Lym trong xét nghiệm máu là gì, các chỉ số trong xét nghiệm máu

Lym trong xét nghiệm máu là gì, chỉ số Lym cao có nguy hiểm và tìm hiểu chi tiết Mono, Gran, Rbc, Lym, Plt, Mch trong xét nghiệm máu là gì? Đọc ngay để tìm hiểu thông tin!

Nội Dung Chính

Ý nghĩa chỉ số Lym trong xét nghiệm máu là gì? 

Xét nghiệm Lym là một trong những xét nghiệm quan trọng, thường thực hiện trong các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Vậy, ý nghĩa chỉ số Lym trong xét nghiệm máu là gì? Xét nghiệm Lym là một trong những xét nghiệm máu quan trọng kiểm tra thành phần bạch huyết bào lympho trong máu. Tuy nhiên, khá ít người từng xét nghiệm chú ý đến chỉ số này cũng như các ý nghĩa của chỉ số Lym khi xét nghiệm máu. Lym là viết tắt của tế bào bạch huyết Lymphocytes, hay còn gọi là tế bào Lympho. Tỉ lệ tế bào Lym trong máu rơi vào khoảng 17 – 48%, sự tăng cao hay giảm bất thường tế bào này đều có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe.

Lym trong xét nghiệm máu là gì? 

Lym trong xét nghiệm máu là gì?

Tế bào miễn dịch Lym giúp lần sau khi tiếp xúc với tác nhân cũ có thể tiêu diệt nhanh chóng hơn so với lần đầu, đây là tế bào có khả năng ghi nhớ với tác nhân gây bệnh từng tiếp xúc và tiêu diệt. Tế bào Lym có hai dạng là Lympho bào hạt lớn gồm các tế bào sát thương tự nhiên và tế bào Lympho bào hạt nhỏ gồm các tế bào điều khiển hệ miễn dịch. Tế bào Lympho gồm các tế bào có chức năng miễn dịch tự nhiên qua trung gian tế bào, ngoài ra còn có tế bào B và tế bào T đều là tế bào miễn dịch theo các hình thức khác nhau. 

Tế bào này có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch con người, giúp bảo vệ sức khỏe chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập, tồn tại với lượng nhất định trong máu. Sự tăng giảm của chỉ số Lym trong xét nghiệm máu này tiết lộ nhiều thông tin về sức khỏe và bệnh lý mà bạn gặp phải. 

Chỉ số Lym cao có nguy hiểm? 

Chỉ số Lym trong máu tăng là do nhiều nguyên nhân. Vì vậy người bệnh khi thấy có biểu hiện Lym tăng lên thì cần đến khám tại các bệnh viện để được kiểm tra lại. Bình thường lượng Lympho sẽ tăng >30% trong các bệnh lý nhiễm trùng mãn tính như lao, viêm khớp, nhiễm khuẩn máu, nhiễm virus như ho gà, sởi. 

Chỉ số Lym thấp có sao không?

Lượng Lym giảm trong một số bệnh nhiễm trùng cấp tính, chứng mất bạch cầu hạt, sốc phản vệ, các bệnh tự nhiễm,…

Một số bệnh cần làm xét nghiệm Lym:

– Các bệnh do sởi, ho gà, viêm gan siêu vi.

– Nhiễm khuẩn mạn tính, lao, thấp khớp.

– Bệnh bạch cầu cấp thể Lympho.

Mono trong xét nghiệm máu là gì ?

Mono là tên của một loại tế bào bạch cầu hay thường được gọi là tế bào bạch cầu Mono. Vậy, Mono trong xét nghiệm máu là gì? Xét nghiệm bạch cầu Mono có ý nghĩa xác định tỷ lệ bạch cầu trong máu. Giá trị Mono lớn hơn 8% tức > 0,9 G/L có nghĩa là chỉ số bạch cầu trong máu đang gia tăng quá mức cho phép. Giá trị Mono thấp hơn 4% tức < 0G/L có nghĩa là chỉ số bạch cầu đang bị suy giảm. Nếu kết quả xét nghiệm của bạn cho thấy giá trị Mono rơi vào khoảng 4 – 8% tức 0 – 0,9 G/L thì cơ thể bạn hoàn toàn không gặp vấn đề về sự tăng, giảm bạch cầu.

Mono trong xét nghiệm máu là gì ?

Mono trong xét nghiệm máu là gì ?

Phương pháp xét nghiệm này có thể được tiến hành riêng biệt hoặc tích hợp trong xét nghiệm tổng phân tích tế báo máu. Xét nghiệm bạch cầu Mono giúp xác định và chẩn đoán bệnh lý trong cơ thể vì bạch cầu đảm nhiệm vô cùng quan trọng đối với cơ thể nên bất cứ dấu hiệu tăng hay giảm đều có thể xuất phát từ các bệnh lý mà người bệnh không thể lường trước được. Hiểu rõ Mono trong xét nghiệm máu là gì sẽ giúp bạn xác định được tình trạng sức khỏe, kịp thời lên phương án thăm khám và điều trị. Một khi bạch cầu Mono không ổn định, tế bào cũng không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó đối với cơ thể người. 

Gran trong xét nghiệm máu là gì?

Có nhiều loại bạch cầu khác nhau và đảm nhận những chức năng khác nhau nhưng đều chung một mục tiêu là bảo vệ cơ thể. Vậy, Gran trong xét nghiệm máu là gì? Gran chính là xét nghiệm về số lượng bạch cầu hạt. Bạch cầu hạt chứa những hạt lớn trong bào tương. Trong bạch cầu hạt lại chia ra: Bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan.

+ Bạch cầu ái toan: Chịu trách nhiệm đáp ứng với tình trạng nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra. Đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm của cơ thể.

+ Bạch cầu ái kiềm: Chiếm ít hơn 1% tế bào bạch cầu trong cơ thể và thường tăng số lượng sau một phản ứng dị ứng.

+ Bạch cầu trung tính: Chiếm phần lớn các tế bào bạch cầu trong cơ thể, có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn và nấm trong cơ thể nếu có.

Rbc trong xét nghiệm máu là gì?

Rbc trong xét nghiệm máu là gì? Rbc chính là chỉ số phản ánh lượng hồng cầu trong máu và tên đầy đủ của nó là Red Blood Cell. Trẻ sơ sinh thì số lượng hồng cầu thường thấp hơn người trưởng thành và nằm ở mức 3.8 tế bào/l (T/L). Tính theo đơn vị quốc tế thì ở nữ giới là 4.00 – 5.40 tế bào/l (T/L) và ở nam giới là 4.20 – 5.80 tế bào/l (T/L). Thông thường số lượng hồng cầu trong một cơ thể khỏe mạnh thường đạt 4.0 đến 5.9 triệu tế bào/cm3. 

Nếu bạn không bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là những chất dinh dưỡng đã kể đến ở phía trên, cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra những tế bào hồng cầu dị dạng. Do đó, bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, có thể kể đến như vitamin B6, vitamin B12, sắt, đường gluco, axit folic để cơ thể có thể tiếp tục tạo ra những tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Mỗi ngày trong cơ thể chúng ta có khoảng 200 đến 400 tỷ hồng cầu chết đi. 

Hồng cầu được hình thành từ tủy xương và chu kỳ sống của tế bào hồng cầu kéo dài từ 90 đến 120 ngày. Hồng cầu giữ một nhiệm vụ rất quan trọng đó là vận chuyển oxy từ phổi lên các mô và đồng thời vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Nhờ huyết sắc tố có trong hồng cầu mà máu có màu đỏ. Hồng cầu là thành phần chính của máu và đồng thời cũng chiếm số lượng lớn các tế bào máu nên đây là chỉ số mà bạn cần phải quan tâm khi thực hiện xét nghiệm máu.

Rbc trong xét nghiệm máu là gì?

Rbc trong xét nghiệm máu là gì?

Plt trong xét nghiệm máu là gì?

Plt là viết tắt của cụm từ Platelet Count có nghĩa là đếm tiểu cầu. Xét nghiệm Plt là xét nghiệm tiểu cầu, đếm số lượng tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu. Bác sĩ chỉ định xét nghiệm Plt đối với những bệnh nhân sau:

Khi bệnh nhân bị chảy máu mà không rõ nguyên nhân, có các vết bầm trên cơ thể hoặc chảy máu ở các vết thương nhỏ nhưng không cầm được máu, bác sĩ sẽ chỉ định đi xét nghiệm Plt. Trung bình chỉ số này thường ở mức 200 G/L tức là trong 1 lít máu sẽ có 200 hoặc từ 150 – 400 tỷ tế bào tiểu cầu. Ở người bình thường, chỉ số xét nghiệm Plt dao động ở mức 150 – 400 G/L. 

Mch trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số Mch là viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin (lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu của cơ thể). Bác sĩ có thể dựa trên chỉ số Mch và các chỉ số khác để phát hiện bệnh lý sớm và điều trị kịp thời. 

Mch trong xét nghiệm máu là gì?

Mch trong xét nghiệm máu là gì?

Trường hợp có những biểu hiện cảnh báo mức Mch thấp hoặc cao, người bệnh nên đi tới các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm. Chỉ số Mch thấp nếu nhỏ hơn 26 pg/tế bào và cao nếu ở mức lớn hơn 34 pg/tế bào. Khi xét nghiệm, chỉ số Mch bình thường nếu dao động ở mức 27 – 33 picogram (pg) trên mỗi tế bào. Chỉ số Mch được xác định thông qua xét nghiệm máu Cbc. Huyết sắc tố là một loại protein đảm nhiệm chức năng tạo điều kiện cho hồng cầu vận chuyển oxy tới các tế bào và các mô bên trong cơ thể. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mỗi người nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm máu ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh, không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. 

Trên đây là toàn bộ thông tin Lym trong xét nghiệm máu là gì, chỉ số Lym cao có nguy hiểm và tìm hiểu chi tiết Mono, Gran, Rbc, Lym, Plt, Mch trong xét nghiệm máu là gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Jira là gì? Tính năng và cách sử dụng của phần mềm Jira

Thắc Mắc -