Cao lanh là gì? Các mỏ cao lanh ở Việt Nam
Cao lanh là gì, đất cao lanh để làm gì, các mỏ cao lanh ở Việt Nam, công thức hóa học của cao lanh. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Tìm hiểu cao lanh – Kaolin là gì?
Cao lanh là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa, với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác như illit, montmorillonit, thạch anh,…. Cái tên kaolin có nguồn gốc từ cách gọi Cao Lĩnh thổ – Một vùng đồi ở Cảnh Đức Trấn, Giang Tô, Trung Quốc. Tiếp xúc với nhiệt độ cao, loại đất sét này lại thành thể rắn. Khi gặp nước, kaolin dính dẻo, dễ định hình. Tự làm mỹ phẩm bằng kaolin là một ý tưởng thú vị. Người dùng cũng có thể thêm các loại thảo dược, mật ong, tinh dầu,… để tăng hiệu quả dưỡng da. Cách đơn giản nhất để chăm sóc da với kaolin là trộn bột với nước làm mặt nạ hoặc hỗn hợp rửa mặt.
Cao lanh chính là sản phẩm có thể dùng với tỷ lệ lên đến 100% mà vẫn đảm bảo an toàn và không gây ra kích ứng. Nó còn được sử dụng để tạo độ lì và tăng khả năng bám màu cho các sản phẩm son. Trong phấn trang điểm, kaolin có tác dụng hút dầu thừa, tạo vẻ mịn màng, tươi sáng cho lớp nền. Với sản phẩm dưỡng da, kaolin là một hoạt chất hiệu quả giúp điều tiết bã nhờn, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và ngăn ngừa sẹo thâm, xoa dịu các nốt sưng đỏ. Kaolin được dùng trong sản xuất xà phòng để tăng khả năng làm sạch, đóng rắn và tạo màu tự nhiên.
Khả năng hấp thụ dầu thừa, bụi bẩn nhưng không gây khô căng khiến kaolin chiếm thành phần chủ đạo, chỉ đứng sau nước trong các sản phẩm làm sạch da như mặt nạ, sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết. Tại Việt Nam, phụ nữ quý tộc, vương phi trong cung đình Huế đều sử dụng phấn làm từ cao lanh, thảo dược, hoa tươi. Phụ nữ Châu Phi và Ai Cập cổ đại thường pha đất sét trắng với nước và mật ong để tạo hỗn hợp mặt nạ đắp lên da. Sử dụng kaolin sẽ cuốn đi lớp tế bào chết để các lỗ chân lông thoáng sạch, mang lại tác dụng hút độc tố, cặn bã và góp phần mang lại làn da tươi sáng hơn.
Ngoài ra, nó còn chứa silic nhôm hiệu quả để làm liền sẹo và sát khuẩn, silica giúp kiềm dầu, còn canxi là thành phần chính tạo nên lớp biểu bì. Trong đó, điển hình là kẽm với tác dụng kháng viêm, thúc đẩy quá trình phát triển tế bào, cân bằng sự điều tiết bã nhờn, hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn. Không dừng lại ở đó, kaolin là nguyên liệu làm gốm sứ. Bản chất là một loại đất từ tự nhiên nên kaolin không có hạn sử dụng. Hiện nay, kaolin thường được điều chế sẵn ở dạng bột, tiện cho việc sử dụng và bảo quản lâu dài.
Công thức cao lanh trong hóa học
Trong cao lanh có chứa nhiều thành phần khác nhau, trong đó có khoáng kaolinit chiếm đa số. Công thức của cao lanh có nhiều thành phần khoáng kaolinit là Al2O3.2SiO2.2H2O. Ngoài ra còn có khoáng halloysite (Al2O3.2SiO2.4H2O) khoáng monmorilonit (Al2O3.4SiO2.H2O.NH2O).
Người ta chia cao lanh thành 2 loại sau:
- Theo mục đích sử dụng: Cao lanh được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau thì dùng các loại cao lanh khác nhau. Ví dụ như cao lanh dùng trong ngành công nghiệp gốm sứ, cao lanh dùng trong ngành công nghiệp giấy, cao lanh dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
- Theo nguồn gốc: Cao lanh chia làm 2 loại là cao lanh sơ cấp và cao lanh thứ cấp. Cao lanh thứ cấp là loại cao lanh sơ cấp đã qua quá trình xử lý. Cao lanh sơ cấp là loại cao lanh nguyên chất chưa qua chế biến, vẫn tồn tại như dạng ban đầu của nó khi ở dưới lòng đất.
Đất cao lanh để làm gì?
Cao lanh là nguyên liệu mang nhiều tính chất kỹ thuật có giá trị, được dùng trong nhiều lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế. Đất cao lanh để làm gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Trong các lĩnh vực sản xuất kim loại: Để sản xuất phèn nhôm, yêu cầu cao lanh chưa qua nung phải chứa Al2O3 tối thiểu 36%. Để sản xuất nhôm kim loại bằng phương pháp nhiệt điện, có thể sử dụng bột cao lanh với thành phần Al2O3 không dưới 30%, CaO + MgO không quá 0,6%, K2O + Na2O không quá 0,5%, TiO2 không quá 0,3%, Fe2O3 không quá 0,5%, SiO2 không quá 47%. Cao lanh được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng trắng, các chất trám trong xây dựng.
Trong sản xuất đĩa mài: Yêu cầu cao lanh phải đạt Al2O3 + TiO2 > 38%, Fe2O3 < 1,8%, độ chịu lửa > 1.730 độ C. Người ta nén hỗn hợp hạt mài (Bột corindon, bột kim cương) với hỗn hợp bột cao lanh, thạch anh, felspat nung 1.350 độ C.
Trong sản xuất thuốc trừ sâu: Sử dụng cao lanh có độ hạt 22m từ 40 – 75%, hợp chất sắt thấp, độ khuếch tán lớn, sức bám tốt, trơ hóa học.
Trong sản xuất xà phòng: Lĩnh vực sản xuất xà phòng yêu cầu bột cao lanh có độ hạt dưới rây 0,053mm lớn hơn 90%, chất bazơ trao đổi 0,8 – 2% và carbonat 15 – 20%, hàm lượng Fe2O3 từ 2 – 3%, TiO2 1%, không lẫn cát, không lắng cặn trước 8 giờ. Kaolin có tác dụng đóng rắn khi sản xuất, hấp thụ dầu mỡ khi sử dụng.
Trong sản xuất sơn: Bột kaolin làm tăng độ sệt và gây mờ lớp sơn. Nó phải có tỉ trọng 2,6g/cm3, không lẫn chất kiềm và axit ở trạng thái tự do, độ dung dầu 46,5 – 59cm3/100g, cỡ hạt 2,4 – 5m <58%.
Trong sản xuất da nhân tạo: Để làm chất độn da nhân tạo, đất sét cao lanh qua rây No15 phải có độ trắng > 85%, độ ẩm < 5%, SO4 < 0,4%, hàm lượng Fe2O3 < 0,75%. Bột kaolin có tác dụng làm tăng độ bền, độ đàn hồi.
Trong công nghiệp cao su: Yêu cầu về cao lanh bột làm chất độn cao su phải có độ ẩm < 1%, độ hạt < 1.670 lỗ/cm2, Fe2O3 < 0,75%, SO4 < 0,4%. Bột cao lanh có tác dụng làm tăng độ rắn, tính đàn hồi, cách điện, độ bền của cao su.
Trong công nghiệp sản xuất giấy: Thường một tấn giấy tiêu tốn tới 250 – 300kg kaolin bột. Loại giấy thông thường chứa 20% đất sét cao lanh, có loại giấy chứa tới 40% bột cao lin. Bột kaolin làm cho giấy có mặt nhẵn hơn, tăng thêm độ kín, giảm bớt độ thấu quang và làm tăng độ ngấm mực in tới mức tốt nhất.
Sản xuất vật liệu alumosilicat: Chất lượng kaolin bột được xác định bằng những điều kiện kỹ thuật riêng đối với từng mỏ. Dựa vào yêu cầu đối với sản phẩm chịu lửa mà chọn loại bột cao lin có chất lượng tương ứng. Nếu có oxit silic tự do dưới dạng hạt cát sẽ làm giảm tính dẻo, tăng độ hao khô, độ co ngót và giảm khả năng dính kết của đất sét cao lanh. Khi hàm lượng Al2O3 tăng thì độ chịu lửa cũng tăng. Để đánh giá tính hữu dụng của cao lanh bột, cần chú ý đến độ chịu lửa và sự có mặt của các oxit, vì chúng ảnh hưởng đến chất lượng của bột kaolin. Để có một tấn sản phẩm chịu lửa phải cần tới 1,4 tấn bột cao lanh.
Sản xuất vật liệu chịu lửa: Các ngành công nghiệp khác cần gạch chịu lửa với khối lượng ít hơn, chủ yếu trong công nghiệp thủy tinh và sứ, ở nhà máy xi măng và lò nung vôi, để lót lò đốt, nồi hơi trong luyện kim màu và công nghiệp hóa học, ở nhà máy lọc dầu. Trong ngành luyện kim đen, gạch chịu lửa làm bằng kaolin bột chủ yếu được dùng để lót lò cao, lò luyện gang, lò gió nóng. Trong ngành sản xuất vật liệu chịu lửa, người ta dùng bột kaolin để sản xuất gạch chịu lửa, gạch nửa axit và các đồ chịu lửa khác.
Lĩnh vực sản xuất đồ gốm: Đất sét cao lanh dùng trong lĩnh vực sản xuất đồ gốm được phân loại theo độ chịu lửa, mật độ xâm tán và hàm lượng các bọc lớn, hàm lượng oxit nhuộm màu, độ dẻo, hàm lượng Al2O3 + TiO2, nhiệt độ thiêu kết.
Các mỏ cao lanh ở Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về khoáng sản cao lanh trên thế giới. Cùng với đó, ước tính trung bình mỗi khối cao lanh ở Phú Thọ hiện nay có giá khoảng 280.000 – 320.000 đồng, giá trị lợi nhuận kinh tế cao. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phát hiện nhiều mỏ cao lanh ở các huyện như Thanh Ba, Thanh Thủy, Tam Nông, Hạ Hòa. Với tiềm năng lớn và chất lượng tốt, kaolin Đông Bắc Bộ Việt Nam hiện đã và đang giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng và trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
Đồng thời, cho đến nay, rất nhiều mỏ cao lanh ở Đông Bắc Bộ đã được tìm kiếm, thăm dò, khai thác phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Sau khi đất cao lanh được khai thác đưa về người ta sẽ lọc đất qua nhiều bước khác nhau để loại bỏ các tạp chất và thu được cao lanh nguyên liệu. Các mỏ cao lanh ở Việt Nam lớn tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên như: Mỏ Minh Tân (Hải Dương), Thạch Khoán (Vĩnh Phúc), Prenn (Lâm Đồng), Tấn Mài (Quảng Ninh) nổi tiếng là mỏ cao lanh ở Trúc Thôn (Hải Dương) được dùng để sản xuất gốm sứ Bát Tràng.
Trên đây là toàn bộ thông tin cao lanh là gì, đất cao lanh để làm gì, các mỏ cao lanh ở Việt Nam, công thức cao lanh. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Glycogen là gì? Vai trò và cấu tạo của glycogen
Thắc Mắc -Glycogen là gì? Vai trò và cấu tạo của glycogen
Giá trị nhân đạo là gì? Tư tưởng về giá trị nhân đạo trong văn học
Số thẻ ngân hàng là gì? Cách phân biệt số thẻ và số tài khoản
Anti fan là gì? Những tin đồn do anti fan Blackpink tạo ra
Hạn Kim Lâu là gì? Cách hóa giải hạn Hoang Ốc, Kim Lâu
Diễn biến hòa bình là gì? 6 thủ đoạn của diễn biến hòa bình
Neet là gì? Biểu hiện của người mắc bệnh neet