Cây cải trời – Cách nhận biết, phân biệt, phân loại, tác hại
Cây cải trời là loại cây mọc hoang dại tại nhiều nơi ở nước ta, được sử dụng như một loại rau, một vị thuốc nam có công dụng hữu hiệu trong việc cầm máu, hạ sốt, tiêu viêm. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm nhận biết cây cải trời, phân loại, tác hại và đặc điểm phân biệt loại cây này với cây tàu bay.
Cách nhận biết cây cải trời
Cây cải trời là loài thực vật thân thảo, kích thước nhỏ, chiều cao trong khoảng từ 40 – 60cm. Thân có nhiều rãnh, màu tím hoặc đỏ, một số cây có màu xanh đục, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm màu trắng và dày. Lá cải trời thường mọc so le, chiều rộng trong khoảng từ 2 – 4cm, chiều dài từ 6 – 9cm. Lá cải trời không có cuống, là một loại rau được nhiều người ưa thích. Hoa cải trời thường mọc thành cụm, kích thước không quá lớn, có màu trắng hoặc màu vàng. Mùa hoa cải trời bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 6 hằng năm.
Cách nhận biết cây cải trời với các loại cây thân thảo khác gồm: Lá cải trời thường mọc ngang, càng gần về ngọn thì lá càng ít đi và kích thước lá cũng bị thu nhỏ lại. Các món ăn từ loại rau này vô cùng thanh mát, được chế biến thành nhiều kiểu tùy vào khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên, ít ai biết, loại rau dân dã này lại có công dụng chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Ngay từ xa xưa, loại cây này đã được góp mặt trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm sưng, giảm đau.
Không chỉ ở Việt Nam, cây cải trời cũng xuất hiện tại rất nhiều nơi trên thế giới, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Mã Lai. Được du nhập vào Việt Nam theo hình thức mọc hoang, tuy không có tài liệu nào ghi chép cách mà loại cây này du nhập vào nước ta nhưng nó đã trở thành một phần văn hóa của một số địa phương. Cây chủ yếu xuất hiện ở khu vực miền Nam, mọc tập trung ở Thừa Thiên Huế đổ vào Tây Nam Bộ, ở ngoài Bắc thì cây ít xuất hiện. Cây thường được thu hái lá vào mùa hè hoặc vào mùa xuân, nếu thu hoạch cả cây thì sẽ thu hái vào quanh năm. Chúng ta chỉ cần nhổ cả cây, rửa sạch rồi phơi trong bóng râm là có thể sử dụng.
Cây cải trời còn gọi là cây gì?
Như đã được biết, cây cải trời là loại cây mọc hoang dại nhiều ở khu vực miền Nam nước ta. Theo y học dân gian, lá cải trời là một loại rau ăn được và có công dụng hạ sốt, cầm máu, tiêu viêm. Mỗi một địa phương lại đặt cho nó một cái tên khác nhau, cụ thể như: Cây cải ma, cây kim đầu tuyến, cây hạ khô thảo nam,… Tên khoa học của nó là blumea lacera, tên tiếng anh là herba blumeae lacerae. Cây thuộc họ Cúc, hình dáng bên ngoài cũng mang nhiều nét đặc trưng của một số cây cùng họ nên hay bị nhầm lẫn chúng với nhau.
Cây cải trời có mấy loại?
Cây cải trời là một loài thực vật có hoa, họ Cúc, được phát hiện đầu tiên vào năm 1834. Cây được xếp vào hàng các loại cây thuốc nam quý, có công dụng chữa trị các bệnh liên quan đến hạch như bướu cổ, lao hạch, hạch rò mủ. Việc các bệnh nhân quan tâm cây cải trời có mấy loại là điều hiển nhiên khi cây thường xuyên xuất hiện với nhiều hình dáng khác lạ. Thực chất, cây cải trời chỉ có duy nhất một loại, các loại cây trong họ nhà Cúc đều có những đặc điểm tương tự nhau, do đó nếu chúng ta nhầm lẫn chúng với nhau cũng là điều bình thường.
Ý nghĩa cây cải trời miền Tây
Khi chúng ta tới vùng quê sông nước miền Tây, chúng ta không khó để bắt gặp cảnh người dân xuống mương bắt ốc, mò tôm hay ra vườn hái đọt rau om, cải trời. Tại đây, cứ hễ vào mùa nắng, cây cải trời lại sinh trưởng rất nhanh trong các mé mương, gò hoang, bờ ruộng, sát vách nhà hay xen kẽ trong đám cỏ dại. Loài cây này không có nguồn gốc xuất xứ từ nước ta nhưng qua quá trình di cư, nó đã trở thành một loại cây mang ý nghĩa đặc biệt đối với người dân miền Tây, cũng vì lẽ đó nên cái tên cây cải trời luôn gắn liền tới miền Tây.
Dân gian cho rằng, cây cải trời miền Tây là cây rau mà của trời cho dân nghèo, cái tên cải trời cũng bắt nguồn từ đây. Ý nghĩa cây cải trời cũng rất khác lạ “loại cây dám cãi lại lẽ trời”. Bởi những cây xanh thông thường muốn xanh tốt và sinh trưởng được thì cần phải có nước tưới và dinh dưỡng, nhưng cây cải trời lại khác, nó chỉ xuất hiện vào mùa khô, những khi nắng hạn. Sinh trưởng trong năm, sau khi kết thúc mùa mưa cây sẽ xuất hiện và khi bước vào mùa mưa năm sau thì cây lại biến mất không dấu vết. Người dân thường hái lá và ngọn về rửa sạch để ăn sống, luộc chấm mắm hoặc nấu với cá kho, mắm kho,…
Tác hại của cây cải trời
Bên trong cây cải trời có chứa hàm lượng lớn fenchone, campesterol, cineol, coniferyl, lupeol, etanolic, flavon, hentriacontanol, sterol, hentriacontane, α-humulene, α-amyrin, β-caryophyllene, ß-sitosterol, triterpenes, E-β-farnesene, thymoquinone dimethyl ete, flavonoid, alkaloid, tannin,… Đây đều là những chất hóa học có công dụng tăng tiết insulin từ các tế bào beta langerhans, chống lại giun đũa, điều trị tiểu đường, chống huyết khối xơ vữa, chống tiêu chảy, hạn chế sự sản sinh tế bào ung thư ruột, dạ dày, vú, giảm lo âu, ổn định màng tế bào, kháng khuẩn nhẹ, chống co thắt hồi tràng, ức chế hoạt động của alpha-amylase, hạ đường huyết, kháng viêm và phù nề do bradykinin gây ra.
Theo Đông Y Ấn Độ, cây cải trời có tính kinh, vị chát, đắng nhẹ, có công dụng chống bệnh bạch cầu, chống viêm, long đờm, khử độc tố, loại bỏ chất kích thích khỏi cơ thể nhanh chóng qua đường bài tiết và hỗ trợ tiêu hóa. Theo y học cổ truyền Việt Nam, dược liệu cải trời có tính bình, mùi thơm, vị đắng, có tác dụng tẩy giun sán, sát trùng, chống sốt, làm se khít lỗ chân lông, giảm đau, an thần, thanh can hoả, tiêu hòn cục, giải độc, tiêu viêm, cầm máu, tán uất,…
Tuy dược liệu này có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá liều lượng và không đúng cách sẽ gây nên nhiều tác hại không đáng có. Tác hại của cây cải trời khi dùng quá liều đó là tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở, đổ nhiều mồ hôi, giảm thị lực, thậm chí là tử vong. Khi sử dụng cùng các loại thuốc an thần như phenobarbital, lorazepam, clonazepam, zolpidem,… cũng sẽ gặp những triệu chứng như trên. Do vậy, chúng ta cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng loại dược liệu này.
Phân biệt cây tàu bay và cây cải trời
Cây cải trời và cây tàu bay là hai loại cây hoàn toàn khác nhau về hình dáng và đặc điểm sinh trưởng. Tuy nhiên, chúng lại thường xuyên được góp mặt cùng nhau bởi những công dụng tương đồng trong điều trị bệnh. Cây tàu bay có tên khoa học là crassocephalum crepidioides, cũng thuộc họ Cúc. Tuy nhiên cây cải trời có chiều cao thấp hơn so với cây tàu bay. Hoa tàu bay có màu trắng còn hoa cải trời thì có màu vàng. Cả hai cây đều mọc hoang dại và được sử dụng để làm thực phẩm.
Theo một số cựu chiến binh, rau tàu bay là món ăn được các chiến sĩ sử dụng làm đồ ăn phổ biến nhất trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ. Cả hai loại cây này đều là vị thuốc đặc biệt mà tự nhiên ban tặng cho đất nước ta. Chúng ta không khó để bắt gặp cây tàu bay mọc hoang ở các sườn đồi, trọng rừng ở khắp trong Nam cho tới ngoài Bắc.
Xem hình ảnh cây cải trời trong tự nhiên
Để phân biệt được chính xác loại cây này và cây tàu bay, cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây cải trời dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm nhận biết cây cải trời, phân loại, tác hại và đặc điểm phân biệt loại cây này với cây tàu bay. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây cà chua – Đặc điểm, tuổi thọ, cách trồng và cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây cà chua – Đặc điểm, tuổi thọ, cách trồng, cách chăm sóc
Cây ba kích: Đặc điểm, công dụng, cách trồng và rượu ba kích
Cây bưởi – Đặc điểm, phân loại, công dụng và cách trồng
Cây tường vi hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng
Cây trúc nhật – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng
Cây xoan và cây xoan đào – Đặc điểm, công dụng, hình ảnh
Cây vả – Phân loại, cách nhân giống và vị trí trồng