Dowload ngay mẫu đơn xin nghỉ việc cụ thể nhất

Viết đơn xin nghỉ việc là một vấn đề luôn được coi là tế nhị, khó nói, và khiến cho nhiều bạn khá lúng túng. Với mẫu đơn xin nghỉ việc dưới đây sẽ giúp bạn yên tâm và khiến sếp vui vẻ gật đầu đồng ý nhé.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o———

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC (1)
Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty (2)………
– Trưởng phòng Nhân sự (3)
– Trưởng phòng (4) ……….

Tôi tên là:……………………………………………………………………………

Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………………..

Chức vụ (5): ……………………………….. Bộ phận (6):………

Tôi làm đơn này với nội dung:

Tôi xin phép được thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày (7)….tháng…. năm… với lý do(8):

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại đây trong thời gian qua. Hơn (9)…. năm làm việc, Quý Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.

Những ngày tháng làm việc tại Quý Công ty đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm (10)……..

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công hơn mong muốn.

Rất mong Ban Giám đốc công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.

Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc, các tài sản, dụng cụ cho ông/bà (11):
……………………………………………………………………………

Bộ phận (12): ……………………………………………………………………………

Các công việc được bàn giao (13):

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Tôi cam đoan sẽ bàn giao toàn bộ cho người có liên quan trước khi nghỉ việc.

Xin trân trọng cảm ơn!

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ việc 2019:

(1) Tại sao phải viết đơn xin nghỉ việc?

Nghỉ việc đúng trình tự thủ tục, cùng đơn xin nghỉ việc hay sẽ tạo cho doanh nghiệp và đồng nghiệp có ấn tượng tốt về người lao động, thể hiện trình độ và cách làm việc chuyên nghiệp, giúp việc chấm dứt hợp đồng lao động được thuận tiện, nhanh chóng.

Đặc biệt, nhiều cơ quan, doanh nghiệp khi tiếp nhận lao động mới luôn yêu cầu có nhận xét của đơn vị cũ, chính vì vậy, đơn xin nghỉ việc lúc này là yếu tố cuối cùng để gây thiện cảm với cấp trên trước khi nghỉ việc.

Ngoài ra, để nhận đủ lương và các chế độ trợ cấp, người lao động nghỉ việc phải thông báo trước và được sự đồng ý của người có thẩm quyền. Chính vì vậy, đơn xin thôi việc sẽ thay cho lời thông báo tới người sử dụng lao động, nếu không sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải chịu hậu quả.

(2) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người lao động muốn nghỉ việc.

(3) Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, có thể là phòng Nhân sự, phòng Tổ chức – Lao động, phòng Hành chính – Tiền lương,… (phụ trách mảng nhân sự).

(4) Trưởng phòng/ban/bộ phận hoặc người quản lý trực tiếp của người lao động.

(5) Chức vụ hiện tại của người lao động: chuyên viên, nhân viên, tạp vụ, trưởng phòng/ban,…

Trường hợp chức vụ của người lao động xin nghỉ việc là trưởng phòng/ban/nhóm thì không ghi mục (4).

(6) Bộ phận nơi người lao động trực tiếp làm việc.

Trường hợp người lao động làm nhiều bộ phận khác nhau thì ghi bộ phận chính theo hợp đồng lao động hoặc quyết định điều động, bổ nhiệm gần nhất.

(7) Thời gian nghỉ: Người lao động làm đơn cần ghi chính xác thời gian muốn nghỉ việc chính thức để doanh nghiệp nắm được và bố trí nhân sự thay thế.

(8) Lý do nghỉ việc: Đây là nội dung rất quan trọng mà người lao động nên cân nhắc kỹ để trình bày một cách ngắn gọn nhưng vẫn rành mạch, rõ ràng và đủ ý, đồng thời không làm mất lòng cấp trên mà vẫn thuyết phục cũng như giữ được hình ảnh của bản thân.

Lý do nghỉ việc chính đáng:

Thay đổi chỗ ở, chuyển nhà xa nơi làm việc hiện tại;

Ốm đau, bệnh tật: bản thân hoặc người nhà bị bệnh phải nghỉ việc để chăm sóc thời gian dài;

Không được bố trí công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ;

Áp lực công việc, năng lực không đáp ứng công việc được giao;

Chế độ đãi ngộ không thỏa đáng, không có cơ hội phát triển, thăng tiến;

Không được trả lương đủ và đúng hạn trong thời gian dài;

Có cơ hội làm việc tốt hơn, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc;

Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp: dự định mới trong nghề nghiệp hoặc muốn làm việc ở môi trường khác;

Cần tập trung vào việc học, nâng cao kiến thức, trình độ;

Lý do nghỉ việc không chính đáng:

Thích thì nghỉ;

Ghét công việc hiện tại;

Do chia tay với người yêu;

Không hòa đồng với đồng nghiệp;

Không thích lịch làm việc của công ty;

Gia đình bắt nghỉ việc.

(9) Thời gian làm việc thực tế: ghi rõ số tháng/năm.

(10) Tùy thuộc vào công việc của người lao động để ghi rõ kinh nghiệm có được qua quá trình làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Ví dụ:

Kỹ năng xử lý hồ sơ chuyên môn;

Kỹ năng xử lý thông tin nhanh nhạy;

Kỹ năng bán hàng;

Kỹ năng giao tiếp;

(11) Ghi rõ họ và tên người tiếp nhận bàn giao công việc, tài sản.

Có thể là Trưởng phòng/ban/bộ phận hoặc người quản lý trực tiếp hoặc người được chấp thuận.

(12) Ghi rõ bộ phận nơi người tiếp nhận bàn giao đang làm việc, có thể là người cùng hoặc khác bộ phận với người lao động xin nghỉ việc, phụ thuộc vào ai là người nhận ở mục (10).

(13) Ghi cụ thể, chi tiết từng công việc, sổ sách, tài liệu, dụng cụ, tài sản được tiếp nhận trong quá trình làm việc từ phía công ty.

Để chuyên nghiệp hơn, người lao động nên hướng dẫn người tiếp nhận quy trình và cách xử lý công việc đạt hiệu quả nhất từ kinh nghiệm làm việc của bản thân.

Đối với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn xin nghỉ việc là yêu cầu bắt buộc, thủ tục cần hoàn thành trước khi nghỉ việc. Đây sẽ là căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động và ngày chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được tính từ ngày xin nghỉ việc.

Đơn xin nghỉ việc được xem là văn bản hành chính sử dụng nhiều trong các cơ quan, doanh nghiệp. Mẫu đơn xin nghỉ việc 2019 và cách viết đơn chuyên nghiệp nêu trên hi vọng sẽ hữu ích cho người dùng.

Trên đây là mẫu đơn xin nghỉ việc cụ thể, chi tiết nhất. elead.com.vn.vn luôn đồng hành cùng bạn, sẻ chia nhiều thông tin hay, các bộ luật việt nam hay, mời các bạn đừng bỏ lỡ nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết trên.

Luật Việt Nam - Tags: