Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì và cách chữa bệnh
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì, các loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không và cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Tìm hiểu rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Về lâu dài, OCD sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như mọi người xung quanh. Người bệnh mắc chứng OCD thường có những hành vi, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa để giảm bớt căng thẳng hay lo âu. Đây là một chứng bệnh tâm lý và phổ biến dưới nhiều dạng khác nhau. Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế:
Cực kỳ ghét soi gương: Người bệnh thường không tin vào những lời khen về ngoại hình và luôn cảm thấy bản thân từ khi sinh ra đã không được đẹp. Người mắc chứng OCD thường có biểu hiện liên quan đến hội chứng mặc cảm ngoại hình, khi soi thì rất miễn cưỡng hoặc người bệnh rất ghét soi gương.
Kỳ vọng về sự bảo đảm: Người bệnh luôn có cảm giác làm theo ý kiến của mọi người thì bản thân sẽ cảm thấy an tâm hơn. Thường hay hỏi ý kiến của mọi người xung quanh về các vấn đề cần tự quyết định bởi bản thân. Người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường không tin tưởng vào quyết định của bản thân.
Dằn vặt về các mối quan hệ: Người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xuyên thấy bất an, lo lắng, làm ra lỗi lầm nào đó mà không có cách xử lý, hay xung đột với đồng nghiệp hoặc bạn bè, người thân. Người bệnh OCD lúc nào cũng cảm thấy lo lắng về các mối quan hệ, luôn muốn biết suy nghĩ của đối phương thì mới thấy an tâm, sợ làm tổn thương đối phương.
Ám ảnh về tình dục: Những ám ảnh về tình dục này thường xuất hiện trong suy nghĩ của người bệnh mà đôi khi bản thân họ cũng không hề mong muốn.
Phóng đại về vấn đề bạo lực: Đối với người bệnh OCD, nỗi sợ hãi đã bị nâng tầm phóng đại quá mức đến nỗi họ không dám ra nơi công cộng vì sợ bị bạo hành.
Khả năng tổ chức rất tốt: Nhóm người mắc căn bệnh này có khả năng tổ chức mọi thứ cực kỳ tốt, thậm chí là hoàn hảo.
Ám ảnh về những con số: Họ thường gây ra nhiều phiền phức cho mọi người xung quanh khi yêu cầu họ nghiêm túc với những con số.
OCD là viết tắt của từ gì?
Thời gian vừa qua, các diễn đàn sức khỏe thường xuyên nhắc đến những căn bệnh tâm lý chẳng hạn như OCD, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu OCD là viết tắt của từ gì? Thực tế, OCD là tên viết tắt của thuật ngữ Obsessive – Compulsive Disorder. Đồng thời, đây cũng là tên tiếng Anh của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một dạng bệnh tâm lý khá phổ biến trong đời sống.
Nguyên nhân gây hội chứng ám ảnh tâm lý
Rối loạn ám ảnh thường có xu hướng khởi phát âm thầm từ nhỏ và diễn tiến tăng dần nhưng bệnh nhân thường cố gắng kiểm soát, cho đến khi vượt ngoài khả năng. Nguyên nhân gây hội chứng ám ảnh tâm lý có thể tới từ:
- Môi trường sống: Hơn 50% bệnh nhân rối loạn ám ảnh nghi thức có xu hướng khởi phát bệnh sau stress nặng. Do áp lực cuộc sống làm tăng khả năng xuất hiện bệnh, sự ám ảnh tâm lý do bị áp bức thời thơ ấu hay sự căng thẳng lo lắng quá mức.
- Vấn đề ở não: Đây cũng là một trong những yếu tố giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Nếu chụp CT hoặc MRI thấy có thể bất thường tại thùy trán, các hạch đáy não.
- Các chất dẫn truyền thần kinh: Sự rối loạn điều hòa oxytocin, vasopressin và serotonin được cho là có liên quan mật thiết đến chứng rối loạn ám ảnh nghi thức.
- Di truyền: Chứng OCD phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới. Theo nhiều nghiên cứu, con cháu có nguy cơ mắc cao gấp 4 lần bình thường nếu gia đình có ông bà, bố mẹ hay anh chị mắc rối loạn ám ảnh.
Các loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế phổ biến
Các loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế phổ biến bao gồm:
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em: Y học hiện đại ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh này có liên quan đến một số bệnh rối loạn miễn dịch do nhiễm liên cầu khuẩn, nhiễm trùng hoặc sốt. Trước đây, nhiều người tin rằng bệnh xảy ra do sự kết hợp của yếu tố căng thẳng, di truyền và sự mất cân bằng hóa chất trong não. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt về bản chất của triệu chứng và quá trình điều trị so với bệnh ở người lớn.
Rối loạn ám ảnh về ngoại hình cơ thể: Các dạng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có liên quan đến một số chất, thuốc trị bệnh hoặc một tình trạng y tế khác. Họ cho rằng cơ bắp của họ quá lớn hoặc quá nhỏ so với kích thước toàn bộ cơ thể. Người bệnh cũng có thể ám ảnh về cơ bắp của bản thân. Từ đó, họ luôn lặp đi lặp lại hành vi chải chuốt, kiểm tra ngoại hình hoặc so sánh vẻ bề ngoài của mình với người khác. Khiếm khuyết này có thể nhìn thấy ở vẻ bề ngoài hoặc do bản thân bệnh nhân tự tưởng tượng ra. Đặc trưng của bệnh là người bệnh hay bận tâm về những khiếm khuyết trên cơ thể mình.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế kéo tóc: Bệnh nhân thường được điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi trong thời gian dài. Người mắc phải bệnh này thường không thể ngừng việc kéo, giật tóc, lông mày, lông mi hoặc lông, tóc ở bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế chích da: Loại bệnh này xảy ra ở 1 – 2% dân số thế giới. Bệnh nhân liên tục thực hiện những hành vi như cào cấu, chích vào da cho đến khi bản thân bị tổn thương, chảy máu.
Rối loạn ám ảnh suy nghĩ ép buộc
Rối loạn ám ảnh suy nghĩ ép buộc khiến bệnh nhân không thể kiểm soát được ý nghĩ mình trở thành nạn nhân hoặc chủ động tấn công một ai đó. Khi đó, bạn phải thường xuyên sử dụng những nghi thức tinh thần như cầu nguyện hoặc nghe kinh Phật để giải tỏa những suy nghĩ không tự nguyện này. Kiểu bệnh này thường liên quan đến những ám ảnh về điều không mong muốn xung quanh các chủ đề tình dục, tôn giáo hoặc sự xung đột.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không chỉ là nỗi ám ảnh. Nó chỉ có thể kiểm soát được trong một khoảng thời gian ngắn, nó được định nghĩa bởi những suy nghĩ và hành động lặp đi lặp lại mà không thể kiểm soát được. Những suy nghĩ này thường tiếp tục tồn tại bất chấp nỗ lực của mỗi cá nhân để đối đầu với chúng. Các hành động, được gọi là nghi lễ, được thực hiện theo thói quen do một số loại kích hoạt. Vậy, rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế từng cố gắng tự tử trước đây có nhiều khả năng chết bằng cách tự sát. Những người có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng muốn tự tử hơn, nhưng ít có khả năng chết do tự sát hơn. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy cơ cao hơn các rối loạn liên quan đến chấn thương hoặc nghiện rượu và có nguy cơ tự sát tương tự như các bệnh tâm thần khác như tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Bị rối loạn nhân cách hoặc rối loạn lạm dụng chất gây nghiện ngoài rối loạn ám ảnh cưỡng chế làm tăng nguy cơ tự tử.
Những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nhiều khả năng cố gắng tự tử hơn 2 lần. Nam giới mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế dễ chết hơn do tự sát. Phụ nữ không mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ít có ý định tự tử hơn nam giới không mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Phụ nữ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nhiều khả năng cố gắng tự tử hơn nam giới mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế như sau:
Ăn mừng “chiến thắng”: Khi bạn thành công với một biện pháp nào, hãy lưu trữ và xem nó như một món quà khích lệ để bạn tiếp tục trong công cuộc điều trị bệnh.
Học cách thư giãn: Các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, đi dạo hoặc vẽ tranh có thể “dạy” cho cơ thể cách bình tĩnh.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh: Một hành động đơn giản như nói về những gì bạn đang nghĩ hay quan tâm cũng sẽ giúp bạn giảm bớt sự lo lắng.
Uống thuốc đầy đủ và đúng giờ: Quên uống thuốc hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc có thể khiến các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế quay lại.
Trở nên tích cực, hoạt bát: Tập thể dục thường xuyên là biện pháp đơn giản giúp duy trì hàm lượng cortisol ổn định.
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ là “chìa khóa” dẫn đến sức khỏe tinh thần tốt.
Tránh xa các chất kích thích: Khi cơ thể hấp thụ lượng cồn như vậy trong thời gian dài, một loạt bệnh về gan hay huyết áp có nguy cơ xảy ra.
Trên đây là toàn bộ thông tin rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì, các loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không và cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Reiki là gì? Chúng ta có nên học Reiki không?
Thắc Mắc -Reiki là gì? Chúng ta có nên học Reiki không?
Amway là gì? Kinh doanh Amway có tốt không?
Cẩu huyết là gì? Phim cẩu huyết nhất năm 2022
Vô vi là gì? Triết lý vô vi trong cuộc sống ngày nay
Tâm sinh tướng là gì? Tâm sinh tướng có thật không?
Microsoft Access là gì? Hướng dẫn sử dụng Microsoft Access
Lãnh cảm là gì? Triệu chứng lãnh cảm trong tình yêu