Jira là gì? Tính năng và cách sử dụng của phần mềm Jira
Jira là gì, tính năng của phần mềm Jira, cách học Jira bắt đầu từ đâu và cách sử dụng Jira. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Phần mềm Jira là gì?
Phần mềm Jira là gì? Jira là một ứng dụng theo dõi và quản lý lỗi, vấn đề của dự án, được phát triển để làm quy trình này trở nên dễ dàng hơn cho mọi tổ chức. Theo dõi, quản lý vấn đề và lỗi phát sinh trong quá trình của một dự án là một công việc tối quan trọng, nhưng rất ít các dự án được quản lý một cách hiệu quả. Jira là một phần mềm quản lý dự án khá đặc thù, đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các team làm việc theo phương pháp agile, đặc biệt là các team công nghệ hoặc phát triển phần mềm.
Jira có quy trình làm việc phức tạp đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ lưỡng bởi phần mềm có ngôn ngữ tiếng Anh với nhiều thuật ngữ khó sử dụng. Tốn nhiều thời gian và công sức để setup nên chỉ phát huy tối ưu hiệu quả với dự án lớn, không phù hợp với dự án vừa và nhỏ (dưới 3 tháng). Trước khi sử dụng bạn cần lưu ý bởi phần mềm này có chi phí khá cao, sau 7 ngày dùng thử thì doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì càng tốn nhiều chi phí: Từ 11 – 100 tài khoản là $7/1 tài khoản/1 tháng, $10 mỗi tháng dành cho tối đa 10 tài khoản.
Jira đã được thiết kế với trọng tâm vào kết quả công việc, có thể sử dụng ngay và linh hoạt. Có thể tích hợp trực tiếp với code trên môi trường phát triển, là một công cụ hoàn toàn phù hợp với các developer. Mỗi màn hình trong Jira có một phiên bản, có thể in đảm bảo việc luân chuyển bản cứng một cách dễ dàng. Có thể chạy trên hầu hết các nền tảng phần cứng, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu. Jira được phát triển sử dụng chuẩn HTML và được thử nghiệm với tất cả các trình duyệt phổ biến hiện nay.
Hệ thống module và bộ công cụ phát triển bổ trợ cho phép tùy biến, mở rộng và tích hợp Jira vào trong hệ thống hiện tại. Jira có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác (như Email, Excel, RSS,…). Jira có chức năng phân quyền cực kỳ chi tiết, giúp team công nghệ bảo vệ thông tin độc quyền của mình, không chỉ phân quyền trong dự án chung, mà còn phân quyền đối với từng nhiệm vụ.
Tính năng của phần mềm Jira
Tính năng của phần mềm Jira được rất nhiều doanh nghiệp ưu ái chính là:
- Có thể chạy trên hầu hết các nền tảng, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu.
- Dễ dàng tích hợp với các hệ thống ứng dụng khác (như Email, Excel, RSS,…).
- Cung cấp nhiều loại báo cáo thống kê với những biểu đồ khác nhau phù hợp với những loại hình dự án khác nhau và đối tượng người sử dụng.
- Bảng dashboard cung cấp cho người sử dụng một không gian riêng để xem mọi thông tin liên quan đến cá nhân
- Xây dựng quy trình làm việc tương thích với từng yêu cầu của dự án.
- Nó còn giúp chia sẻ bộ lọc với người sử dụng khác hoặc đăng ký và nhận kết quả qua hệ thống thư điện tử định kỳ.
- Tạo ra và lưu trữ lại những bộ lọc có cấu hình cao xuyên suốt mọi vấn đề trong hệ thống.
- Quản lý các tasks, bugs, sự cải tiến, những tính năng mới hoặc bất kỳ vấn đề xảy ra.
- Quản lý và theo dõi tiến độ của dự án.
Học Jira nên bắt đầu từ đâu?
Để hiểu được cách công cụ này hoạt động, bạn cần hiểu một số tính năng chủ chốt của Jira. Vậy, học Jira bắt đầu từ đâu? Một số thành phần mà bạn cần quan tâm khi làm quen với Jira chính là:
Linking (Kết nối): Bạn có thể tạo ra các loại đường link phù hợp với thông tin cần cho dự án của bạn. Những đường link kết nối sẽ giúp thành viên trong team hiểu được mối liên hệ giữa các vấn đề đang được giải quyết trong dự án. Các liên kết này gồm những thứ như “related to” (có liên quan tới), “duplicates” (trùng lặp) hay “blocks” (khóa chặn). Bạn có thể kết nối hai vấn đề đang cần xử lý bất kỳ trong Jira để tạo thành một liên kết.
Subtasks (Tiểu mục): Toàn bộ dự án sẽ được chia nhỏ, giúp bạn dễ dàng xây dựng các bước cụ thể cho mỗi vấn đề. Tận dụng các tiểu mục sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường tiến độ của dự án và giúp các lập trình viên phân chia thời gian của họ hiệu quả. Mỗi nhiệm vụ nhỏ này sẽ được giải quyết như một vấn đề độc lập bởi những thành viên khác nhau trong team với deadline khác nhau. Các vấn đề phức tạp thường được đơn giản hóa bằng cách chia nhỏ thành nhiều nhiệm vụ nhỏ cho dễ xử lý.
Components (Khu vực nhỏ): Toàn bộ các phần này được đưa vào các khu vực nhỏ khác nhau trong tính năng này để phân loại và có thể thiết lập báo cáo riêng. Components cũng có ích cho bạn trong việc tổ chức các bộ phận khác nhau của dự án, khởi chạy một website, thiết kế, lập trình, nội dung và marketing.
Project summaries & Reports (Bảng tổng hợp dự án & Báo cáo): Toàn bộ tính năng báo cáo này đồng nghĩa với việc bạn có thể đào sâu vào các thông số insight trong dự án bất cứ lúc nào. Bạn cũng có thể thiết lập các loại báo cáo riêng cho các vấn đề mở, các vấn đề thông thường hay từng thành viên cụ thể trong team. Các vấn đề đang xử lý hay sắp tới hạn xử lý và những thông tin hữu ích khác để có cái nhìn tổng thể về cách dự án đang hoạt động. Các nhà quản lý có thể kiểm tra bảng tổng hợp các dự án để xem qua các hoạt động gần nhất.
Project phase & Milestone (Phân đoạn dự án & các mốc quan trọng): Việc phân đoạn các dự án trong Jira thành bốn cấp độ hay giai đoạn giúp bạn giữ mọi thứ gọn gàng, trật tự, dễ dàng tìm kiếm.
Permission (Phân quyền): Bạn cũng có thể phân quyền cho các thành viên dựa trên cơ sở bảo mật. Kể cả bạn cần thay đổi quyền cho phép ngay giữa dự án cũng chẳng khó khăn gì. Bạn có thể trao quyền cho từng thành viên cụ thể để chỉnh sửa (edit), bình luận (comment) hay giao việc (assign task) trong nội bộ team. Phân quyền thông qua tính năng Permission của Jira hết sức linh hoạt và tùy biến.
Time & Progress Tracking (Kiểm soát thời gian & tiến độ công việc): Jira được tích hợp những bộ theo dõi thời gian tốt nhất, khả dụng trên cả ứng dụng dành cho điện thoại lẫn máy tính với nhiều hệ điều hành khác nhau. Chỉ bằng việc nhấp chuột vào một nút, bạn đã có thể mở hay tắt bộ đếm giờ khi chuyển đổi nhiệm vụ. Theo dõi quá trình công việc diễn ra thông qua hình ảnh chụp màn hình linh hoạt rồi lập bảng giờ làm chính xác cho cả team. Custom workflow (Thiết lập workflow): Bất cứ thứ gì cần phải được thông qua một quy trình hay nhiều quá trình khác nhau đều là một phần của workflow.
Cách sử dụng Jira hiệu quả
Cách sử dụng Jira hiệu quả đơn giản, dễ thao tác như sau:
Thiết lập Issue:
- Bấm chọn mục Create ở thanh trên cùng của màn hình.
- Thiết lập các thông tin cho issue: Project, Issue Type, Summary và Reporter. Ngoài những phần bắt buộc, bạn nên điền thêm càng nhiều thông tin càng tốt.
- Mức độ ưu tiên (Priority): Bạn có thể sẽ thiết lập mức độ ưu tiên từ cao đến thấp thông qua Critical -> Major -> Minor -> Blocker -> Trivial.
- Mức độ chuyển đổi (Resolution): Tương tự với trạng thái, Resolution cũng mô tả tiến độ thông qua Fixed (đã sửa), Won’t Fix (không sửa), Duplicate (tạo bản sao), Incomplete (chưa hoàn thành), Cannot reproduce (không thể sao chép), Done (hoàn thành).
- Trạng thái: Cho phép bạn mô tả tiến độ hoàn thành thông qua To Do (cần làm), In Progress (đang làm), Open (mở), ReOpened (mở lại) và Resolved (đã được giải quyết).
Di chuyển Issue: Bấm chọn More.
Tạo sub task:
- Chọn ‘More’.
- Chọn ‘Create sub task’.
Quan sát, nhận thông báo về issue: Nhưng đôi khi, không chỉ những người có liên quan trực tiếp mới cần cập nhật về issue. Thông thường, người báo cáo và người chịu trách nhiệm cho một issue sẽ nhận được thông báo liên quan đến issue đó.
Tìm kiếm issue:
- Sử dụng ô vuông ở bên trái: Tùy theo loại dự án, bạn sẽ tìm thấy issue trong mục backlog hoặc board hoặc trong phần ‘Issue’. Nếu bạn dùng Jira Cloud, ô vuông ở bên trái cũng sẽ giúp bạn tìm issue.
- Sử dụng phần issue ở thanh ngang phía trên: Mục này cho phép bạn tìm các issue mà bạn đã tạo, những issue đang mở, đóng. Nếu bạn sử dụng phiên bản Jira Server hoặc Jira Data Center, bạn sẽ nhìn thấy issue ở thanh ngang trên.
- Sử dụng thanh tìm kiếm: Bạn có thể sử dụng Basic Search hoặc Advanced Search tùy thuộc vào mức độ phức tạp. Thanh tìm kiếm của Jira cho phép bạn tìm kiếm các issue, dự án và các từ khóa. Lưu ý rằng khi sử dụng Advanced Search bạn cần hiểu về Jira Query Language.
Hướng dẫn Jira login
Jira login bằng tài khoản Google:
- Nếu tài khoản đang được login trên trình duyệt thì sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu (phần này tương tự như các ứng dụng khác, thông thường mọi người cũng khá quen rồi).
- Nếu tài khoản chưa được login trên trình duyệt, thì sẽ được yêu cầu nhập thông tin Gmail để đăng nhập.
Jira login bằng Email:
- Bạn cần nhập vào địa chỉ email, và chọn vào nút “Continue”.
- Tiếp theo điền mật khẩu của tài khoản, chọn vào nút “Log in” để đăng nhập.
Trên đây là toàn bộ thông tin Jira là gì, tính năng của phần mềm Jira, cách học Jira bắt đầu từ đâu và cách sử dụng Jira. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Tựu trường là gì? Tựu trường và khai giảng khác nhau thế nào?
Thắc Mắc -Tựu trường là gì? Tựu trường và khai giảng khác nhau như thế nào?
Key visual là gì? Cách thiết kế key visual design thu hút
GraphQL là gì, chức năng và mối liên hệ giữa GraphQL với REST
Ceramide là gì và cách phân biệt Ceramide và Niacinamide
Đồ 2hand là gì, ưu điểm và tác hại khi sử dụng đồ 2hand
Thiên địch là gì? Phân loại, mục đích và biện pháp bảo vệ thiên địch
Hội nhập quốc tế là gì và tầm quan trọng của hội nhập kinh tế