Cây lan chi – Đặc điểm, tên gọi khác, ý nghĩa và cách trồng

Cây lan chi là cây cảnh lá có thân thảo, dạng leo được nhiều yêu thích. Loại cây này hiếm khi ra hoa, khi cây ra hoa lại mang rất nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về cây lan chi lá sọc, cây lan chi thủy sinh, ý nghĩa, sự khác biệt giữa cây lan chi và cây mẫu tử, cách trồng loại cây này ra sao? 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây lan chi lá sọc

Cây lan chi có tên tiếng anh là chlorophytum comosum, là một loài thực vật lọc khí thuộc họ Thùa (Agavaceae). Trước kia, cây có tên gọi là anthericum ramosum, sau năm 1862 cây mới được đổi tên như hiện tại. Cây thuộc chi Lục Thảo (Chlorophytum), có nguồn gốc từ Châu Phi. Tại nước ta, cây được gọi bằng nhiều cái tên khác như: Cây thảo lan chi, cây lục thảo trổ, cây mẫu tử, cây dây nhện, cây cỏ lan chi,… Loại cây này thường xuyên được sử dụng làm cây cảnh trang trí trong các quán cà phê, bàn làm việc, kệ tivi, trang trí tường, nội thất, treo tường,… 

Đặc điểm cây lan chi lá sọc

Đặc điểm cây lan chi lá sọc

Cây thuộc loại cây nhiệt đới, được tìm thấy tại nhiều khu vực có nền khí hậu nhiệt đới như: Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ,… Hình dáng bên ngoài của cây trông rất nhẹ nhàng, tạo cho người nhìn cảm giác yếu đuối, mỏng manh cần được chở che. Tuy nhiên, cây lại là một loài cây có sức sống khá mãnh liệt, thích nghi được nhiều điều kiện sống khác nhau, có thể chịu được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, điều kiện thời tiết, sự thiếu hụt của nhiệt độ và ánh sáng. Với hình dáng nhỏ nhắn, dễ thương, loại cây này thường được ưu tiên trồng trong chậu thủy tinh, chậu sứ để bàn, đặt trên các kệ gỗ trang trí tiểu cảnh.

Cây lan chi lá sọc và một trong những giống cây lan chi phổ biến nhất tại nước ta. Cây mang trong mình những đặc điểm đặc trưng của giống cây lan chi, thân thảo, mọc thành bụi, chiều cao trung bình khoảng 40 – 50cm. Cây có phần rễ khá ngắn, khi trường thành phần rễ này sẽ phát triển thành củ màu trắng, chúng ta có thể dễ dàng tách nó ra khỏi thân. Lá cây lan chi lá sọc có hình mũi mác, dài, nhọn một đầu, mỏng, nhẹ, mềm mại như giấy. Khi mọc thường uốn cong theo chiều ngược lại, lá có màu xanh xen kẽ cùng những đường vân có màu trắng. Mỗi lá có chiều dài trong khoảng từ 15 – 40cm, mọc ra từ thân. Hoa lan chi có hình ngôi sao nhỏ màu trắng, mọc thành cụm, có kích thước khá nhỏ, mọc ở chính giữa đám lá, mỗi bông có khoảng 6 cánh.

Cỏ lan chi thủy sinh

Cây cỏ lan chi là một trong số những loại cây có thể ươm trồng cây con dễ dàng trong nước mà không cần tới đất. Cây cỏ lan chi thủy sinh có phần rễ phân rất nhiều rễ nhánh, phần rễ này sẽ chịu trách nhiệm hút nước và các chất dinh dưỡng có trong nước để phát triển. Do trồng trong nước nên rễ lan chi sẽ có màu trắng, chúng ta có thể nhìn thấy được sự phát triển của toàn bộ phần rễ cây. Chính vì sự độc đáo này nên kiểu cây cảnh thủy sinh đang được rất nhiều người ưa thích trồng trong nhà, văn phòng. 

Cỏ lan chi thủy sinh

Cỏ lan chi thủy sinh

Ý nghĩa cây lan chi

Theo nhiều nhà phong thủy học, cây lan chi tượng trưng cho sự thanh cao, kiên cường, sức sống dẻo dai, không khuất phục trước khó khăn, gian khổ và không truy cầu danh lợi. Nhiều người sử dụng cây lan chi như một lá bùa hộ mệnh giúp xua đuổi ma quỷ, những vận hạn, những điều không may mắn và đem lại sự hạnh phúc, tài vận, sự an lành cho người trồng. Khi đặt loại cây này trong phòng kín sẽ đem lại nguồn khí lưu tốt, mang tới sự bình yên cho không gian sống của chúng ta. 

Ý nghĩa cây lan chi còn được thể hiện thông qua màu sắc của lá. Trên lá có nhiều những đường vân trắng thể hiện sự thông suốt và xán lạn, chí hướng mạnh mẽ, vươn xa của người trồng. Đây cũng là lý do rất nhiều quý ông mong muốn sở hữu loại cây này trong nhà, nơi làm việc. Nếu bạn là người kinh doanh, loại cây này đích thị là loại cây thu hút may mắn, tài vận, giúp cho chúng ta ngày một đông khách và phát đạt hơn. Đặt cây trong cửa hàng sẽ giúp cho bạn giảm bớt được lo âu, cuộc sống bình an, lạc quan và luôn vui vẻ. 

Ý nghĩa cây lan chi

Ý nghĩa cây lan chi

Tại Ấn Độ, phần rễ cây còn được nhiều người sử dụng để đun nước uống điều trị chứng khó tiêu, kiết lỵ, tiêu chảy vô cùng hiệu quả. Bên trong cây lan chi còn có chất có thể làm biến đổi chất aldehyde formic gây ung thư thành amoniac và đường. Nước nấu từ thân cây lan chi có công dụng tán viêm, tiêu sưng, giảm âm nhuận phổi, thanh nhiệt, giải độc, phần bã có thể đắp ngoài vết thương có tác dụng nhanh lành vết thương. Hơn hết, loại cây này còn có thể diệt tới 95% các độc tố có trong không khí. Công dụng này đã được NASA chứng minh và công bố. 

Cây lan chi hợp mệnh gì?

Để cây lan chi phong thủy phát huy được hết tác dụng vốn có của nó thì chúng ta cần quan tâm tới việc cây lan chi hợp mệnh gì? Cây có màu xanh mướt, đây là màu sắc phong thủy của mệnh Thủy. Do đó, cây lan chi hợp nhất với người mang trong mình bản mệnh Thủy. Người mệnh Thủy trồng loại cây này sẽ gặp nhiều may mắn, thành công và tài lộc. 

Cây lan chi hợp mệnh gì?

Cây lan chi hợp mệnh gì?

Cây lan chi hợp tuổi nào?

Ngoài yếu tố mệnh, cây lan chi hợp tuổi nào cũng là điều quan trọng mà mọi người nên cân nhắc. Dựa theo các yếu tố phong thủy, cây lan chi sẽ hợp nhất với người tuổi Mùi. Người tuổi Mùi khi trồng loại cây này sẽ áp chế được những tính cách xấu của bản thân, gặp nhiều may mắn và mọi chuyện xảy ra luôn có quý nhân phù trợ. 

Cây lan chi hợp tuổi nào?

Cây lan chi hợp tuổi nào?

Sự khác biệt của cỏ lan chi và cây mẫu tử

Như đã nói trên, cây cỏ lan chi và cây mẫu tử thực chất là một loại, cái tên mẫu tử chỉ là một tên gọi khác của loại cây này mà thôi. Cây lan chi có một đặc điểm khá khác biệt đó là khi trưởng thành cây sẽ mọc ra những cành nhánh vươn dài, trên những cành nhánh này lại có những cành non mọc ra. Ban đầu những cành nhánh và cành non này chỉ là một phần của thân nhưng sau này lại mọc ra những rễ con. Chúng ta chỉ cần cắt những nhánh cây có rễ và cắm xuống đất là có thể phát triển thành cây con. Chính bởi đặc điểm sinh trưởng này nên cây cỏ lan chi được nhiều người gọi với cái tên cây mẫu tử. 

Sự khác biệt của cỏ lan chi và cây mẫu tử

Sự khác biệt của cỏ lan chi và cây mẫu tử

Cách trồng cây lan chi luôn xanh tốt

Hiện nay, cây lan chi được trồng chủ yếu bằng phương pháp tách gốc. Cứ khoảng 3 – 4 năm, một cây lan chi mẹ sẽ có thể tách gốc 1 lần. Mỗi cụm gốc sẽ có khoảng 5 nhánh nối liền với nhau, như vậy trong 3 năm, 1 cây lan chi có thể sinh trưởng thêm 3 cây con khác. Cách trồng cây lan chi luôn xanh tốt như sau: 

Chúng ta có thể trồng trực tiếp cây trong đất tự nhiên hoặc trong chậu. Chúng ta chỉ cần đào hố và đặt cây vào giữa hố trồng, lấp đất tới phần cổ rễ và nén chặt đất ở miệng trồng. Có thể cắm cọc để giữ cho cây không bị đổ, ngã. Sau khi trồng, cần tưới nước để cây thích nghi với môi trường sống mới. 

Cách trồng cây lan chi luôn xanh tốt

Cách trồng cây lan chi luôn xanh tốt

Cây lan chi có hoa không?

Khi trồng bất cứ loại cây cảnh phong thủy nào, chúng ta luôn mong muốn chúng ra hoa. Vậy cây lan chi có hoa không? Câu trả lời là có, hoa lan chi rất đẹp, màu trắng, có 6 cánh, thời điểm ra hoa sẽ tùy vào cách chăm sóc và điều kiện thời tiết, thông thường sau khi đẻ nhánh hoặc trời ấm thì cây sẽ ra hoa. Hoa lan chi không hiếm, khi cây ra hoa sẽ mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho người trồng.

Cây lan chi có hoa không?

Cây lan chi có hoa không?

Trên đây là thông tin về đặc điểm cây lan chi lá sọc, cây lan chi thủy sinh, ý nghĩa, sự khác biệt giữa cây lan chi và cây mẫu tử, cách trồng loại cây này ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. 

Xem thêm: Cây lá ngón có độc không? Đặc điểm, tác dụng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -