Cây bằng lăng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây bằng lăng là loại cây có hoa đẹp, được trồng nhiều ở trong công viên, trường học, khu đô thị,… Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây bằng lăng tím, phân loại, ý nghĩa khi trồng trước nhà và cách trồng.
Đặc điểm cây bằng lăng tím
Cây bằng lăng còn có tên gọi khác là cây săng lẻ hoặc cây bằng lăng nước, tên tiếng anh là lagerstroemia speciosa, thuộc họ Tử Vi. Cây bằng lăng là loại cây thân gỗ, mọc thẳng, phần thân nhẵn, phân nhánh từ giữa thân và có tán lá dày. Lá bằng lăng có màu xanh, hình trứng, nhọn hai đầu hoặc elip dài, lá dài khoảng 10 – 15cm, rộng khoảng 5 – 7cm. Khi ra hoa, lá bằng lăng sẽ rụng, lúc này toàn bộ cây được bao trùm bởi màu tím của hoa.
Hoa bằng lăng có màu tím, thường mọc thành cụm, các cụm hoa mọc tập trung thành chuỗi, mỗi chuỗi dài khoảng 25 – 30 cm. Cánh hoa bằng lăng mỏng manh, nhìn từ xa gần giống với hoa giấy, thường nở rộ vào tháng 3 – 5 hằng năm. Quả bằng lăng hình tròn, có đường kính trung bình khoảng 2 – 2,5cm. Khi non, quả có màu tím pha chút màu xanh, khi chín, quả chuyển dần sang màu nâu. Rễ bằng lăng là rễ cọc, thường ăn sâu vào trong lòng đất. Do đó, khi các cơn bão đi qua, dù cho rất nhiều loài cây khác đổ gục thì cây bằng lăng vẫn ít khi bị ngã, đổ.
Cây bằng lăng tím là loại cây được sử dụng phổ biến và có hình dáng đẹp mắt nhất trong số các loại bằng lăng. Loại cây này thường sinh sống trong những khu rừng khô, những khu rừng rụng lá và nửa rụng lá. Cây sinh trưởng tốt trong môi trường đất dày, sâu, độ ẩm lớn. Ngoài ra, bằng lăng còn là loại cây có biên độ sinh thái rộng, mọc nhiều tại ven hồ, ven sông, ven suối và ven các đầm nước ngọt. Các loại đất trồng cây bằng lăng thích hợp gồm: Đất sét thạch và đất feralit đỏ vàng.
Ở Việt Nam, cây bằng lăng chủ yếu mọc hoang, phân bố ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ như: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Số ít phân bố ở một số tỉnh ở khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum. Không những vậy, các tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Phước, Đồng Nai, cũng đang bắt tay trồng diện rộng loại cây này. Hiện nay, cây hoa bằng lăng tím được ưa chuộng trồng trên tất cả các con đường để xây dựng cảnh quan đô thị, lọc sạch không khí và cho bóng mát.
Cây bằng lăng cao bao nhiêu?
Việc cây bằng lăng cao bao nhiêu là câu hỏi của rất nhiều người khi mới bắt tay vào trồng loại cây này. Bằng lăng trưởng thành là cây gỗ lớn, chiều cao khoảng 10 – 20m nên cần trồng cây với cự ly 7 x 7m hoặc 5 × 5m, mật độ trồng thích hợp khoảng 300 – 650 cây/1 ha.
Các loại cây bằng lăng
Thông qua màu sắc của hoa, thân và một số đặc điểm sinh thái khác, người ta thường chia cây bằng lăng thành nhiều loại bao gồm: Cây bằng lăng tím, cây bằng lăng ổi và cây bằng lăng núi. Trong đó, cây bằng lăng tím là loại cây được sử dụng phổ biến và có hình dáng đẹp mắt nhất trong số các loại cây bằng lăng.
- Cây bằng lăng ổi: Loại cây này được trồng nhiều trong khu dân cư, xí nghiệp, công viên, khu đô thị, trên vỉa hè, đường phố,…
- Cây bằng lăng núi: Đây là giống bằng lăng bản địa, mọc hoang dại tại miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh Tây Nguyên. Loại cây này hiện đang được trồng tiểu cảnh và trồng thành rừng với mục đích phủ xanh đất trống, đồi trọc. Cây bằng lăng núi mang hình dáng hoang dã hơn cây bằng lăng tím mà chúng ta vẫn thường thấy.
Ý nghĩa trồng cây bằng lăng trước nhà
Người ta thường nói, hoa bằng lăng đại diện cho tình yêu đẹp, sự thủy chung, sự ngây thơ của tình đầu trong độ tuổi học trò trong sáng, hồn nhiên. Một mối tình không gặp rào cản về cơm, áo, gạo, tiền. Một mối tình của những lá thư tay viết vội, một mối tình mà người ta sẽ đỏ mặt ngay khi chỉ mới chạm mặt nhau. Tuy nhiên, dù mối tình đó có đẹp và đáng trân trọng tới nhường nào, trong chúng ta cũng chẳng mấy ai giữ trọn vẹn được mối tình ấy tới cuối cùng. Sau này, thứ còn vương vấn lại cũng chỉ còn là những kỷ niệm, những hồi ức mà khi nhớ về chúng ta luôn mỉm cười trân trọng.
Hoa bằng lăng cũng mang một ý nghĩa tương tự như vậy khi nở rộ. Hoa bằng lăng mang một sắc tím nổi bật, đây là sắc màu của tình thương yêu, sự chung thủy. Màu tím của hoa bằng lăng cũng gợi lại cho người ta một nỗi buồn man mác. Khi mùa hoa kết thúc, cây bằng lăng trơ trụi, xơ xác, nó đã mất đi dáng vẻ đẹp đẽ, người ta cũng chỉ nhìn và nhớ lại hình ảnh lúc nó còn đang rực rỡ, xinh đẹp. Chính bởi hoa bằng lăng có màu tím, màu sắc tượng trưng cho tình yêu, sự chung thủy nên nếu gia đình nào trồng cây bằng lăng trước nhà, cây sẽ giúp cho các thành viên luôn được hạnh phúc, yên ấm.
Với hình dáng bên ngoài khác lạ, màu sắc hoa đặc biệt, tán lá lớn, lại dễ trồng nên không ít người đã quyết định trồng loại cây này trước nhà. Xét theo quan niệm phong thủy, khi trồng bất kỳ loại cây xanh nào trước nhà thì chúng ta cần phải chú ý tới yếu tố vị trí và mệnh của người trồng. Cho tới thời điểm hiện tại, tuy chưa có bất kỳ dẫn chứng hay tài liệu phong thủy nào nói rõ việc trồng loại cây này trước nhà là nên hay không nên, tốt hay xấu. Nhưng theo một số nhà phong thủy học, cây bằng lăng hợp nhất với gia chủ mang hai mệnh Hỏa và Thổ.
Lá cây bằng lăng có công dụng gì?
Hàng ngàn năm về trước, cây bằng lăng đã được thu lấy lá để sử dụng như một vị thuốc để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, đái tháo đường và viêm thận. Theo nhiều nghiên cứu, lá cây bằng lăng có chứa acid ursolic, đây là hợp chất giúp làm giảm lượng đường trong máu và chữa ung thư hiệu quả. Chất acid ursolic có thể phá vỡ cấu trúc carbohydrate và phân tử đường, cung cấp năng lượng sống cho cơ thể, tăng cường sản sinh insulin, hỗ trợ làm giảm các vấn đề về kháng insulin và điều trị béo phì. Chất acid oxalic có trong lá cây bằng lăng cũng góp phần vào việc hỗ trợ điều trị ung thư đốt sống cổ, tăng cường hoạt động tiết enzyme diệt tế bào ung thư, hạn chế lây lan tế bào ung thư bạch cầu, vú và gan.
Cách trồng cây bằng lăng núi
Sau những năm 2000, cây bằng lăng mới bắt đầu được trồng rộng rãi tại nhiều tỉnh thành ở nước ta. Với đặc tính hoa đẹp, hình dáng bắt mắt, dễ trồng, dễ chăm sóc nên loại cây này hiện đang xuất hiện ở nhiều con đường trên khắp các thành phố lớn. Cây được trồng để tạo cảnh quan và che mát chủ yếu là cây bằng lăng núi. Cách trồng cây bằng lăng núi như sau:
- Thời điểm trồng: Nên trồng trong khoảng tháng 5 – 6 hằng năm. Đây là mùa mưa, lúc này đất mềm và khá xốp, hàm lượng độ ẩm cao, cây nhanh phát triển và có thể xanh tốt quanh năm.
- Đất trồng: Trộn đất với phân chuồng hoai mục trước khi trồng cây 1 tháng. Sau đó chúng ta chỉ cần nhẹ nhàng đặt cây con vào giữa hố rồi lấp đất lại, tưới nước hằng ngày vào mỗi buổi sáng để cấp ẩm cho cây.
- Tưới nước: Sau 1 tháng, cây bắt đầu ra rễ và mọc lá mới, lúc này chúng ta cần tăng cường lượng nước tưới để cây phát triển nhanh hơn. Vào mùa hè, cần tưới 2 lần/1 ngày, mùa đông tưới 1 lần/1 ngày.
- Nhiệt độ: Đối với những cây bằng lăng có kích thước nhỏ, trồng làm cảnh trong nhà, cần tránh đặt cây gần các vật dụng có nhiệt độ cao như lò sưởi, khi nhiệt độ quá cao cây sẽ dễ bị khô, mất nước và chết.
- Phân bón: Tiến hành nhổ cỏ xung quanh gốc cây, xới đất thường xuyên. Tiến hành bón phân hữu cơ 1 năm/1 lần để kích thích cây ra hoa và khi ra hoa cây cũng sẽ có màu sắc hoa đậm và đẹp hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây bằng lăng tím, phân loại, ý nghĩa khi trồng trước nhà và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây tùng thơm hợp tuổi nào? Đặc điểm, vị trí đặt và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây tùng thơm hợp tuổi nào? Đặc điểm, vị trí đặt và hình ảnh
Cây vú sữa: Đặc điểm, nguồn gốc, cách trồng và ý nghĩa
Cây bạch đàn là cây gì? Giá trị kinh tế, tác dụng, tác hại
Cây trường sinh: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và độc tố
Cây sen đá: Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây thường xuân là cây gì? Lợi ích, ý nghĩa, cách trồng
Cây phát tài núi hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách chăm sóc