Tải Mẫu Phương án sử dụng lao động dành cho doanh nghiệp

Mẫu Phương án sử dụng lao động cho doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động khi làm ảnh hướng đến việc làm của người lao động. Tải ngay mâu phương án sử dụng lao động mới nhất và chi tiết nhất bằng file Word dưới đây nhé.

Các trường hợp phải xây dựng phương án sử dụng lao động

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012, có 04 trường hợp doanh nghiệp phải xây dựng phương án sử dụng lao động khi ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động:

(1) Thay đổi cơ cấu, công nghệ (thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm; thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị gắn với ngành, nghề)

(2) Lý do kinh tế (khủng hoảng, suy thoái kinh tế; thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc cam kết quốc tế)

(3) Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp

(4) Chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản

Ngoài ra, theo Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH 1 thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ khi cổ phần hóa cũng buộc phải có phương án sử dụng lao động.

Mẫu Phương án sử dụng lao động 2019

TÊN DOANH NGHIỆP
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

I. Đặc điểm chung

Tên doanh nghiệp (1): ………………………………..…….………..…………

Ngày tháng năm thành lập (2): ……………………..……………………….…

Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (3):……………………………..

Địa chỉ (4): ………………………………………..………………………………

Ngành nghề, lĩnh vực:………………………………………………………….

Hình thức sắp xếp lại (5): ………………………………………………………

Thuận lợi: …………………………………….…………………………………

Khó khăn: …………………………………………….…………………………

II. Phương án sử dụng lao động (6)

TTNội dungTổng sốGhi chú
ITổng số lao động trước khi sắp xếpNgười 
1Tổng số lao động  
aNam  
bNữ  
2Số lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ)  
aLao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn  
bLàm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng  
cLàm việc theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng  
3Số lao động đang ngừng việc  
4Số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội  
aThai sản  
bỐm đau  
cTai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp  
5Số lao động đang nghỉ việc không lương  
6Số lao động đang tạm hoãn thực hiện HĐLĐ  
aĐi nghĩa vụ quân sự  
bBị tạm giam, tạm giữ  
cĐưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục  
dLao động nữ mang thai  
eDo hai bên thoả thuận  
7Lao động không thuộc diện ký HĐLĐ  
IIPhương án sử dụng lao độngNgười 
1Tổng số lao động tiếp tục sử dụng  
aSố lao động tiếp tục sử dụng  
bSố lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có)  
cSố lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có)  
2Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động  
aHết hạn hợp đồng lao động  
bTự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động  
cChấm dứt hợp đồng lao động với lý do khác theo quy định của pháp luật  
dDôi dư phải chấm dứt hợp đồng  
3Số lao động nghỉ hưu  
IIIKinh phí thực hiệnĐồng 
1Tổng kinh phí (dự kiến)  
aKinh phí đào tạo lại  
bKinh phí chi trả trợ cấp thôi việc  
cKinh phí chi trả trợ cấp mất việc làm  
dKinh phí chi trả chế độ khác  
2Nguồn kinh phí  
   

 (Có danh sách kèm theo)

Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
……, ngày … tháng … năm …
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn lập Phương án sử dụng lao động:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập.

(2) Ngày, tháng, năm thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập.

(3) Số Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc số Quyết định thành lập.

(4) Với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện thì chỉ ghi địa chỉ trụ sở chính.

(5) Hình thức sắp xếp lại: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế, chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp.

(6) Mỗi mục trong bảng phương án sử dụng lao động đều phải lập danh sách chi tiết kèm theo.

Trên đây là mẫu phương án phương án sử dụng lao động được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay.

Luật Việt Nam - Tags: