Thiên địch là gì? Phân loại, mục đích và biện pháp bảo vệ thiên địch

Thiên địch là gì, các loài thiên địch, tác dụng của thiên địch và mục đích của bảo tồn thiên địch. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Côn trùng thiên địch là gì?

Côn trùng thiên địch là gì chính là thắc mắc của rất nhiều nông dân. Thiên địch là các loài động vật được sử dụng để diệt trừ các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên, chúng ăn hoặc gây bệnh những loài sâu bọ gây hại cho sản xuất nông nghiệp. Mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những nhóm thiên địch khác nhau, giữ vai trò quan trọng giúp hạn chế sự phát triển của quần thể sâu gây hại. Ngày nay, sử dụng thiên địch là một trong những biện pháp sinh học được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn sản xuất.

Côn trùng thiên địch là gì?

Côn trùng thiên địch là gì?

Thiên địch Tiếng Anh là gì?

Thiên địch trong tiếng Anh là gì? Đây là một “thuật ngữ” thường được sử dụng trong nông nghiệp. Thiên địch trong tiếng Anh là natural enemies. 

Các loài thiên địch

Các loài thiên địch sẽ được chia theo nhóm riêng, bao gồm những nhóm sau: 

Nhóm ký sinh: 

– Nuclear Polyche drosis Virus (NPV): Sâu non ăn phần lá có virus thì chúng sẽ bị nhiễm và trở nên chậm chạp và ngừng ăn.

– Nấm tua: Nấm tiêu diệt ký chủ bằng cách sử dụng những chất dịch trong con rầy để phát triển. Chúng mọc ra bên ngoài tạo thành những sợi dài, lúc đầu màu trắng bẩn rồi chuyển màu nâu lúc trưởng thành.

– Nấm bột: Sâu bị bệnh bị có màu trắng do khối nấm bao phủ, sau một vài ngày bào tử hình thành và sâu chuyển sang màu xanh lục nhạt. Chúng gây bệnh cho sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu xanh, sâu keo và sâu phao.

– Nấm Beauveria (nấm trắng): Nấm hủy hoại các mô mềm và dịch cơ thể của ký chủ và khi chuẩn bị hình thành bào tử phát tán, chúng phát triển ra bên ngoài cơ thể ký chủ. Loài nấm trắng này gây bệnh cho rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hại lúa, bọ xít đen. 

– Nấm Metarhizium: Nấm phát triển bên trong côn trùng ký chủ và ăn chất bổ của cơ thể côn trùng. Bào tử nấm rơi trên cơ thể côn trùng và khi độ ẩm cao kéo dài, bào tử nấm nảy mầm và mọc trong cơ thể côn trùng.

– Ong đen ký sinh bọ xít: Nếu vết nứt đỏ nham nhở, có nghĩa là trứng này đã nở ra một ký sinh. Nếu đỉnh quả trứng bị nứt ra theo một đường vòng đều đặn thì trứng đó đã nở ra ấu trùng. Những trứng bọ xít bị ký sinh thường xám màu hơn các trứng không bị ký sinh. 

– Ong ký sinh trứng rầy: Trứng rầy bị ký sinh thường có màu đen, đôi khi hơi đỏ, còn trứng rầy không bị ký sinh có màu trắng. Chúng bay khắp ruộng lúa tìm ổ trứng rầy nâu rồi dùng vòi dẫn trứng đẻ vào trứng rầy nâu, làm cho trứng rầy nâu bị ung không nở được. Tùy theo loài mà chúng có màu xanh đậm, nâu đỏ, đỏ nhạt, vàng xanh,…

– Ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá: Từ 1 quả trứng ong đơn độc ở trong trứng sâu cuốn lá đã phát triển thành trên 200 con ong. Con ong này đẻ một trứng của nó vào quả trứng của sâu cuốn lá, quả trứng này đã phân chia mãi thành nhiều trứng. 

– Ruồi đầu to ký sinh rầy xanh: Từ trứng đến trưởng thành mất 30 – 40 ngày. Sau khi phát triển trong cơ thể ký chủ, ruồi làm nhộng trong đất hoặc dưới gốc cây. Ruồi sống được 4 ngày và ký sinh 2 – 3 rầy trong mỗi ngày. Chúng đậu trên lưng rầy và đẻ trứng vào bụng rầy, chỉ có một ruồi ký sinh phát triển trên một rầy xanh. 

Ong kén nhỏ ký sinh sâu cuốn lá nhỏ: Nó có ở tất cả môi trường trồng lúa, bay trên tán lúa và tìm sâu cuốn lá. Con đực cũng có kích thước và màu tương tự như vậy, nhưng không có ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng dài gấp đôi bụng con cái. Loài ong này có thân hình gầy, kích thước vừa phải, bụng dài màu da cam hoặc vàng sẫm.

Bọ xít: 

– Bọ xít nước gọng vó: Rất khó phát hiện ở ngoài đồng ruộng vì loài bọ này di chuyển rất nhanh. Đôi chân giữa có chức năng như tay chèo và khi nằm yên thì để ra phía trước. Trưởng thành màu đen, có 2 đôi chân sau rất dài. 

– Bọ xít nước ăn thịt: Thiên địch của bọ rầy. Mỗi con bọ xít nước ăn từ 4 – 7 con bọ rầy/ngày. Thân hình nhỏ và bàn chân trước chỉ có 1 đốt do đó có thể phân biệt được với các loài bọ xít khác. 

Bọ xít nước: Thiên địch của sâu đục thân, bọ rầy, tập trung ở bờ ruộng. Trưởng thành có 2 dạng: có cánh và không có cánh. Bọ trưởng thành màu xanh nhạt, to hơn bọ xít nước ăn thịt, nhưng số lượng ít hơn. 

Bọ xít mù xanh: Mỗi con ăn hết 7 – 10 trứng/ngày hay 1 – 5 con bọ rầy/ngày. Chúng thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy. Chúng có màu xanh và đen, thường đẻ trứng vào mô thực vật, sau 2 – 3 tuần sẽ trưởng thành và có thể sinh sản từ 10 – 20 con non.

Bọ cánh cứng: 

– Kiến ba khoang: Trung bình mỗi kiến ba khoang có thể ăn từ 3 – 5 con sâu non/ngày. Loài kiến này cũng thường xuất hiện trên ruộng cây màu. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ chúng thường tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy. 

Nhóm bắt mồi ăn thịt:

– Nhện: Đây là nhóm xuất hiện rất sớm trên ruộng lúa, săn mồi tự do và có thể ăn bất cứ loài nào mà chúng săn bắt được. Chúng dùng màng nhện để bẫy mồi, một số loài khác thì rình rập và tấn công phục kích. Chúng ta có thể phân biệt với côn trùng là chúng có 8 chân và cơ thể được chia thành 2 phần: Phần trước gồm chân, răng và mắt và phần bụng để nhả tơ.

Các loài thiên địch

Các loài thiên địch

Tác dụng của thiên địch là gì?

Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và các nước trên thế giới, sâu bệnh, chuột, cỏ dại (gọi chung là sâu hại) là mối đe dọa lớn. Giải pháp sử dụng thiên địch được xem là giải pháp đúng trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế được dư lượng hóa chất trong sản phẩm. Hiện nay, hướng đi đang được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp hiện đại chính là ứng dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp sạch đặc biệt là bảo vệ thực vật. Và nếu không được tổ chức phòng trừ tốt, chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. 

Thiệt hại do các loại sinh vật hại gây nên đối với cây trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm 20 – 25% năng suất, có khi lại đến 50%. Vì vậy, khi nhắc tới tác dụng của thiên địch là gì thì người ta sẽ nghĩ ngay tới khả năng tiêu diệt sâu hại mạnh hơn các loài sâu khác hay thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Còn việc dùng thuốc hóa học BVTV được coi là thứ vũ khí cuối cùng của hoạt động phòng chống dịch hại bảo vệ cây trồng. Để hạn chế sử dụng thuốc BVTV thì trong quá trình sản xuất nông nghiệp phải tăng cường áp dụng các biện pháp BVTV phi hóa học. Phần tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trên các sản phẩm nông nghiệp chính là tác hại gây ô nhiễm môi trường. 

Mục đích của bảo tồn thiên địch

Từ trước đến nay, thuốc trừ sâu vẫn gắn liền với tiến bộ sản xuất công nghiệp, quy mô, số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Vì vậy, mục đích của bảo tồn thiên địch chính là tạo ra nền nông nghiệp sạch và hạn chế thuốc BVTV. Một số biện pháp bảo tồn thiên địch như sau: 

Sử dụng hợp lý hóa thuốc bảo vệ thực vật: Thời gian tác động của thuốc ngắn sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng đến thiên địch. Nếu không nằm trong trường hợp bất khả kháng thì không nên dùng thuốc. Nên chọn thuốc có tính chọn lọc. Thuốc tác động nội hấp, ít độc. Cần đảm bảo đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng và phương pháp nếu cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi dịch hại ở trên ngưỡng gây hại kinh tế. 

Bảo đảm tính đa dạng thực vật trong vườn cây trồng: Môi trường sinh trưởng và phát triển tốt, mùa màng sẽ được bảo vệ. Môi trường cũng được bảo đảm an toàn, không chứa các hóa chất độc hại. Bên cạnh đó còn làm đa dạng thêm thiên địch. Bởi một số loại thực vật là nơi cư trú hay cung cấp thức ăn cho thiên địch. 

Áp dụng hợp lý các biện pháp canh tác: Biện pháp tỉa cành vừa cung cấp chất hữu cơ tự nhiên cho đất, vừa tạo điều kiện thoáng, ánh sáng cho sự phát triển của bọ rùa. Bên cạnh những loài trên mặt đất thì các loài dưới đất cũng cần điều kiện phát triển tốt như tạo độ tơi xốp, thông thoáng. Đa dạng cây trồng tạo môi trường cho các loài thiên địch. Áp dụng tốt các biện pháp này giúp cho sự phát triển của cây trồng cũng như sự phát triển của thiên địch tốt hơn.

Mục đích của bảo tồn thiên địch

Mục đích của bảo tồn thiên địch

Xác định ngưỡng hữu hiệu của thiên địch: Ngưỡng hữu hiệu của thiên địch là đại lượng luôn thay đổi. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được xác định cho từng sinh quần cụ thể. Mà nó không cần phải áp dụng bất kỳ một biện pháp trừ diệt nào khác. Nghĩa là mật độ của các loài có khả năng kìm hãm được dịch hại ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Quần thể cần đạt tới một mức độ nhất định mới có thể hạn chế được dịch hại. Mật độ này được gọi là ngưỡng hữu hiệu của thiên dịch hại. Mật độ thiên địch quá thấp không thể hạn chế được dịch hại. Cho dù đó là một loại thiên địch mạnh. 

Duy trì dịch hại ở mức thấp nhất: Không nên tiêu diệt hoàn toàn dịch hại, để cho nó tồn tại ở mật độ thấp, có thể chấp nhận được. Đối với dịch hại ở mật độ thấp còn cung cấp thức ăn cho các loài thiên địch trong farmstay, giúp duy trì và phát triển. Sự gây hại có ý nghĩa khi chúng đạt đến mật độ gây hại kinh tế. Dịch hại ở mật độ thấp nó không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng. 

Trên đây là toàn bộ thông tin thiên địch là gì, các loài thiên địch, tác dụng của thiên địch và mục đích của bảo tồn thiên địch. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Hội nhập quốc tế là gì và tầm quan trọng của hội nhập kinh tế

Thắc Mắc -