ô môi còn gọi là cây gì?

Cây ô môi được sử dụng cả rễ, thân, quả và lá, bộ phận được sử dụng nhiều nhất là quả ô môi. Khi quả chín sẽ được người dân thu hái về bỏ vỏ, bỏ hạt, ngâm cùi với rượu để dùng dần. Lá và vỏ cây ô môi thu hái quanh năm, thường được dùng tươi, vậy cây ô môi còn gọi là cây gì? Cây ô môi còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như: Cây may khoum, cây brai xiêm(Viêng Chăn), cây rich chopeu, cây krêête, cây sac phlê(Campuchia), cây quả canhkina, cây cốt khí, cây bọ cạp nước (Việt Nam),… Chúng có danh pháp khoa học là cassia grandis (L.f.), thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Cây ô môi còn gọi là cây gì?

Cây ô môi còn gọi là cây gì?

Cây ô môi rụng trị bệnh gì?

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây ô môi có chứa chất nhựa, chất nhầy, tinh dầu, antraglucozit, saponin, canxi oxalat, tanin, gluxit. Theo y học cổ truyền, cây ô môi có vị đắng, chát, ngọt nhẹ, có công dụng giải độc, sát trùng, nhuận tràng và xổ. Loại cây này được ứng dụng trong Đông Y từ lâu với nhiều công dụng, chúng được y học dân gian ví như cây canhkina của Việt Nam. Có lẽ vì vậy mà nhiều người lầm tưởng loại cây này với cây canhkina. Theo y học dân gian, người ta thường ngâm hạt ô môi với nước nóng cho tới khi mềm và nấu với nước đường làm chè ăn giải khát ngày hè và bồi bổ cơ thể.

Cây ô môi rụng trị bệnh gì?

Cây ô môi rụng trị bệnh gì?

Lá cây ô môi được dùng để giã nát điều trị các bệnh ngoài da còn phần vỏ thân và rễ được dùng để điều trị các vết thương do côn trùng cắn. Vậy theo y học hiện đại, cây ô môi rụng trị bệnh gì? Cây ô môi được dùng để chế biến thành cao, có công dụng chữa đau lưng, đau xương, nhức mỏi, bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng. Ngoài ra, bên trong cây ô môi còn có một số tinh chất có công dụng chữa lỵ, ỉa chảy và một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Rượu ô môi là sản phẩm được người dân sử dụng phổ biến nhất. 

Trái ô môi ngâm rượu trị bệnh gì?

Trái ô môi sau khi chín sẽ được người dân bỏ vỏ, bỏ hạt và thu hái lấy phần thịt bên trong và ngâm với rượu. Vậy trái ô môi ngâm rượu trị bệnh gì? Rượu ô môi được người dân sử dụng uống mỗi ngày với công dụng chữa các bệnh về xương khớp, làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Trung bình một trái ô môi có thể ngâm chung được với khoảng 500ml rượu có nồng độ 25 – 30 độ cồn, chỉ cần ngâm trong khoảng 15 – 20 ngày là chúng ta có thể sử dụng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 chén nhỏ trước ăn. Rượu ngâm càng lâu càng tốt.

Trái ô môi ngâm rượu trị bệnh gì?

Trái ô môi ngâm rượu trị bệnh gì?

Cây ô môi có ăn được không?

Trái ô môi khi già sẽ bắt đầu khô cứng, chúng ta có thể bảo quản chúng rất lâu mà không sợ bị hư hỏng. Chúng ta không hề khó bắt gặp những bó quả ô môi được bày bán ở những khu chợ của khu vực miền Nam. Như chúng ta đã biết, quả ô môi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy các bộ phận trên cây ô môi có ăn được không? Thực chất, bộ phận duy nhất có thể ăn được ở cây ô môi đó chính là phần trái. Trẻ em nông thôn rất thích ăn loại trái này, chúng thường cạo sạch lớp vỏ xanh bên ngoài của trái ô môi tươi và cạo lấy phần cơm bên trong để ăn. Quả ô môi có thể ăn sống, ngâm rượu hoặc nấu cao, vỏ thân, lá được dùng để đắp ngoài hoặc sắc nước uống.

Cây ô môi có ăn được không?

Cây ô môi có ăn được không?

Cách trồng cây ô môi hoa vàng

Cây ô môi có thể được nhân giống từ hạt cây ô môi chín, già, không bị sâu bệnh. Sau khi thu hoạch được trái ô môi đủ điều kiện làm giống thì tách hạt và mang hạt đi ngâm trong nước khoảng 48h sau đó gieo trực tiếp vào một khoảng đất trống, thoáng mát và có độ ẩm cao. Sau khi hạt nảy mầm, cây con sinh trưởng thì chúng ta chăm sóc cho chúng cao khoảng 30 – 40cm thì có thể mang đi trồng. Nếu bạn muốn có được chất lượng cây giống tốt hơn thì có thể tham khảo việc mua hạt giống tại các vườn ươm trên địa bàn, đặc biệt là các vườn ươm phía Nam đều có sẵn. Lúc này, chúng ta có thể tùy ý lựa chọn chiều cao, kích thước loại cây ô môi bạn muốn trồng.

Cách trồng cây ô môi hoa vàng

Cách trồng cây ô môi hoa vàng

Đất trồng: Cây thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là đất phù sa và đất thịt, có thể trộn vào đất thêm tro, trấu để tăng độ tơi xốp và giúp cây sinh trưởng nhanh. Chuẩn bị các dụng cụ để che chắn cho cây con sau khi trồng. 

Cách trồng cây ô môi hoa vàng đúng kỹ thuật: Việc trồng loại cây này cũng đơn giản giống như các loại cây khác mà thôi. Sau khi đã chuẩn bị hố trồng thì chúng ta loại bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây sao cho không ảnh hưởng tới rễ cây và đặt cây từ từ vào hố trồng. Tiến hành lấp đất và giữ cho cây sao cho cây mọc thẳng đứng, để cố định cây không bị đổ, ngã khi có gió lớn thì bạn có thể làm hàng rào bao xung quanh gốc cây, đây cũng là cách ngăn các loài động vật khác phá hoại. Hoàn tất xong thì chúng ta tiến hành tưới nước giữ ẩm cho cây mới trồng.

Hình ảnh cây ô môi

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ô môi dưới đây:

Hình ảnh cây ô môi

Hình ảnh cây ô môi

Hình ảnh cây ô môi

Hình ảnh cây ô môi

Hình ảnh cây ô môi

Hình ảnh cây ô môi

Hình ảnh cây ô môi

Hình ảnh cây ô môi

Hình ảnh cây ô môi

Hình ảnh cây ô môi

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây ô môi, tác dụng, cách trồng và việc trái ô môi có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây nho – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -