Bại não là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của bại não
Bại não là gì, dấu hiệu trẻ bại não nhẹ, nguyên nhân bại não, trẻ bại não sống được bao lâu và bại não có chữa được không? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Căn bệnh bại não là gì?
Căn bệnh bại não là gì chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bại não là căn bệnh để lại di chứng rất nặng nề và thường gặp ở trẻ em. Do vậy bệnh gây ra hậu quả nặng nề trong suốt quãng đời còn lại của người bệnh, cũng như cả người thân trong gia đình như mất ý thức, giác quan, tàn tật,… Bệnh làm cho một phần hoặc nhiều phần của não bộ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát không điều khiển được tứ chi, nhiều trường hợp nặng có thể bị tê liệt toàn thân.
Bệnh thường xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau sinh. Bại não (Cerebral Palsy) là bệnh khiến cho não bộ bị tổn thương, chậm phát triển. Làm rối loạn vận động cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến thính giác, thị giác, tứ chi của trẻ.
Dấu hiệu trẻ bại não nhẹ
Dấu hiệu trẻ bại não nhẹ như sau:
- Trẻ bị co giật.
- Không quay đầu theo tiếng động.
- Trẻ không nhìn theo đồ vật.
- Trẻ mềm nhão sau sinh.
- Khóc nhiều suốt ngày đêm sau sinh.
- Không đáp ứng khi gọi hỏi.
- Trẻ ăn uống khó khăn.
- Trẻ không nhận ra khuôn mặt mẹ.
Bốn dấu hiệu chính của bệnh bại não bẩm sinh:
- Hai tay trẻ không biết với để cầm đồ vật.
- Hai tay của trẻ luôn nắm chặt lại.
- Trẻ không kiểm soát đầu cổ, không biết nằm sấp, không thể ngẩng đầu lên được.
- Trẻ có cơn co cứng và chân duỗi cứng khi đặt trẻ đứng.
Dấu hiệu bại não người lớn
Dấu hiệu bại não người lớn bao gồm:
Bại não thể phối hợp: Bệnh nhân mắc bệnh thể loại này thường bị tàn tật nặng nề do sự kết hợp giữa 2 trong các thể cứng và thể loạn động.
Bại não thể thất điều: Khó khăn trong việc thực hiện các động tác cần sự nhịp nhàng và khả năng phối hợp vận động như vỗ tay, viết chữ, khó kiểm soát tư thế, dáng đi lảo đảo không vững, vùng thắt lưng hay đung đưa.
Bại não thể loạn động (thể múa vờn): Bệnh nhân mắc bại não loạn động hầu như không có tư thế vận động bình thường, các cơ ở mặt và lưỡi bị ảnh hưởng khiến chúng ta khó nuốt, khó nói, không ý thức được động tác, cử động giống như đang múa. Đặc điểm của thể bại não này là trương lực cơ lúc tăng lúc giảm, động tác bất thường, không kiểm soát.
Bại não thể liệt cứng: Gặp tình trạng chậm bò, khó đi, khó cầm nắm, liệt cứng tứ chi, liệt cứng nửa người, 2 chi dưới, bệnh nhân có biểu hiện co cứng, vận động khó khăn.
Nguyên nhân bại não ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân bại não ở trẻ, được chia thành 3 nhóm chính sau:
- Nguyên nhân sau sinh:
Bại não mắc phải: Trẻ mắc các chứng bệnh gây tổn thương thần kinh trong những năm đầu tiên của đời sống, kéo dài cho đến trước 5 tuổi.
Hạ đường huyết sau sinh: Khi đường trong máu hạ thấp, trẻ bị hôn mê, suy hô hấp, đây chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến tổn thương não ở trẻ dẫn đến bại não.
Vàng da: Trẻ bị vàng da bệnh lý thường gặp ở trẻ có bất đồng nhóm máu mẹ và con (nhóm máu ABO, Rh và dưới nhóm,…). Vàng da sinh lý thường kéo dài trong khoảng 1 tuần ở trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần ở trẻ sinh non tháng.
Xuất huyết não: Xuất huyết não ở sơ sinh là một nguyên nhân sau sinh dẫn đến bại não.
- Nguyên nhân trong khi sinh:
Sang chấn sản khoa: Nguyên nhân do các trường hợp sinh khó phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ khi sinh như: Sử dụng giác hút, can thiệp forceps,…
Ngạt trong quá trình chuyển dạ và sinh: Tỷ lệ trẻ ngạt chỉ chiếm 10% trong tổng số các bệnh nhân bại não.
Cân nặng khi sinh thấp: Cân nặng lúc sinh dưới 1.500 gram có nguy cơ bại não cao gấp 30 lần so với trẻ sinh đủ tháng.
Sinh non, cân nặng thấp: Những trẻ sinh non đặc biệt trước 32 tuần và nhất là trước 28 tuần thai có nguy cơ bại não rất cao.
- Nguyên nhân trước sinh:
Di truyền: Yếu tố gia đình.
Thiếu oxy não bào thai: Thiếu oxy não bào thai là một nguyên nhân dẫn đến bại não. Khi chức năng của nhau thai bị giảm sút có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi, dẫn đến tổn thương não thai nhi, là một nguyên nhân bại não.
Nhiễm trùng trong thai kỳ: Các nhiễm trùng ở phụ nữ có thai như nhiễm rubella, các virus trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này.
Trẻ bại não sống được bao lâu?
Bại não thường xảy ra ở những trẻ bị tổn thương não nặng, khi còn quá nhỏ nếu được chẩn đoán mắc bại não thì tỷ lệ chết được cho là có nguy cơ rất cao. Vậy, trẻ bại não sống được bao lâu? Tỷ lệ tử vong trong bại não tập trung cao ở giai đoạn phôi thai, nhưng những trường hợp tử vong này khó có thể phân chia chắc chắn. Người lớn bị bại não sẽ dễ bị tử vong vì bệnh đường hô hấp, nhưng ít có khả năng tử vong do chấn thương và tai nạn hơn so với dân số nói chung.
Những người trưởng thành với bại não không có suy giảm trí tuệ vẫn có nguy cơ tử vong cao hơn một chút so với dân số nói chung, yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong gia tăng là khuyết tật trí tuệ. Sau tuổi 50, phụ nữ mắc bại não có nguy cơ tử vong thấp hơn, nam giới mắc bại não sinh từ năm 1940 đến năm 1950 có tỷ lệ tử vong cao hơn so với phụ nữ. Tỷ lệ sống sót được cải thiện khá cao ở những người có suy giảm nặng được chăm sóc tốt,
Tỷ lệ tử vong của trẻ bại não giảm ở mức trung bình 3,4% mỗi năm. Sự tiến bộ trong phương pháp phục hồi chức năng và can thiệp sớm cho trẻ bại não đã giúp cải thiện tuổi thọ theo thời gian.
Siêu âm có phát hiện trẻ bị bại não phải làm sao?
Siêu âm khó có thể phát hiện bại não sớm khi còn trong thai kỳ và căn bệnh bại não. Trước khi có ý định mang thai, sinh con, các bậc phụ huynh nên dành thời gian để tìm hiểu và thăm khám sức khỏe đầy đủ. Vậy, siêu âm có phát hiện trẻ bị bại não phải làm sao?
– Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần nên chú ý và hạn chế các thương tích ở phần đầu.
– Thai phụ cần thăm khám đúng định kỳ để có thể kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, những rủi ro đối với sức khỏe bản thân và thai nhi để có biện pháp can thiệp phù hợp.
– Tìm hiểu và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước và trong khi sinh.
– Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng vacxin để chống lại các căn bệnh nguy hiểm, điển hình như sởi rubella.
– Chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, đảm bảo dinh dưỡng, thường xuyên vận động, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để hạn chế khả năng bị nhiễm trùng.
Bại não có chữa được không?
Bệnh được gây nên bởi tổn thương não bộ là vĩnh viễn, không thể chữa khỏi. Vậy, bại não có chữa được không? Chúng ta không thể chữa khỏi bệnh bại não nhưng có thể thực hiện các biện pháp cải thiện những hạn chế của trẻ, ngăn ngừa các biến chứng:
Biện pháp hỗ trợ điều trị: Trẻ được học cách ăn uống, mặc quần áo, sinh hoạt hằng ngày. Trẻ nên được tập vật lý trị liệu để cải thiện những rối loạn vận động.
Phẫu thuật: Phẫu thuật này liên quan đến việc cắt dây thần kinh gần gốc cột sống. Cắt rễ thần kinh có chọn lọc có thể được khuyến cáo là giải pháp cuối cùng để giảm đau mãn tính hoặc co cứng. Nó cũng có thể cần để giải phóng sự căng cơ hoặc những biến dạng xương bất thường. Phẫu thuật chỉnh hình có thể được dùng để giảm đau, cải thiện vận động cho trẻ.
Thuốc: Bác sĩ cũng có thể đề nghị tiêm độc tố botulinum loại A (botox) hoặc liệu pháp baclofen nội mô, trong đó thuốc được phóng ra từ một cái bơm cấy dưới da. Một số thuốc có thể được bác sĩ kê như: Dantrolene (dantrium), diazepam (valium), baclofen,…
Hình ảnh trẻ bị bại não
Dưới đây là một số hình ảnh trẻ bị bại não mà chúng ta cần biết để dễ dàng phân biệt:
Trên đây là toàn bộ thông tin bại não là gì, dấu hiệu trẻ bại não nhẹ, nguyên nhân bại não, trẻ bại não sống được bao lâu và bại não có chữa được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Donate nghĩa là gì, ý nghĩa của việc donate cho idol
Stt Hay, Thắc Mắc -Donate nghĩa là gì, ý nghĩa của việc donate cho idol
Kcal là gì, nhu cầu bổ sung kcal và calo cho cơ thể
Dải ngân hà là gì, cách phân biệt ngân hà và thiên hà
Keycap là gì? Các loại keycap phổ biến trên thị trường
TypeScript là gì, Typescript khác gì JavaScript
Polyp túi mật là gì? Nguyên nhân và cách điều trị polyp túi mật
Lym trong xét nghiệm máu là gì, các chỉ số trong xét nghiệm máu