Giá trị nhân đạo là gì? Tư tưởng về giá trị nhân đạo trong văn học

Giá trị nhân đạo là gì, giá trị nhân văn và giá trị hiện thực là gì, tư tưởng về giá trị nhân văn và giá trị nhân đạo trong văn học Việt Nam và một số đoạn văn nghị luận tham khảo về giá trị nhân đạo. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo là gì?

Nhân đạo chính là một đức tính của con người, là một giá trị thể hiện tình yêu thương với ý thức tôn trọng. Giá trị nhân đạo chính là một thuật ngữ mang ý nghĩa sâu sắc trong các tác phẩm văn học hiện nay. Thông qua tác phẩm văn học của mình, các tác giả khởi dậy những niềm tin vươn lên trong cuộc sống, vượt qua khó khăn, thể hiện giá trị nhân đạo ở sự tôn trọng, sự sẻ chia đối với những nét đẹp trong tâm hồn của những mảnh đời. 

Giá trị này được tạo nên từ cảm giác của nhà văn thông qua sự miêu tả chi tiết nhân vật, sự việc, thể hiện nỗi đau của những số phận bất hạnh hoặc khó khăn trong xã hội, nỗi xót thương của con người với con người. Tư tưởng nhân đạo trong văn học là những tư tưởng mà người đọc có thể cảm nhận rất rõ nét giá trị nhân đạo được thể hiện thông qua ngòi bút của tác giả trong một tác phẩm văn học cụ thể nào đó. Ngoài ra, tư tưởng nhân đạo cũng được xem là những suy nghĩ, những ý nghĩ của một cá nhân nào nó về các vấn đề xã hội thể hiện lòng yêu thương, sự tôn trọng với nó.

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo là gì?

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo là gì?

Tìm hiểu giá trị hiện thực là gì?

Giá trị hiện thực là gì? Giá trị hiện thực là hiện thực đời sống mà tác giả phản ánh trong tác phẩm, những gì diễn ra trong cuộc sống được tác giả đưa vào tác phẩm. Trong mỗi tác phẩm, tác giả sẽ khắc họa về ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói của một nhân vật nào đó. Nhân vật này sẽ phản ánh số phận của giai cấp đó trong xã hội lúc bấy giờ, nhân vật đại diện cho một tầng lớp trong xã hội, hoàn cảnh của xã hội hiện tại. 

Nét đặc trưng của giá trị hiện thực là lấy con người làm điển hình. Giá trị hiện thực phản ánh hiện thực của một thời kỳ, một xã hội dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau chứ không trực tiếp nói đến hiện thực cụ thể. Hầu hết trong các tác phẩm văn chương, giá trị hiện thực đều là những hiện thực được hư cấu. Qua việc tìm hiểu định nghĩa giá trị hiện thực là gì, chúng ta cũng cần lưu tâm về những đặc trưng của loại hình này. 

Giá trị nhân đạo trong văn học là gì?

Giá trị nhân đạo trong văn học là gì? Giá trị nhân đạo trong văn học là một giá trị cơ bản được tạo nên bởi niềm thương cảm vô cùng sâu sắc của nhà văn đối với nỗi đau của những người, cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Thông thường, giá trị nhân đạo trong văn học gồm 4 đặc điểm chính sau: 

– Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật: Tác giả tạo ra những chi tiết viễn tưởng, kỳ ảo như một lối thoát cho nhân vật khi mà mọi nẻo đường ở thực tại đều không có khả năng thay đổi được hoàn cảnh. Nhà văn chỉ ra được con đường giải quyết những bế tắc của số phận nhân vật. Nó phụ thuộc vào nhận thức và khả năng dự đoán trước hiện thực của nhà văn. Đây là đặc điểm không phải lúc nào cũng có trong tất cả các tác phẩm văn học. 

– Thương cảm, bênh vực: Nhà văn bày tỏ niềm thương cảm với nhân vật, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng trong cuộc sống, người tốt luôn được yêu thương và che chở, giúp họ vượt qua những khó khăn, xây dựng những nhân vật phụ để làm chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ. Nhận thức được hoàn cảnh đã đẩy những người tốt đẹp, lương thiện vào đường cùng, tội lỗi, từ đó khám phá được những nét đẹp tiềm tàng của nhân vật.

– Ca ngợi: Đây chính là những vẻ đẹp bị lấp vùi bởi sự thống trị, đàn áp. Có thể ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một con người hoặc một lớp người trong xã hội hoặc ca ngợi một truyền thống tốt đẹp nào đó. 

– Tố cáo xã hội: Các nhà văn thường thể hiện quan điểm lên án, phê phán tầng lớp thống trị, những kẻ làm băng hoại các giá trị đạo lý, những kẻ chà đạp cuộc sống con người. Đây chính là cái hoàn cảnh chung mà nhân vật bị đẩy vào các hoàn cảnh bi đát, đau khổ tận cùng nhất. 

Tìm hiểu chi tiết giá trị nhân văn là gì?

Giá trị nhân văn là gì? Giá trị nhân văn đem đến cảm xúc dạt dào cho tác giả và đem đến sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Các tác phẩm văn học Việt Nam bên cạnh những giá trị về nghệ thuật và nội dung thì giá trị nhân văn là tư tưởng xuyên suốt các câu chuyện. Giá trị nhân văn là gì đã được thể hiện đậm nét qua nhiều tác phẩm văn học.

Tìm hiểu chi tiết giá trị nhân văn là gì?

Tìm hiểu chi tiết giá trị nhân văn là gì?

Đồng thời, kết nối những con người và những giá trị ở từng thời kỳ khác nhau. Tác phẩm có tính nhân văn luôn hướng đến việc khẳng định và đề cao giá trị con người. Một tác phẩm có giá trị nhân văn là tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của con người qua những giá trị tinh thần như: Vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm, vẻ đẹp trí tuệ,… 

Tư tưởng về giá trị nhân văn và giá trị nhân đạo trong văn học Việt Nam

Các tác phẩm văn học Việt Nam ngoài giá trị về nghệ thuật và nội dung thì giá trị nhân đạo và giá trị nhân văn đều là giá trị thể hiện tư tưởng xuyên suốt và vẻ đẹp của con người. Tư tưởng về giá trị nhân văn và giá trị nhân đạo trong văn học Việt Nam được thể hiện như sau: 

Một cái nhìn bao dung đối với mọi người: Tiêu biểu là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Đối với tinh thần bao dung của dân tộc, lòng biết ơn người anh hùng An Dương Vương, dân gian đã tỏ lòng thương cảm đối với tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy bằng cách tạo nên sự tích “ngọc trai – giếng nước” để tô đẹp, bất tử hóa cái chết của vua An Dương Vương. Có thể thấy, nhân hậu, bao dung, độ lượng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm truyện cổ. 

Khát khao công lý: Truyện cổ tích Tấm Cám là tác phẩm tiêu biểu thể hiện khát vọng công lý của con người. Tấm trở về lãnh cung để làm hoàng hậu và sống một cuộc sống hạnh phúc – Đây là một xã hội lý tưởng mà mọi người hằng ao ước. Tấm đã thắng, đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện. Có thể thấy, ý nghĩa xuyên suốt trong dòng chảy văn học được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm Tấm Cám, Soái Ca, Thạch Sanh,… Đó là ước mơ cái thiện chiến thắng cái ác, ước mơ hạnh phúc của nhân dân lao động không bao giờ vơi cạn. 

Ca ngợi ý thức đạo đức của con người: Những triết lý đạo đức ấy được truyền tải qua những câu chuyện cổ như: Câu chuyện nàng tiên nói với người yêu, chiến thắng Mtao Mxây, Chử Đồng Tử,… Vì vậy, từ xưa đến nay con người luôn được nhắc nhở phải giữ lấy tình nghĩa, đạo lý làm người. 

Khát vọng độc lập tự chủ: Thông điệp mà những câu truyện dân gian gửi đến người đọc chính là “yêu nước thôi chưa đủ, còn phải có bản lĩnh, bảo vệ độc lập, ý chí kiên cường, ra sức xây dựng đất nước”. Chính nghĩa này được toàn dân ủng hộ, được thần linh phù trợ qua những hình tượng huyền bí trong từng câu chuyện. Khát vọng độc lập tự chủ được thể hiện qua các truyền thuyết như: An Dương Vương, Thánh Gióng, truyền thuyết Hồ Gươm,… Độc lập, hạnh phúc, tự do là điều mà mọi con người đều hướng tới và là bước đệm để tiến tới hạnh phúc. 

Đoạn văn nghị luận về giá trị nhân đạo

Đoạn văn nghị luận về giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng:

“Văn chương dùng cái đẹp để tiêu diệt cái ác, thanh lọc cuộc sống, giữ lấy cái đức thiện, giữ lại những giá trị chân thực, những chân lý của cuộc sống”. Từ xưa đến nay, biết bao thi nhân hướng đến văn chương không chỉ để thỏa nguyện nỗi lòng người đời mà còn để lưu giữ lại những giá trị chân thực, nhân văn nhất của cuộc sống thường ngày. Với ý niệm đó, tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng đã thực sự là một tuyệt tác nghệ thuật chân chính khi nêu bật được tinh thần chiến đấu và ý chí kiên cường của binh đoàn Tây Tiến trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được viết nên bởi một ngòi bút phóng khoáng, lãng mạn, nhưng cũng không hề thiếu đi nét hồn hậu và hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Vẻ đẹp bi tráng, hào hùng đó được bộc lộ rõ nét qua khổ đầu bài thơ.

Đoạn văn tham khảo nghị luận về giá trị nhân đạo

Đoạn văn tham khảo nghị luận về giá trị nhân đạo

Đoạn văn nghị luận về giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao:

Chí Phèo không chỉ dừng lại ở việc khiến nhiều thế hệ độc giả rơi nước mắt trước trang sách thôi đâu. Nó còn là lời thôi thúc con người đấu tranh cho cái thiện, cho hạnh phúc đời mình, là sự “khích lệ con người vượt lên chính nó”. Người đọc thấy hình ảnh một anh Chí sau yêu dễ mến và hiền lành khi trong anh sống dậy những mơ ước thời trẻ đầy tươi sáng và mong đợi. Mà không những Chí, cả Thị Nở cũng thế. Có lẽ với một người như Thị, đó cũng là lần đầu tiên rung động và biết đâu trong hình hài không mấy xinh đẹp đó đã luôn ấp ủ một ước mơ về tình yêu lứa đôi như bao cô gái khác? Thị yêu Chí với lòng yêu của một người làm ơn và lòng yêu của một người chịu ơn. Kẻ ác như Chí thì chẳng ai thèm yêu. Người xấu như Thị thì chẳng ma nào ngó đến.

Ấy thế mà hai con người đó yêu nhau và sưởi ấm nhau. Sau khi nhận lại cái ngoáy đít đầy phũ phàng của Thị Nở, trong đầu hắn chỉ nghĩ đến việc đến nhà Thị, “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con già nhà nó”. Chính Nam Cao lúc này cũng đã tự hỏi: “Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà Thị Nở?”. Ở Chí đã xảy ra một cuộc chiến mãnh liệt trong phần vô thức mà hắn đã cố gắng dồn nén và chỉ bộc lộ một phần qua tiếng chửi cùng những hành vi kệch cỡm. Cuộc đầu tranh dai dẳng ấy được đẩy lên cao trào bởi sự phản bội của Thị, dẫn đến chuỗi hành động sau này (Giết Bá Kiến, tự sát giành lương thiện).

Người đọc nhìn vào một Chí Phèo khao khát được trở về với dáng dấp một người dân lành đến nỗi phải vùng dậy đấu tranh ấy và họ thấy bản thân mình cũng nên làm một cuộc cách mạng tinh thần như thế. Bởi vì một thằng như Chí còn muốn lương thiện, tội gì những người như ta lại không thể sống lương thiện và có ích cho đời? Chí tuy không thể sống đời lương thiện được nhưng người đọc thì có thể viết tiếp mơ ước ấy và điều đó tạo thành sự khích lệ con người vượt lên chính nó.

Trên đây là toàn bộ thông tin giá trị nhân đạo là gì, giá trị nhân văn và giá trị hiện thực là gì, tư tưởng về giá trị nhân văn và giá trị nhân đạo trong văn học Việt Nam và dàn bài tham khảo nghị luận về giá trị nhân đạo. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Số thẻ ngân hàng là gì? Cách phân biệt số thẻ và số tài khoản

Thắc Mắc -