[Bản Đầy Đủ] Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 lần thứ 5

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 lần thứ 5. Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

QUỐC HỘI

———-

Luật số:       /        /QH14

 

DỰ THẢO 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

Hà Nội, ngày       tháng      năm 2019

BỘ LUẬT LAO ĐỘN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
  2. Người sử dụng lao động.
  3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
  2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật lao động.
  4. Ban hợp tác hai bên người lao động – người sử dụng lao động là ban được thành lập để thực hiện việc chia sẻ thông tin, tham khảo, trao đổi ý kiến giữa người lao động và người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của hai bên nhằm tăng cường sự hiểu biết và bàn về các giải pháp giải quyết những vấn đề tại nơi làm việc, (sau đây gọi là Ban hợp tác hai bên tại nơi làm việc).
  5. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
  6. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
  7. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
  8. Phân biệt đối xử trong lao độnghành vi làm giảm hoặc tạo ra ưu đãi về cơ hội việc làm, thực hiện công việc, điều kiện lao động và cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của người lao động hoặc nhóm người lao động so với người lao động hoặc nhóm người lao động khác. Các hành vi duy trì và bảo vệ việc làm cho những người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
  9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là các hành vi có bản chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

  1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. –
  2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
  3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.
  4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động.
  6. Khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
  7. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới, không phân biệt đối xử về giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

  1. Người lao động có các quyền sau đây:
  2. a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không phân biệt đối xử;
  3. b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  4. c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
  5. d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

  1. e) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.
  2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
  3. a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các thỏa thuận hợp pháp khác;
  4. b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của người sử dụng lao động;
  5. c) Thực hiện các quy định của pháp luật lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

  1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
  2. a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
  3. b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động,tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
  4. c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
  5. d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
  6. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
  7. a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
  8. b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;
  9. c) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  10. d) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.

đ) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

Điều 7. Quan hệ lao động

  1. Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể người lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
  2. Tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ổn định tại cơ sở với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
  3. Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ổn định; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp có vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà, ổn định.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, nguồn gốc quốc gia, màu da, nguồn gốc xã hội, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thai sản, trách nhiệm gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức củangười lao động tại doanh nghiệp..
  2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động, phạt tiền..
  3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
  5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
  6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Còn nữa…

Để tham khảo nội dung đầy đủ của Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 lần thứ 5, quý độc giả có thể tải file văn bản về máy theo đường link Tải Xuống được chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

Lao Động - Tiền Lương - Tags: