Vô vi là gì? Triết lý vô vi trong cuộc sống ngày nay

Vô vi là gì, tìm hiểu chi tiết về triết lý vô vi trong đời sống hiện nay, pháp vô vi là gì và cảnh giới vô vi cao nhất. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu chi tiết vô vi là gì?

Triết lý “vô vi” trong Phật giáo là không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng, không vì nhân duyên mà sinh ra, dịch sát nghĩa là không làm gì, “nhi vô bất vi” không gì mà không làm. 

“Vô vi” trong đạo Phật giáo tuy vay mượn của Lão Tử nhưng đã phát triển tư tưởng theo một triết thuyết khác so với “vô vi” của Lão Tử. Người bị ảnh hưởng nhiều nhất là Tăng Triệu thông qua tác phẩm “Bảo Tạng Luận”. Sau đó bị ảnh hưởng hoàn toàn tư tưởng Lão Trang tạo thành Tam giáo đồng nguyên về sau. Do tổ sư thiền bị ảnh hưởng của triết thuyết Đạo Đức Kinh và mượn danh từ “vô vi” của Lão Tử để diễn đạt. Thực ra danh từ “vô vi” trong Phật giáo vốn không có. Đó chính là vô vi nhi vô bất vi.

“Vô vi” là một câu nói thường được dùng trong Thiền Tông để chỉ những hành động không để lại dấu vết gì trong tâm của người làm, không có ác ý, nó còn có nghĩa là “không làm”, “bất hành nhi hành” không làm nhưng vẫn làm. Dưới “trường tồn của mọi pháp”, họ định nghĩa rằng cái đặc tính gì không biến đổi của nó và định luật nhân quả cũng như một vài trạng thái định. 

Pháp tạng bộ được xếp vào loại vô vi pháp chân như và sự “trường tồn của mọi pháp”. Duy thức tông liệt kê thêm vào ba vô vi pháp thành một Diệt bằng một trạng thái thiền định an vui bất động, sự chấm dứt suy nghĩ và thụ cảm của một A-la-hán và chân như. Nhất thuyết hữu bộ công nhận ba pháp vô vi là hư không, trạch diệc, phi trạch diệt. Quan niệm này được lưu lại trong thượng tọa bộ và độc tử bộ. Đại chúng bộ chấp nhận 9 pháp vô vi. Trong Phật giáo nguyên thủy thì chỉ có niết bàn được xếp vào hạng vô vi, tất cả các pháp còn lại là hữu vi.

Tìm hiểu chi tiết vô vi là gì?

Tìm hiểu chi tiết vô vi là gì?

Triết lý “vô vi” của Lão Tử: Lão Tử lấy vô làm gốc nên khuyên chúng ta “vô vi, vô ngôn, vô sự”. Tâm mà hư thì trừ được hết các thất tình lục dục, tâm hồn sẽ bình thản thanh tịnh. Cho nên vô, hữu không tương phản mà tương thành. Chữ hư là hư tâm, nghĩa là để lòng trống không, vô tri, vô dục. Vô là di, hi, vi đối với cảm quan hữu của ta, như đạo vô có tính cách huyền diệu, huyền bí, nó sinh ra hữu, rồi hữu lại trở về vô. Vô không có nghĩa là hoàn toàn không có gì, trái hẳn với hữu. Cũng chính lấy vô làm gốc nên Lão Tử trọng sự “hư tĩnh”, có thể nói học thuyết của ngài là học thuyết vô. Vô vi nhi vô bất vi là làm một cách vô vi, âm thầm, vô danh, vô công, vô kỷ quên mình để lo cho thiên hạ. Vô vi là làm thuận theo tự nhiên, như mặt trời, mặt trăng vẫn chiếu soi bốn mùa tám tiết, điều hòa để nuôi dưỡng bảo toàn vạn loại chúng sanh. 

Chữ vô vi trong đạo Phật

Trong Phật giáo nguyên thuỷ thì chỉ có niết bàn được xếp vào hạng vô vi, tất cả các pháp còn lại đều là hữu vi. Chữ vô vi trong đạo Phật được định nghĩa rằng cái đặc tính gì không biến đổi của nó và định luật nhân quả (Nghiệp) cũng như một vài trạng thái định. Pháp Tạng bộ xếp vào loại vô vi pháp chân như và sự “Trường tồn của mọi pháp.” 

Duy thức tông liệt kê thêm vào ba vô vi pháp này một loại diệt bằng một trạng thái thụ cảm của một A-la-hán và Chân Như (sa. tathatā), thiền định an vui bất động, sự chấm dứt suy nghĩ. Tất cả những bộ phái khác đều dần dần thay đổi cách sử dụng danh từ này. Quan niệm này được lưu lại trong thượng toạ bộ (pi. theravādin) và độc tử bộ (sa. vātsīputrīya). 

Triết lý vô vi trong cuộc sống ngày nay

Triết lý vô vi trong cuộc sống ngày nay chính là thuận theo tự nhiên và không trông mong vào kết quả. Người vô vi học cách đón nhận niềm hân hoan giản đơn. Bởi hạnh phúc vừa là hành trình vừa là đích đến. Họ âm thầm làm việc, từ việc nhỏ đến việc lớn, đều hoàn thành trót lọt. Họ bình tĩnh và chậm rãi. Họ không cố gắng chứng tỏ mình. Người sống vô vi không khoe khoang và cũng không kể công. Người sống vô vi có suy nghĩ, có nói năng, và hành động theo trái tim và lý trí mách bảo, nhưng họ không trông chờ vào kết quả. 

Mặt trời cứ tỏa sáng, theo bản năng và giá trị của nó. Ai quay lưng với mặt trời, ai trốn chạy mặt trời, ai vươn lên đón ánh sáng của nó, mặt trời đều không để tâm. Cũng giống như mặt trời tỏa sáng, mặt trời không mong đợi lời cảm ơn từ bất cứ ai. Người sống vô vi hiểu được chân lý này nên chú tâm hoàn thành phần việc của mình, sau đó tự tại đứng sang một bên và sống thuận lợi. Không ai có thể bắt ép tự nhiên hối hả hay chậm lại, tự nhiên là bản năng, có sinh có diệt và luôn biến đổi theo thời gian của chúng. 

Họ văn minh nhưng luôn trong trạng thái nguyên sơ của tâm hồn, để mọi thứ tự nhiên, nhẹ nhàng như dòng nước chảy, không vướng bận lo âu, không lo toan tất bật, không hối hả xô bồ. Những người sống vô vi thường an yên và tĩnh lặng. Có thể, các bạn đã từng nghe đến học thuyết vô vi của Lão Tử, nhưng vô vi ở đây không phải học thuyết mà là chân lý và lối sống. Lấy một ví dụ, mặt trời không làm gì, nhưng trong phạm vi ánh sáng của nó, thì không việc gì là không hoàn thành. Vô vi không có nghĩa là không làm gì theo nghĩa đen, mà đúng hơn là không làm gì nhưng không việc gì là không thành. 

Triết lý vô vi ám chỉ những người làm việc mà như không làm. Cách họ làm như cách họ thở, thật tự nhiên và bản năng. Kể cả những “rich kid”, đến một lúc nào đó, họ cũng phải làm. Kể cả những người tưởng chừng ăn mặc xinh đẹp nhất, đeo lên người trang sức và quần áo hàng hiệu, thì thực ra, họ cũng phải làm việc. Vì đó là cách tốt nhất để ta sinh tồn giữa thế giới mà ai ai cũng phải gồng mình lao động. 

Nói đến làm việc, chúng ta nói đến căng thẳng, áp lực và rắc rối tài chính. Một trong số đó là nỗi sợ trách nhiệm, và một trong những trách nhiệm bao gồm làm việc. Từ góc độ này, chúng ta bắt đầu cảm thấy làm việc như một gánh nặng khiến chúng ta không có cảm giác tận hưởng hay thư thái. 

Triết lý vô vi trong cuộc sống ngày nay

Triết lý vô vi trong cuộc sống ngày nay

Vô vi trị là gì?

Vô vi trị là gì? “Vô vi trị” về bản chất chính là loại bỏ sức ép cao từ bên trên, tạo ra sức mạnh từ dưới lên, tức là đòi hỏi người lãnh đạo cần điều khiển và bảo vệ nhân tài một cách thỏa đáng, thực hiện việc trao quyền đầy đủ, khiến cho cấp dưới có cơ hội và điều kiện phát huy đầy đủ tài năng.

Tìm hiểu pháp vô vi là gì?

Giáo lý của Đức Phật rất đơn giản vì Đạo Phật xem tất cả càn khôn vũ trụ hay vạn pháp được chia làm hai pháp đó là pháp điều kiện và pháp không điều kiện. Vậy, pháp vô vi là gì? Pháp không điều kiện hay pháp vô vi là cái mà phần lớn chúng sinh đều không nhận thức được. Khi bạn bám víu vào bất cứ điều kiện nào đang sinh khởi, chắc chắn nó sẽ đi cùng với bạn đến chỗ hoại diệt. Không có cái gì được sinh ra mà sẽ tiếp tục sinh ra mãi mãi. Lý do chính là những gì mà chúng ta bám víu và dính mắc đều sinh rồi diệt. Bất cứ cái gì mà chúng ta hy vọng và mong đợi, nếu chúng ta bám víu vào chúng, sẽ đưa chúng ta đến chỗ thất vọng và sầu não. 

Trong quá trình sở hữu, chiếm đoạt, và bám víu, chúng ta tự trói mình vào những điều kiện và chính những điều kiện này sẽ dẫn chúng ta đến chỗ diệt tận và phiền não. Do đó, tâm luôn có chỗ cho tất cả mọi người và mọi vật, cho tất cả tôn giáo, quan điểm chính trị, tư tưởng, và tất cả loại người. Tất cả những cái này là những điều kiện sinh rồi diệt, và không có cái nào là trường tồn và vĩnh cửu. Tâm luôn có chỗ dành cho mọi lý thuyết, ý kiến, và quan điểm. Nhưng chúng ta lại tự trói buộc mình vào những điều kiện hữu hạn của tâm như tư tưởng, quan điểm, và ý kiến. 

Tâm là vô biên và vô hạn, nó có thể chứa đựng tất cả mọi vật. Tâm chúng sanh cũng như thế ấy. Ngay cả bức tường của căn phòng cũng không thể chia cắt được không gian ấy. Khi để tâm chú ý đến nó, chúng ta sẽ thấy rằng không gian là rất bình yên và bao la. Muốn nhận thức hãy chứng ngộ được pháp không điều kiện chúng ta phải dứt khoát và triệt để buông bỏ các pháp điều kiện.

Tìm hiểu pháp vô vi là gì?

Tìm hiểu pháp vô vi là gì?

Cảnh giới vô vi cao nhất

Cảnh giới vô vi cao nhất chính là cảnh giới niết bàn (Nibbana hay nirvana) hay chân tâm, tự tính, chan hòa tình thương tới muôn loài, muôn vật, cực kỳ mới lạ, tự do, tự tại, thanh bình, an lạc, vô cùng tịch lặng, trong sáng, bản lai vô nhiễm, có sẵn ở mỗi người, cái sống tự nhiên nơi con người, là tâm thái uyên nguyên. Khi trực ngộ chân tâm, chứng nghiệm cảnh giới niết bàn, tâm thức giải thoát, Lục Tổ Huệ Năng đã phải sửng sốt reo lên:

Đâu ngờ tự tính vốn thanh tịnh!

Đâu ngờ tự tính vốn không sinh diệt!

Đâu ngờ tự tính vốn tự đầy đủ!

Đâu ngờ tự tính vốn không dao động!

Đâu ngờ tự tính sinh ra vạn sự, vạn vật!

Tức:

“Hà kỳ tự tính bản thanh tịnh!

Hà kỳ tự tính bản bất sinh diệt!

Hà kỳ tự tính bản tự cụ túc!

Hà kỳ tự tính bản vô động dao!

Hà kỳ tự tính năng sinh vạn pháp!”.

Trên đây là toàn bộ thông tin vô vi là gì, tìm hiểu chi tiết về triết lý vô vi trong đời sống hiện nay, pháp vô vi là gì và cảnh giới vô vi cao nhất. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Tâm sinh tướng là gì? Tâm sinh tướng có thật không?

Thắc Mắc -