Nho giáo là gì? Nguồn gốc và nội dung tư tưởng Nho giáo

Nho giáo là gì, Nguồn gốc của Nho giáo, đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam và Nho giáo ở Trung Quốc. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu chi tiết Nho giáo là gì?

Đây là một hệ thống bao gồm đạo đức, triết học xã hội, triết học chính trị, triết lý giáo dục bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại. Nho giáo còn được gọi là đạo Nho hay đạo Khổng, Khổng giáo,… Ngày nay, những ảnh hưởng của nó đến với mọi mặt của xã hội còn rất nhiều ở cả phương diện tích cực và tiêu cực dù cho thời kỳ phát triển hưng thịnh của Nho giáo đã đi qua nhưng. Những tư tưởng của Nho giáo ảnh hưởng rất nhiều đến các nước phương Đông trong đó có Việt Nam. 

Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Tư tưởng của Nho giáo xoay quanh các triết lý sau: 

– Lấy trực giác cùng năng khiếu để có thể tìm hiểu và làm rõ vạn vật.

– Mọi việc cuối cùng đều phải lấy thực nghiệm ra để chứng minh.

– Con người và vạn vật trong trời đất đều có tương thông với nhau.

Nho giáo là gì?

Nho giáo là gì?

Nhà Nho còn được gọi là Nho sĩ hay Nho sinh chính là những người có lối sống theo các tư tưởng được đề cập của Nho giáo và sống gắn liền với những tư tưởng Nho giáo. Ý nghĩa của chữ “Nho” ở đây là để chỉ những người có biết phép cư xử và các lễ nghĩa, có học thức. 

Mục đích của Nho giáo là xây dựng đất nước thái bình và thịnh vượng, đề cao việc con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, vận dụng bộ tư tưởng được nghiên cứu trên để xây dựng một xã hội hài hòa. 

Nho giáo có phải là tôn giáo không?

Nho giáo có phải là tôn giáo không? Nho giáo là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội. Học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu:

– Về trí thức: Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.

– Về thực hành: Lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng.

– Về tín ngưỡng: Luôn luôn tin rằng thiên nhân tương dữ (Trời và người tương quan với nhau).

Phương pháp của Nho giáo là phương pháp chứng luận, lấy thiên ký lưu hành làm căn bản. Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Trời đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau” tức “Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”.

Nguồn gốc của Nho giáo

“Nho giáo” chỉ thực sự được khai sinh bởi Khổng Tử. Sau khi ông mất, Nho giáo lại bị những người cầm quyền nhằm điều khiển người dân sử dụng một cách lệch lạc. Theo đó, Khổng Tử được xem là “giáo chủ” của Nho giáo. Ông đã tổng hợp lại các quan điểm về lẽ sống rời rạc trong lịch sử, tư tưởng để đưa ra một quy chuẩn hoàn chỉnh nhất cho Nho giáo. 

Một số tài liệu cho biết, nguồn gốc Nho giáo được xem là bắt đầu từ Phục Hy, Nho giáo thực ra đã bắt đầu xuất phát từ trước cả khi Khổng Tử ra đời. 

Sau khi Nho giáo phát triển vượt bậc ở Trung Hoa rồi, nó đã vượt ra khỏi lãnh thổ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa của Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và cả Việt Nam chúng ta cũng như hầu hết các nước trong khu vực Đông Á. Nhìn chung, Nho giáo bắt nguồn từ Trung Hoa, vì thế nên người ta mới thường gọi là Nho giáo Trung Quốc. Dù có nhiều thông tin về người khai sinh nhưng đa số nhiều người vẫn tin Khổng Tử là người đầu tiên đưa ra khái niệm về âm dương, chế ra bát quát và những chuẩn mực xã hội để dạy cho loài người.

Nguồn gốc của Nho giáo

Nguồn gốc của Nho giáo

Nho giáo ở Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào?

Lịch sử văn minh Trung Quốc đã trải qua mấy nghìn năm phát triển và có dấu ấn đậm nét trong lòng dân tộc Trung Hoa nói riêng và toàn nhân loại nói chung. Trong thế giới Nho giáo ở Trung Quốc, cả ba yếu tố Quốc gia – Gia đình – Cá nhân đều có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nho giáo xem cá nhân là yếu tố căn bản nhất cấu thành nên gia đình và xã hội. 

Song song với những công trình kiến trúc và những phát minh khoa học kĩ thuật đã đưa tên tuổi Trung Quốc ra toàn thế giới, nhưng ẩn sâu trong lớp đất lịch sử người ta bới qua lớp “tro tàn” và tìm thấy một thành tựu rực rỡ có sức ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử Phong kiến Trung Hoa và một số nước trong khu vực, đó là Nho giáo. Xếp trong kho tàng văn minh của Trung Quốc, chúng ta thấy nổi bật lên là tư tưởng chính trị và triết học. Nó giống như một cuốn sách lịch sử văn minh trải dài vô tận trong dòng chảy Hoa Hạ cho đến tận ngày hôm nay. 

Nho giáo ở Trung Quốc

Nho giáo ở Trung Quốc

Nội dung tư tưởng của Nho giáo

Các nhà nho đều cho rằng con người cần phải có những phẩm chất đạo đức cơ bản: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nội dung tư tưởng của Nho giáo quá đề cao danh phận, làm cho con người theo chức đến mức nhiều người vì hám danh quên phận mà quên cả luân thường đạo lý, luôn có tư tưởng hám danh, chạy theo danh. Tư tưởng này còn kìm hãm tự do của nhân cách tới mức chỉ biết phục tùng theo chủ trương “thuật nhi bất tác”, làm cho con người luôn ở trạng thái nhu thuận, không chấp nhận bất kỳ sáng kiến nào của con người. 

Ngoài ra, ý nghĩa tích cực của tư tưởng Nho giáo chính danh là làm cho con người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình một cách rõ ràng trong các mối quan hệ xã hội. Điều này là cần thiết ở mọi chế độ xã hội, ở mọi thời đại. Con người ở mỗi mối quan hệ phải có nghĩa vụ nhất định phải thực hiện.

Tình hình Nho giáo ở Việt Nam

Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai trường phái triết học Nho giáo, Phật giáo. Một trong những cái nôi của triết học phương Đông là Trung quốc và Ấn Độ với sự ảnh hưởng của triết học phương Đông cũng như tư tưởng Nho giáo, Phật giáo. Theo đó, con người hòa mình vào đất trời bao la, giữa con người và vũ trụ dường như không có gì tách biệt. Triết học phương Đông nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. 

Nho giáo ở Việt Nam được truyền vào từ đầu công nguyên, tuy ban đầu vấp phải sự phản kháng của người Việt nhưng về sau Nho giáo đã dần được các triều đại Việt Nam chủ động tiếp nhận, sử dụng làm công cụ trị nước trong suốt nhiều thế kỷ cho đến khi chế độ phong kiến lụi tàn. Nho giáo tuy là đã lạc hậu, tuy là nó không thể nào trở lại như thời xưa nữa, nhưng chúng ta cần phải nghiên cứu để kế thừa những giá trị tích cực và tốt đẹp của Nho Giáo để lại. 

Chúng ta kế thừa Nho Giáo ở tinh thần coi trọng gia giáo mà Nho Giáo để lại, kế thừa sự điềm tĩnh trước mọi biến cố, phong thái ung dung của các nhà Nho. Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, một bộ phận cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh đã ra đời trên cơ sở kế thừa những giá trị tích cực của Nho Giáo, Phật Giáo, Đạo Giáo, Thiên Chúa Giáo.

Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam

Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam theo mặt tiêu cực: 

– Nho giáo chỉ quan tâm tới đạo đức, học và dạy làm người mà không đề cập đến kiến thức khoa học kỹ thuật. 

– Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, truyền thống tập thể đã biến thành chủ nghĩa gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán, bất bình đẳng. 

– Nho giáo cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sản xuất phát triển ở Việt nam. 

– Nho giáo góp phần không nhỏ trong việc duy trì quá lâu chế độ phong kiến.

– Nho giáo thường được sử dụng để bảo vệ, củng cố các xã hội phong kiến trong lịch sử, suy đến cùng là bảo thủ về mặt xã hội và duy tâm về mặt triết học.

Ảnh hưởng tích cực của Nho giáo ở Việt Nam.

– Nho giáo với các tư tưởng chính trị – đạo đức như “Chính danh”, “Nhân trị”, “Nhân chính” luôn luôn là bài học quý giá và được vận dụng trong suốt lịch sử Việt Nam.

– Ảnh hưởng chính của Nho giáo là thiết lập được kỷ cương và trật tự xã hội. 

– Tư tưởng “Trăm năm trồng người” và “Hữu giáo vô loại” được Đảng Cộng sản Việt nam vận dụng trong công cuộc xây dựng đất nước.

– Bác Hồ đã đưa vào nội dung Nho giáo những nội dung mới như: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, trung, hiếu”. 

 – Quần chúng nhân dân sử dụng nhiều ý nghĩa giá trị của những chuẩn mực đạo đức Nho giáo trong nền đạo đức của mình. 

– Nho giáo góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh và bảo vệ chủ quyền dân tộc.

– Góp phần đào tạo tầng lớp nho sĩ Việt nam, trong đó có nhiều nhân tài kiệt xuất như Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm,…

Trên đây là toàn bộ thông tin Nho giáo là gì, Nguồn gốc của Nho giáo, đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam và Nho giáo ở Trung Quốc. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Polaroid là gì? Polaroid là chất liệu gì và ý nghĩa của việc chụp ảnh

Thắc Mắc -