LUẬT VIỆC LÀM Năm 2013 Luật Số: 38/2013/QH13

Luật việc làm 2013 quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm. Tham khảo chi tiết nội dung Luật việc làm 2013 dưới đây nhé!

QUỐC HỘI
——-

Luật số: 38/2013/QH13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
————–

LUẬT

VIỆC LÀM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật việc làm,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. 1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
  2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
  3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.
  4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
  5. Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Điều 4. Nguyên tắc về việc làm

  1. Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
  2. Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập.
  3. Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về việc làm

  1. Có chính sách phát triển kinh tế – xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
  2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, phát triển thị trường lao động.
  3. Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
  4. Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
  5. Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
  6. Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm

  1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.
  2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm.
  3. Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp.
  4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
  5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.
  6. Hợp tác quốc tế về việc làm.

Điều 7. Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm

  1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả nước.
  2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.

  1. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc làm

  1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân tạo việc làm cho người lao động; tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm theo quy định của pháp luật.
  2. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm; tạo việc làm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
  3. Cá nhân có trách nhiệm chủ động tìm kiếm việc làm và tham gia tạo việc làm.

Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm

  1. Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
  2. Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
  3. Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.
  4. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
  5. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.
  6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Chương 2.

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM

MỤC 1. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠO VIỆC LÀM

Điều 10. Tín dụng ưu đãi tạo việc làm

Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác.

Điều 11. Quỹ quốc gia về việc làm

  1. Nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
  2. a) Ngân sách nhà nước;
  3. b) Nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
  4. c) Các nguồn hợp pháp khác.
  5. Việc quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm

  1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
  2. a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
  3. b) Người lao động.
  4. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
  5. a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
  6. b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.

Điều 13. Điều kiện vay vốn

  1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
  3. b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
  4. c) Có bảo đảm tiền vay.
  5. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
  6. a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  7. b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
  8. c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
  9. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.

Điều 14. Cho vay ưu đãi từ các nguồn tín dụng khác để hỗ trợ tạo việc làm

Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, Nhà nước sử dụng các nguồn tín dụng khác để cho vay ưu đãi nhằm thực hiện các chính sách gián tiếp hỗ trợ tạo việc làm.

MỤC 2. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHUYỂN DỊCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN

Điều 15. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn

  1. Căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.
  2. Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây:
  3. a) Hỗ trợ học nghề;
  4. b) Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề;
  5. c) Giới thiệu việc làm miễn phí;

Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này.

Điều 16. Hỗ trợ học nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn

Người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 17. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn thông qua các hoạt động sau đây:

  1. Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này;
  2. Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm;
  3. Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

MỤC 3. CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CÔNG

Điều 18. Nội dung chính sách việc làm công

  1. Chính sách việc làm công được thực hiện thông qua các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp xã, bao gồm:
  2. a) Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp;
  3. b) Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng;
  4. c) Bảo vệ môi trường;
  5. d) Ứng phó với biến đổi khí hậu;

đ) Các dự án, hoạt động khác phục vụ cộng đồng tại địa phương.

  1. Các dự án, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này khi thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu tham dự thầu đề xuất phương án sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
  2. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm công.

Điều 19. Đối tượng tham gia

  1. Người lao động được tham gia chính sách việc làm công khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động;
  3. b) Tự nguyện tham gia chính sách việc làm công.
  4. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công.
  5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động quy định tại khoản 1 Điều này khi thực hiện dự án, hoạt động không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.

MỤC 4. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHÁC

Điều 20. Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

  1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  2. Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ:
  3. a) Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;
  4. b) Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
  5. c) Vay vốn với lãi suất ưu đãi.
  6. Chính phủ quy định chi tiết chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Điều này.

Điều 21. Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên

  1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.
  2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:
  3. a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;
  4. b) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội;
  5. c) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.
  6. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 22. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động

Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động sau đây:

  1. Thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động;
  2. Hiện đại hóa hoạt động dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động;
  3. Đầu tư nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm;
  4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động.

Còn nữa….

Để xem chi tiết toàn bộ nội dung Luật Việc Làm năm 2013, quý độc giả có thể tải File văn bản về máy theo đường link Tải Xuống dưới đây, vô cùng dễ dàng và đơn giản!

Lao Động - Tiền Lương -