Cây khoai tây – Quá trình phát triển, cách trồng và chăm sóc

Cây khoai tây là loại cây lương thực lấy củ, phần củ sinh trưởng dưới lòng đất và mang lại nhiều giá trị kinh tế và dinh dưỡng cho con người. Loại cây này có hệ thống rễ ngắn, hoa có màu sắc thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, một cây khoai tây khỏe mạnh có thể cho từ 5 – 25 củ. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về quá trình phát triển cây khoai tây, cách trồng, kỹ thuật chăm sóc và việc lá cây khoai tây có ăn được không? 

Nội Dung Chính

Quá trình phát triển của cây khoai tây

Cây khoai tây có tên khoa học là solanum tuberosum, thuộc họ Cà (Solanaceae), chi Solanum, loài S.tuberosum. Đây là giống cây nông nghiệp ngắn ngày, phần củ chứa nhiều tinh bột và các hợp chất cần thiết cho hoạt động sống của con người. Thời gian từ khi cây khoai tây bắt đầu được trồng dưới đất cho tới khi thu hoạch phụ thuộc vào giống, tuổi thọ trung bình khoảng 45 – 130 ngày. Quá trình phát triển của cây khoai tây được chia làm 5 giai đoạn: 

Giai đoạn 1: Giai đoạn nảy mầm.

Củ khoai tây giống được bảo quản thời gian dài sẽ bắt đầu sinh trưởng, thời gian của giai đoạn này không cố định mà phụ thuộc vào axit và phenol (Hai chất ức chế sinh trưởng). Theo thời gian, hàm lượng hai chất này trong củ sẽ giảm dần, lúc này chồi non bắt đầu sinh trưởng. Sau một thời gian thì chồi bắt đầu sinh trưởng rễ và lá non, lúc này phần củ mẹ đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Thông thường, ngay khi kết thúc giai đoạn 1 thì người dân sẽ đem cây đi gieo trồng.

Quá trình phát triển của cây khoai tây

Quá trình phát triển của cây khoai tây

Giai đoạn 2: Giai đoạn hình thành cây.

Đây là giai đoạn phát triển tích cực của rễ, lá và thân. Lúc này, cây bắt đầu hút chất dinh dưỡng trong lòng đất. Để cây sinh trưởng tốt ở giai đoạn này thì chúng ta cần cung cấp ánh sáng vừa phải, độ ẩm 18 – 25 °C, tưới nước mỗi ngày một lần cho cây. 

Giai đoạn 3 và 4: Đây là giai đoạn ra hoa và hình thành củ.

Thời kỳ này chính là thời kỳ tăng trưởng mạnh về số lượng lá, sau khi phần thân, lá, hoa sinh trưởng thì củ sẽ bắt đầu hình thành. Đây chính là thời kỳ nền tảng cho việc thu hoạch sau này, bởi cây càng ra hoa nhiều thì số lượng củ càng lớn. Đến cuối thời kỳ sinh trưởng, nhu cầu nước của cây giảm dần. 

Giai đoạn 5: Giai đoạn thu hoạch.

Ở giai đoạn này, phần trên mặt đất bắt đầu già cỗi, vàng úa và khô héo, tán lá đã rụng đi khoảng 70%.

Cây khoai tây cao bao nhiêu?

Cây khoai tây cao bao nhiêu là câu hỏi mà rất nhiều người nông dân quan tâm. Một cây khoai tây trưởng thành sẽ cao khoảng 20 inch (50 cm), đối với những cây chăm sóc kém sẽ có chiều cao thấp hơn. Rễ cây tương đối ngắn, chỉ trong khoảng 2 feet (60cm) tính từ mặt đất.

Cây khoai tây cao bao nhiêu?

Cây khoai tây cao bao nhiêu?

Cây khoai tây có hoa không?

Hiện nay, nhiều nhà khoa học đã lai tạo ra những giống khoai tây không có hoa, đối với những giống cây này, năng suất của cây hoàn toàn không liên quan tới hoa. Nhiều giống khoai tây, củ còn được hình thành trước cả hoa, một số giống lại ra hoa khá nhanh, đặc biệt mùa mưa chúng ta rất khó để thấy hoa khoai tây. Do đó, cây khoai tây có hoa không được khá nhiều người quan tâm. Hoa khoai tây có màu tím, xanh, đỏ, hồng, trắng, nhụy hoa màu vàng. Chúng được thụ phấn chủ yếu qua côn trùng và giai đoạn thụ phấn cũng diễn ra rất nhanh. 

Cây khoai tây có hoa không?

Cây khoai tây có hoa không?

Lá cây khoai tây có ăn được không?

Củ khoai tây là một loại thực phẩm thường thấy trong các bữa ăn hằng ngày. Trước kia, loại củ này còn được xem là lương thực chính quyết định sự sống còn của con người. Củ khoai tây được dùng để ăn là điều gì đó quá quen thuộc rồi, vậy lá cây khoai tây có ăn được không? Thực chất, nhiều người xếp cây khoai tây và khoai lang là cùng một loại, rau khoai lang là một món ăn dân dã nên nhiều người đã nghĩ rằng lá cây khoai tây cũng có thể ăn được giống như vậy. Tuy nhiên, lá cây khoai tây có chứa độc tính, các nhà khoa học khuyến cáo người dân không nên chế biến chúng thành món ăn. 

Lá cây khoai tây có ăn được không?

Lá cây khoai tây có ăn được không?

Hơn hết, lá cây khoai tây cũng không hề có hàm lượng dinh dưỡng gì, đặc biệt là phần ngọn non hoặc mầm non của cây. Khi chúng ta để củ khoai tây quá lâu thì chúng sẽ bắt đầu nảy mầm, nhiều người chỉ cắt bỏ nó đi và ăn tiếp, nhiều người lại cho rằng củ khoai tây mọc mầm rất độc hại, nếu ăn vào dễ gây ngộ độc thực phẩm và tử vong. Điều này hoàn toàn chính xác bởi khi củ khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên, chúng vô tình sẽ gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng hoặc nặng hơn là huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu. 

Cách trồng cây khoai tây leo

Cây khoai tây là giống cây lương thực ưa lạnh, thời tiết càng rét cây càng cho năng suất cao. Đây cũng là loại cây mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân vùng cao, loại cây này cũng không gây áp lực cho người nông dân về thời vụ trồng. Để trồng cây khoai tây đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn, hạn chế sâu hại, chúng ta cần tuân theo yêu cầu kỹ thuật sau: 

Chọn giống: Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống khoai tây khác nhau, chúng ta có thể lựa chọn sao cho phù hợp với thời tiết, khí hậu và điều kiện canh tác của từng địa phương. 

Cách tạo giống: Xếp củ khoai tây mẹ vào nơi ẩm thấp, ít ánh sáng và phủ lên bề mặt một lớp rơm rạ để ủ nhiệt. Ủ trong 5 – 10 ngày, khi mầm cây đã dài khoảng 1 – 1,5cm thì đem đi cắt củ. Mỗi mầm sẽ cắt thành một phần khác nhau để giảm chi phí giống.

Cách trồng cây khoai tây leo

Cách trồng cây khoai tây leo

Chọn đất: Chuẩn bị đất tới xốp, có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước nhanh, giữ ẩm tốt. Lên luống theo hàng đơn hoặc hàng đôi, mặt luống cao 20 – 25cm, rộng 110- 120cm. 

Phân bón: Bón lót trước khi trồng bằng phân chuồng hoai mục, phân lân supe, phân ure, phân kali và vôi bột. 

Cách trồng cây khoai tây leo: Đặt củ giống vào rãnh trồng sao cho mầm cây thẳng lên trời. Phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng. Mỗi củ cần cách nhau khoảng 20 – 22cm, đặt so le nhau và đảm bảo mật độ trồng là 1300/1 sào. Sau đó bắt đầu làm giàn leo cho cây.

Kỹ thuật chăm sóc cây khoai tây

Kỹ thuật chăm sóc cây khoai tây khỏe mạnh, nhanh thu hoạch như sau: 

Giữ ẩm cho cây: Sau khi trồng cần phủ lên toàn bộ bề mặt luống trấu hoặc rơm rạ để giữ ẩm cho đất, vừa tạo độ tơi xốp, vừa hạn chế được cỏ dại. 

Tưới nước: Trong tháng đầu cần hạn chế tưới nước cho cây, khi quan sát thấy đất quá khô thì nên tưới nước dạng phun sương lên toàn bộ bề mặt luống. Sau khi cây đã cao được 10cm thì có thể thực hiện tưới nước kết hợp thêm đạm và kali vào xung quanh gốc, tránh tưới trực tiếp vào gốc. Khi cây bắt đầu ra hoa thì thực hiện tưới rãnh cho cây, khi nước đã ngấm vào rãnh thì cần tháo kiệt nước, tránh để nước còn đọng lại gây nhiều nguồn bệnh.

Kỹ thuật chăm sóc cây khoai tây

Kỹ thuật chăm sóc cây khoai tây

Tỉa mầm: Khi cây cao khoảng 5 – 10cm, chúng ta cần dùng kéo cắt tỉa bớt đi những cành nhánh, mỗi cây chỉ giữ lại không quá 3 nhánh. 

Vun luống: Ngay sau khi trồng cần vun gốc cho cây sao cho đất lấp đến cổ lá để tránh phần củ mẹ gặp ánh sáng sẽ tiếp tục sinh trưởng thêm chồi. 

Phòng trừ sâu bệnh: Cây thường xuyên gặp rệp sáp trắng, nhện trắng, sâu xám, sâu khoang, bệnh mốc sương và chuột. Cần thường xuyên quan sát, nếu có dấu hiệu bệnh thì phun thuốc phòng trừ ngay. 

Hình ảnh cây khoai tây

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây khoai tây dưới đây: 

Hình ảnh cây khoai tây

Hình ảnh cây khoai tây

Hình ảnh cây khoai tây

Hình ảnh cây khoai tây

Hình ảnh cây khoai tây

Hình ảnh cây khoai tây

Hình ảnh cây khoai tây

Hình ảnh cây khoai tây

Hình ảnh cây khoai tây

Hình ảnh cây khoai tây

Trên đây là toàn bộ thông tin về quá trình phát triển cây khoai tây, cách trồng, kỹ thuật chăm sóc và việc lá cây khoai tây có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây mắc mật là gì? Giá trị kinh tế, cách trồng và công dụng

Sinh Vật Cảnh -