Tìm hiểu khí biogas là gì? Khí biogas dùng để làm gì?

Biogas là gì, khí biogas dùng để làm gì, cấu tạo của hầm biogas trong chăn nuôi và ứng dụng của hệ thống biogas. Đọc ngay để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu khí biogas là gì?

Khí biogas là loại khí sinh học, một loại khí hữu cơ gồm metan và các đồng đẳng khác. Thông qua rất nhiều phản ứng hóa học khác nhau carbon, hydro, oxy mới có thể chuyển biến thành khí metan và cacbonic. Cơ chế hình thành khí biogas là quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật và tạo thành các chất hòa tan và chất khí. 

Tuy nhiên, trong quá trình xử lý khí biogas, nếu được xử lý thành chất đốt và điện năng thì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn giúp bảo vệ môi trường sống. Nếu hít phải lượng lớn khí biogas chưa qua xử lý có thể dẫn đến tử vong bởi biogas là khí độc hại nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với chúng. Loại khí này được xếp vào nhóm các khí vô cùng dễ cháy nên được dùng để làm nhiên liệu đốt hoặc được dùng với mục đích chuyển hóa thành điện năng. Người ta sản xuất khí biogas bằng cách ủ kín các loại chất thải hữu cơ.

Tìm hiểu khí biogas là gì?

Tìm hiểu khí biogas là gì?

Khí biogas công thức là gì? 

Để hình thành được khí biogas cần phải trải qua 2 con đường. Khí biogas công thức cụ thể như sau: 

Con đường thứ nhất:

Con đường thứ 2:

Khí biogas chủ yếu là khí gì?

Khí biogas chủ yếu là khí gì? Thành phần chính chúng hỗn hợp khí CO2 (>30%), methane (CH4 – 50.60%) và một số chất khác được phát sinh từ sự phân hủy hợp chất hữu cơ như hơi nước, N2, O2, H2S, CO.

Khí biogas dùng để làm gì?

Công nghệ khí sinh học biogas là một sáng kiến đem lại giá trị vô cùng to lớn cho con người và môi trường. Vậy, khí biogas được dùng để làm gì trong thực tiễn?

Ứng dụng khí biogas vào sản xuất nguồn năng lượng sạch. Nguồn năng lượng sạch từ khí biogas có giá thành khá cao, được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: 

– Chuyển hóa thành điện năng sử dụng vào cuộc sống sinh hoạt: Với 1m3 biogas có thể sản xuất được tương đương với 1,25 kwd điện, thắp sáng được bóng đèn 60W trong vòng 6 giờ liên tục và dùng được cho gia đình 5 người. Như vậy, chúng ta sẽ có thể tiết kiệm được 4 – 5 triệu đồng mỗi năm cho gia đình. Mỗi gia đình chỉ cần chăn nuôi quanh năm 5 – 10 con lợn thịt để đủ lượng khí đốt và điện năng thắp sáng dùng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 

– Chạy động cơ đốt trong: Theo ước tính thì 1m3 khí biogas có giá trị năng lượng ngang với 0,4 kg dầu diesel; 0,6kg dầu hỏa; 0,8 lít xăng. Chúng ta có thể dùng khí biogas thay thế cho các loại nguyên liệu như dầu diesel và xăng. 

– Đun nấu: Nấu các món ăn bằng bếp có sử dụng khí biogas. 

– Thắp sáng: Đèn chiếu sáng bằng khí biogas. 

Ứng dụng khí biogas trong sản xuất nông nghiệp: Chất thải từ trang trại sẽ được chuyển hóa thành khí biogas phục vụ làm khí đốt. Dựa vào nhiều mục đích khác nhau, phần còn lại là các chất cặn và nước thải có thể tận dụng. 

– Chăn nuôi: Có thể dùng để nuôi trùn quế,… làm tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Cặn bã và nước thải của biogas có thể dùng vào việc nuôi cá áp dụng theo mô hình vườn – ao – chuồng. 

– Làm phân bón hữu cơ: Chất thải sẽ được dùng để ủ thành phân bón hữu cơ sinh học, dùng để hạn chế được sâu bệnh và nâng các độ dinh dưỡng của đất, bón cho các loại cây ăn quả, hoa màu, cây nông nghiệp, giúp tăng năng suất.

Khí biogas dùng để làm gì?

Khí biogas dùng để làm gì?

Tìm hiểu hầm biogas là gì?

Hầm biogas là gì? Hầm biogas là nơi chứa đựng tất cả chất thải của phân các vật nuôi như heo, bò, gà,… Gọi là hầm biogas bởi bên trong hầm sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất thải và sản sinh ra khí biogas. Việc sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải là một giải pháp lâu dài, tối ưu và bền vững nhằm bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi nhằm đương đầu với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. 

Lợi ích của hầm biogas chính là tiết kiệm được chi phí hàng tháng, giữ được môi trường xanh sạch đẹp, giải phóng sức lao động cho nội trợ, củng cố tình làng nghĩa xóm, tận dụng được nguồn phân bón, thu được khí gas và tránh được mầm bệnh cho vật nuôi. Hầm biogas này đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi cũng như mang đến rất nhiều lợi ích cho bà con chăn nuôi. Với lượng khí thu được, bà con chăn nuôi gia súc có thể dùng phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống, tận dụng và sử dụng để đun nấu hằng ngày.

Để hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh, xử lý chất thải phân của vật nuôi nhanh chóng thì việc cấp bách đó chính là xây dựng hệ thống biogas. Nguồn gây nên mầm bệnh cho vật nuôi gần nhất đó chính là phân thải của chính vật nuôi. Trong môi trường yếm khí, phân sẽ bị phân hủy thành các chất hòa tan và chất khí, làm giảm nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi, tránh làm thất thoát kinh tế. Việc phòng chống mầm bệnh cho vật nuôi là điều cần thiết để phòng chống dịch bệnh. Bởi sức khỏe của vật nuôi cũng như sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác động như không khí, thời tiết, dịch bệnh gây nên. Nhìn chung, nếu xây dựng hầm biogas, phân và các chất hữu cơ dưới tác động của các loại vi sinh vật có trong hầm sẽ sản sinh ra khí tự nhiên, con người có thể tận dụng loại khí này một cách tốt nhất.

Cấu tạo của hầm biogas trong chăn nuôi

Cấu tạo của hầm biogas trong chăn nuôi gồm có 2 khối hình trụ là bể nạp và điều áp, 2 nắp bán cầu lớn ghép với nhau gọi là bể phân giải, 4 bộ phận rời được lắp ghép lại với nhau và 3 bể thông nhau. 

Bể phân giải (Ngăn ủ và ngăn chứa khí) của hầm biogas: Có thể nói đây là phần quan trọng nhất trong hệ thống hầm biogas. Khí sinh ra sẽ thoát lên và được giữ lại ở trên hầm. Nguyên liệu được đưa vào ngăn ủ, thông qua hoạt động của các vi sinh vật sinh ra khí. Dưới hầm là ngăn ủ phân, ở trên là phần trữ khí. Bể phân giải sinh ra các khí và dự trữ lại. Nối cả hai cửa vào (Bể nạp) và cửa ra (Bể điều áp) để tạo nên dung tích 4m khối, 7m khối hoặc 9m khối. 

Bể nạp và bể điều áp của hầm biogas: Bể được ghép với bể phân giải, có độ dày khoảng từ 3 – 5mm, bể điều áp chiếm khoảng 1 phần 4 dung tích bể phân giải. Hai bể này có tác dụng tham gia quá trình điều áp, duy trì áp lực trong hầm biogas luôn ổn định.

Cửa ra của hầm biogas: Cửa ra có tác dụng đưa khí vào bếp sử dụng và chứa chất thải, đẩy phân bã, nước thải ra ngoài. Dùng nhựa gắn bể phân giải với cửa ra có đường kính phụ thuộc vào kích thước của hầm biogas. Yêu cầu của cửa ra là phải đủ rộng để đưa các bã phân, nước thải đã phân hủy ra ngoài dễ dàng hơn.

Cửa nạp của hầm biogas: Cửa này có tác dụng ủ nguyên liệu như phân từ chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đưa khí vào bếp sử dụng. Dùng nhựa gắn cửa vào với ngăn lên men (Đường kính phụ thuộc vào đường kính của hầm). Để đưa vật liệu vào dễ dàng thì cửa nạp phải đủ rộng. Đây chính là nơi chứa vật liệu ủ và ngăn lên men.

Cấu tạo của hầm biogas trong chăn nuôi

Cấu tạo của hầm biogas trong chăn nuôi

Ứng dụng của hệ thống biogas

Ứng dụng của hệ thống biogas trong một số lĩnh vực như sau: 

– Hạn chế dịch bệnh và bảo vệ cho nguồn nước trong sạch.

– Góp phần giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn.

– Thay đổi tập tục sinh hoạt.

– Góp phần cải thiện môi trường sống. 

– Chi phí xây dựng thấp. 

– Chất thải từ trong chăn nuôi, giảm sự phát sinh ra môi trường và sinh hoạt được xử lý 1 cách hữu ích.

– Cung cấp nguồn nhiên liệu tái tạo không gây ô nhiễm.

– Cung cấp một lượng phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học chính là ưu điểm của biogas.

– Sử dụng làm máy phát điện ở quy mô gia đình.

– Tạo nguồn năng lượng để thắp sáng, sưởi ấm.

– Cung cấp nguồn nhiên liệu đốt sử dụng trong đun nấu.

Trên đây là toàn bộ thông tin biogas là gì, khí biogas dùng để làm gì, cấu tạo của hầm biogas trong chăn nuôi và ứng dụng của hệ thống biogas. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: UNC là gì? Sự khác nhau giữa ủy nhiệm chi và chuyển khoản

Thắc Mắc -