Thông Tư 42/2016/TT-BLĐTBXH Quy định mức tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Thông Tư 42/2016/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng Bảo Hiểm Xã Hội. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017.
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-Số: 42/2016/TT-BLĐTBXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP THÁNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 115/2015/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2015/NĐ-CP);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội,
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 1. Đối tượng áp dụng
- Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017.
- Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017.
Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
- Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm
x
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1
Năm
Trước 1995
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Mức điều chỉnh
4,40
3,74
3,53
3,42
3,18
3,04
3,09
3,10
2,99
2,89
2,69
2,48
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Mức điều chỉnh
2,31
2,13
1,73
1,62
1,48
1,25
1,15
1,08
1,03
1,03
1,00
1,00
- Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
- Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm
x
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Mức điều chỉnh
1,73
1,62
1,48
1,25
1,15
1,08
1,03
1,03
1,00
1,00
- Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
Điều 4. Điều khoản thi hành
- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2017; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Sở LĐ-TBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Công báo; Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
– Lưu: VT, PC, BHXH.KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
Trên đây là toàn bộ nội dung Thông Tư 42/2016/TT-BLĐTBXH để tham khảo kĩ hơn các quy định, điều chỉnh trong Thông Tư này, quý độc giả có thể tải về máy File văn bản đầy đủ nhất theo đường link Tải Xuống được chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
Lao Động - Tiền Lương - Tags: Thông Tư 42/2016/TT-BLĐTBXHThông tư 12/2009/TT-BLĐTBXH chuyển Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009
Thông tư 31/2011/TT-BLĐTBXH thi hành quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Thông tư 15/2012/TT-BNV về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức
Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT Thực hiện chế độ phụ cấp khu vực
Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH Quy định tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng
Thông tư 12/2006/TT-BYT Hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp
Thông tư 113/2016/TT-BQP Quy định chế độ nghỉ của quân nhân và viên chức quốc phòng
Thông Tư 09/2019/TT-BNV Hướng dẫn mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
LUẬT VIỆC LÀM Năm 2013 Luật Số: 38/2013/QH13
Thông Tư 33/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương đối với tập đoàn viễn thông quân đội
Hướng dẫn 238/HD-TLĐ Thi Hành Điều Lệ Công Đoàn Việt Nam
Nghị Định 148/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định Số 05/2015/NĐ-CP
Thông Tư 88/2018/TT-BQP Thực hiện mức lương cơ sở các đối tượng thuộc Bộ Quốc Phòng
Thông tư 35/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc quản lý người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài