Cây ngọc lan – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí đặt, cách chăm sóc
Cây ngọc lan là giống cây cảnh trang trí có màu sắc tinh khiết, mùi thơm nhẹ nhàng say đắm lòng người. Có vô vàn những tâm hồn yêu hoa đã lỡ va vào vào vẻ đẹp mang tên ngọc lan này. Vậy cây ngọc lan trắng và cây ngọc lan vàng có đặc điểm gì, ý nghĩa, cách trồng ra sao, điều gì cần kiêng khi trồng loại hoa này. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin chi tiết.
Đặc điểm cây ngọc lan trắng
Chắc hẳn trong chúng ta khi thấy hình ảnh cây hoa ngọc lan tỏa hương thơm mát khắp ngõ ngách, phố phường cũng từng hít hà mùi thơm quyến rũ đó một vài lần. Ngoài việc được trồng trong những khu phố, những con đường, vườn nhà, loại hoa thơm ngát này còn được ưu ái trồng làm cây công trình để che bóng mát và trang trí quang cảnh. Không khó để chúng ta có thể bắt gặp loại cây này ở trong vườn nhà của những căn biệt thự, khu đô thị, khu nghĩ dưỡng,… Cây ngọc lan trắng có tên khoa học là michelia alba, tên tiếng anh là white champaca, thuộc họ Magnoliaceae (Ngọc Lan).
Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới với nhiều cái tên gọi khác như: Cây bạch lan hoa, cây sứ trắng, cây mộc lan trắng,… Những bông hoa ngọc lan trắng thường xuyên được sử dụng trong những ngày lễ trọng đại của nhiều quốc gia trên thế giới. Loại cây này có hoa rất thơm, thường nở vào mùa xuân hè, những không gian nào trồng loại cây này đều khiến chúng ta không thể rời mắt. Trong chi Ngọc Lan hiện có khoảng hơn 50 loài thực vật từ thân gỗ tới thân thảo, từ những cây thường xanh tới những cây sống trong khu vực khí hậu nhiệt đới.
Tại nước ta, chi này có khoảng 20 loài, trong số đó có khoảng 5 loài được trồng rộng rãi nhiều tỉnh thành với mục đích trang trí. Đặc điểm cây ngọc lan trắng cũng giống những cây trong cùng họ Magnoliaceae, chúng thường mọc tập trung tại những nước trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại cây này có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, tốc độ sinh trưởng của chúng không quá nhanh. Chúng có thân gỗ khá lớn, vỏ ngoài nhẵn bóng, màu xám, phần thân phân nhiều nhánh và khá thẳng. Chiều cao trung bình khoảng 5 – 20m, lá có hình trứng, nhọn một đầu, hai mặt lá nhẵn bóng và mặt dưới được bao phủ bởi một lớp lông mềm.
Lá ngọc lan trắng có màu xanh nhạt, khi già sẽ chuyển dần sang màu đậm hơn, lá mọc so le. Hoa mọc ra từ nách lá, một cành sẽ có khoảng 1 – 15 bông, mỗi bông có khoảng 10 – 12 cánh hoa. Hoa ngọc lan có nhiều nhị, kích thước nhị khá ngắn, quả sẽ phát triển ngay sau khi hoa tàn. Quả ngọc lan có hình bầu dục, mỗi quả sẽ có chứa từ 1 – 8 hạt. Loại cây này có thể sinh trưởng trong cả môi trường có nhiều ánh nắng và môi trường có nắng bán phần, cây sinh trưởng tốt ở những nơi mưa nhiều, đất mùn, độ thoát nước tốt. Tại nước ta, cây tập trung nhiều ở đồng bằng Nam Bộ.
Cây ngọc lan vàng
Cây ngọc lan vàng là một trong những loại cây cảnh được sử dụng phổ biến, cây ngọc lan vàng mang trong mình một số đặc điểm tương tự như cây ngọc lan trắng. Cây ngọc lan vàng có nhiều tên gọi tiếng anh khác như: Cây samba, cây sampige, cây champaca, cây champac, cây champak, cây cempaka, cây champa,… Tại nước ta, cây được gọi với nhiều cái tên gọi khác như: Cây ngọc lan ta, cây ngọc lan hoa vàng, cây sứ ngọc lan,…
Cũng giống như những cây ngọc lan hoa trắng, cây ngọc lan vàng được dân gian so sánh với những người con gái đẹp, dịu dàng, thục nữ, đoan trang. Chúng tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường trong cuộc sống và sự chân thành trong các mối quan hệ. Người ta luôn quan niệm rằng, những ai mà yêu quý loại cây này đều có những tâm hồn tinh tế, giản dị, yêu cái đẹp, biết thưởng thức những hương sắc yêu kiều xung quanh. Vậy còn chần chờ gì nữa mà chúng ta không dành tặng cho nhau những chậu ngọc lan để thể hiện tình cảm của bản thân mình với những người xung quanh.
Ý nghĩa cây ngọc lan trắng
Nhiều sự tích về cây ngọc lan trắng cũng đã lưu truyền trong dân gian từ lâu. Cây ngọc lan trắng chính là biểu tượng của sự nhân từ, tấm lòng thơm thảo, sự dịu dàng, hiền thục của người phụ nữ Việt Nam. Loại cây này thường có thời gian trổ hoa rất lâu, mùi thơm của chúng cũng lan tỏa trong không khí rất xa, chính vì vậy chúng mang trong mình sự bền bỉ, ý chí kiên cường, sức sống mãnh liệt. Loài hoa này mang một vẻ đẹp băng thanh, ngọc khiết, trong sáng hiếm có loại hoa nào có thể sánh bằng. Cũng chính vì lẽ đó nên những người yêu thích loài hoa này đều là những người có tâm hồn thanh cao, lối sống nhẹ nhàng, giản dị.
Trong phong thủy, cây ngọc lan trắng có thể giúp giảm bớt đi những nguồn năng lượng xấu, đem lại cho chúng ta những điều tích cực, tạo chúng ta một tâm trạng thư giãn, thoải mái. Chính bởi ý nghĩa này nên chúng được ưu tiên trang trí trong những dịp lễ quan trọng như sinh nhật, tân gia, đám cưới,… Tại nhiều địa phương trên thế giới vẫn đang lưu giữ phong tục cài hoa ngọc lan trắng để lấy may mắn. Theo nhiều nhà khoa học cho biết, cây ngọc lan có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, chúng có thể hấp thụ được khí cacbonic, lưu huỳnh và thải ra khí oxy giúp cho hoạt động sống của con người. Chắc hẳn vì thế nên nhiều cơ quan, xí nghiệp những nơi bị nhiễm khí SO2 và Cl đang tiến hành trồng cây ngọc lan làm cây công trình.
Không chỉ dừng lại ở đấy, cây ngọc lan còn đem lại giá trị kinh tế lớn cho người dân bằng cách thu hái gỗ và các bộ phận làm thuốc. Gỗ ngọc lan được sử dụng làm một số đồ nội thất và thủ công mỹ nghệ. Hoa ngọc lan được chiết xuất thành nước hoa, hương liệu, dầu thơm trong ngành mỹ phẩm. Loại hoa này cũng chính là vị thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, kiểm soát huyết áp, ổn định tinh thần, chữa trị trầm cảm hiệu quả.
Cách chăm sóc cây ngọc lan trong chậu
Cây ngọc lan là loại cây thường xanh, lá xanh mướt quanh năm. loại cây này ưa thích ánh sáng tự nhiên, chịu được lạnh trong thời gian dài. Chính vì vậy, cách chăm sóc cây ngọc lan trong chậu cũng khá dễ dàng chứ không cầu kỳ như nhiều người nghĩ. Ở giai đoạn đầu khi mới trồng, chúng ta cần che nắng cho cây, hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào khiến cây bị cháy lá.
Loại cây này cũng không ưa nhiều nước, vào mùa khô chúng ta không cần tưới nước cho cây, mùa hè nên tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Nếu chúng ta đã bón lót cho cây trước khi trồng thì không cần bón phân hằng tháng nữa. Khi thấy đất khô, cằn cỗi thì chúng ta cần tiến hành thay đất và bón thêm phân NPK kết hợp phân chuồng cho cây. Cần hạn chế tỉa cành, khi bị sâu bệnh chúng ta nên cắt bỏ hoàn toàn luôn cành bị bệnh. Khi hoa tàn thì chúng ta cần cắt cả hoa và cành để tránh ảnh hưởng tới năng suất của mùa hoa sau.
Vì sao phải kiêng trồng hoa ngọc lan ở cửa ra vào?
Cây ngọc lan là loại cây được trồng nhiều với mục đích trang trí và phong thủy. Việc trồng cây trước nhà là vô cùng phù hợp bởi chúng sẽ mang lại nhiều nguồn năng lượng tích cực, tinh thần làm việc tốt và các thành viên trong gia đình sẽ luôn thấy bình an, gặp nhiều may mắn và hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta cần kiêng trồng hoa ngọc lan ở cửa ra vào, bởi đây là nơi đón và lưu thông nguồn khí lưu trong gia đình. Khi gặp cây, các luồng khí sẽ bị xung đột, từ đó ảnh hưởng tới phong thủy của ngôi nhà.
Hình ảnh cây ngọc lan trong tự nhiên
Dưới đây là một số hình ảnh cây ngọc lan trong tự nhiên, mời bạn chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây ngọc lan trắng và cây ngọc lan vàng, ý nghĩa, cách trồng ra sao, điều gì cần kiêng khi trồng loại hoa này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây măng tây – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây măng tây – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng
Cây mật nhân – Đặc điểm, tác dụng, rượu mật nhân và tác hại
Cây muồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế
Cây nắp ấm là gì? Tác dụng, cách trồng, nơi trồng thích hợp
Cây mắc ca – Phân bố, công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây may mắn – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây mai xanh có mấy loại? Ý nghĩa, cách trồng và cách tuốt lá