Cây cơm nguội là gì? Phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Cây cơm nguội là loại cây dược liệu mọc ở nhiều nơi trên đất nước ta. Đây là một loại dược liệu có công dụng điều trị bệnh gan, nước ăn chân, viêm da và một số bệnh phụ khoa. Vậy cây cơm nguội là cây gì? Phân loại, tác dụng, ý nghĩa thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây!
Cây cơm nguội vàng là cây gì?
Cây cơm nguội còn được biết tới với nhiều cái tên khác như: Cây quả nổ trắng, cây cơm nguội năm cạnh, cây co cáng, cây mác ten, cây cơm nguội trắng, cây cơm nguội vàng, cây cơm nguội rừng, cây cơm nguội miền Tây, cây cơm nguội miền Nam,… Cơm nguội là loại cây thuộc họ Myrsinaceae, chi Đơn Nem. Mỗi một địa phương lại đặt cho loại cây này một cái tên khác nhau nên nhiều người vẫn thường thắc mắc “cây cơm nguội vàng là cây gì?”
Cây cơm nguội có chiều cao trung bình 1m – 1,5m, là loại cây thân gỗ, nhiều cành nhánh, vỏ nhẵn và mềm. Lá cơm nguội dài, nhọn hai đầu, hình mác, dài trung bình khoảng 5 – 12cm, rộng khoảng 1 – 1,5cm, mép lá có nhiều gợn sóng. Hoa cơm nguội có màu nâu sẫm, mọc từ nách lá, hoa mọc thành trục dài, mỗi trục có khoảng 12 – 15 bông. Quả cơm nguội có hình trứng, kích thước nhỏ, hình dạng bên ngoài giống trái cà. Quả có màu đen, khi chín chuyển dần từ màu hồng sang màu đen.
Hoa cơm nguội thường nở trong khoảng tháng 2 tới tháng 5 hằng năm, mùa quả bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 12. Quả cơm nguội ăn được, vị ngọt, tính hàn, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền để chữa bệnh. Ở Việt Nam, cây thường tập trung nhiều ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Gia Lai và một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Khi mùa thu tới, lá cơm nguội bắt đầu rụng, quả cũng sẽ theo đó rụng theo. Quả cơm nguội sẽ chín vào mùa hè và khô dần lại, khi khô quả có hình dạng giống hạt cơm nên được đặt tên là cây cơm nguội. Khi cây thay lá, cây sẽ trở nên gầy guộc và trơ trụi, khi thấy cây cơm nguội rụng hết lá tức là mùa đông cũng sắp đi qua.
Có mấy loài cây cơm nguội tại Việt Nam?
Trên thế giới có khoảng 100 loài cây cơm nguội, cây được phân bố chủ yếu ở các nước trong khu vực Châu Á, đặc biệt là một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia,… Chính vì vậy, rất nhiều người không biết có mấy loại cây cơm nguội tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở nước ta, cây cơm nguội lại không được đa dạng như vậy, hiện chỉ có duy nhất một loại cây cơm nguội mà thôi. Người ta thường đặt cho cây cơm nguội nhiều cái tên ám chỉ màu sắc khác nhau như cơm nguội trắng hay cây cơm nguội vàng. Thực chất, hai cái tên này chỉ là hai trạng thái sinh trưởng trong hai mùa khác nhau mà thôi.
Cây cơm nguội vàng ở Hà Nội
Cây cơm nguội vàng là loại cây thường xuyên xuất hiện ở khu vực miền Bắc Việt Nam. Trong bài hát “nhớ mùa thu Hà Nội”, nghệ sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã từng viết: “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu”. Khi mùa thu tới, lá cây cơm nguội ngả sang màu vàng, quả cơm nguội chuyển sang màu đen, ăn vào có vị nhạt, đây chính là một phần của mùa thu Hà Nội.
Hiện tại, cây cơm nguội ở Hà Nội không còn nhiều như trước. Trước đây, loại cây mùa thu này xuất hiện nhiều ở hai bên của con đường Lý Thường Kiệt, Tây Hồ, Yên Phụ. Khi mùa thu tới, lá cây chuyển thành màu vàng, rụng rơi đầy trên đất, đặc biệt đẹp hơn cả là vào tháng 10. Hiện tại, loại cây này vẫn đang là nguồn cảm hứng bất tận của rất nhiều nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia khi làm về chủ đề mùa thu.
Tác dụng cây cơm nguội rừng
Cây cơm nguội là loại dược liệu được ứng dụng trong y học cổ truyền để chữa bệnh và bồi bổ cho cơ thể. Phần hoa và quả cơm nguội được nấu canh hoặc ăn kèm với các món thịt trong bữa cơm hằng ngày. Những loại thực phẩm được chế biến từ loại cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Người dân Ấn Độ đã sử dụng lá cơm nguội để điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Trong khi đó, ở Trung Quốc, người ta lại sử dụng phần vỏ và rễ cây cơm nguội để chữa phong thấp, điều trị ung thư dạ dày, ung thư đường ruột, chữa viêm gan, mỏi cổ.
Tác dụng của cây cơm nguội rừng cũng đã được y học hiện đại của Việt Nam chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Vào năm 1963, các bác sĩ của trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội đã nhận thấy, trong lá và hạt cơm nguội có nhiều hợp chất có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus có hại một cách hiệu quả. Từ đó, người ta cũng bắt đầu bào chế ra các loại thuốc điều trị bệnh viêm âm đạo từ loại cây này.
Ngoài ra, cây cơm nguội còn có thể hỗ trợ điều trị các vết thương do va đập, hỗ trợ điều trị ung thư thực quản, các bệnh về tiêu hóa và trị bệnh mãn tính lâu ngày. Khi cơ thể nổi mề đay, mẩn ngứa, chúng ta cũng có thể sử dụng loại dược liệu này để đắp trực tiếp lên da, sau một thời gian chúng ta sẽ thấy vết ngứa dịu đi. Cách đắp lên da này cũng có thể sử dụng để điều trị bệnh tay chân miệng, chàm. Tác dụng lớn nhất của loại dược liệu này đó là ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và giảm thiểu các tác dụng phụ sinh ra trong quá trình hóa trị.
Vị thuốc cơm nguội tuy có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được, không phải ai sử dụng cũng sẽ mang lại kết quả tốt. Do đó, khi muốn sử dụng bạn cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo rằng cơ thể của bạn thích hợp khi dùng nó.
Ý nghĩa cây cơm nguội làm cảnh
Cây cơm nguội là loại cây thân gỗ, có kích thước lớn, được trồng nhiều ở khu vực miền núi và trong các khu đô thị. Với đặc tính phân nhiều nhánh, tán lá lớn, tỏa rộng và màu sắc lá thay đổi bắt mắt theo mùa nên cây cơm nguội được sử dụng để làm cây bóng mát cho nhiều con đường trong các thành phố lớn và làm cây công trình.
Cây mang vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy, với những chùm quả cơm nguội sum suê, mọc chi chít cùng với lá cây nên nó tượng trưng cho sự may mắn và phú quý. Cây cơm nguội thường được sử dụng làm quà tặng trong các dịp khai trương, tân gia hay lễ, Tết. Những cây cơm nguội làm cảnh thường có kích thước nhỏ, được uốn nắn bonsai, trang trí nhiều trong các nhà hàng, khách sạn, vừa làm tăng vẻ đẹp cho không gian, vừa thu hút được nhiều tài lộc, may mắn.
Khi chín, quả cơm nguội thường đỏ mọng, màu đỏ là màu sắc phong thủy của người mệnh Hỏa. Do đó, người mệnh Hỏa vô cùng phù hợp khi sử dụng loại cây này làm cây cảnh phong thủy cho bản thân. Ngoài mệnh Hỏa thì mệnh Mộc cũng rất phù hợp. Chúng ta nên đặt cây cơm nguội ở hai hướng đó là Đông và Đông Bắc, đây là hai phương vị khai vận tốt nhất cho hai bản mệnh này.
Hình ảnh cây cơm nguội trong tự nhiên
Cùng Elead chiêm ngưỡng qua một số hình ảnh cây cơm nguội trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây cơm nguội, phân loại, tác dụng và ý nghĩa. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây cherry: Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng nhanh ra quả
Sinh Vật Cảnh -Cây cherry: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây cà gai leo: Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây cau: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Tuổi nào? Đặc điểm và ý nghĩa hoa vạn lộc
Cây bạch mã hoàng tử: Ý nghĩa, cách nhân giống và tác hại
Cây tầm gửi là gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây sala: Đặc điểm, ý nghĩa, kỹ thuật trồng và hình ảnh