Cây lim – Đặc điểm, đặc tính gỗ, giá trị kinh tế và hình ảnh
Cây lim chính là giống cây gỗ có giá trị cao được đông đảo anh em trong nghề đánh giá rất cao. Ngoài công dụng cho thu hái gỗ, cây lim còn có nhiều công dụng khác từ làm cảnh cho tới phát triển kinh tế. Đọc ngay bài vài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây lim rừng và cây lim vàng, giá trị kinh tế và hình ảnh loại cây này.
Đặc điểm cây lim rừng
Cây lim rừng chính là giống cây kim xanh có danh pháp khoa học là erythrophleum fordii, thuộc họ Vang. Loại cây gỗ này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam. Tại nước ta, cây phân bố chủ yếu ở Bình Thuận, Quảng Nam, Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh. Cây lim rừng chính là giống cây thân gỗ có kích thước lớn, chiều cao từ 20 – 30m, đường kính thân trong khoảng 2 – 2,5m. Là loại cây lá rộng thường xanh, cho gỗ nặng, tán lá có hình ô, phân nhiều cành nhánh, vỏ cây có màu nâu xám, thường tróc vảy hoặc bong thành mảng.
Gỗ lim rừng được xếp vào nhóm II, có tỷ trọng 0,94, phần lõi bên trong khi mới chặt sẽ chuyển dần từ màu vàng sang nâu, thớ gỗ dày, khô. Hoa cây lim rừng có hình bông, chiều dài trong khoảng 20 – 30cm, màu trắng xanh. Cây khá sai hoa, có màu trắng vàng, lá có hình chuông, có 5 cánh rời rạc. Quả thuộc dạng quả đậu, chiều dài trong khoảng 20cm, hạt có màu nâu đen, được xếp chồng lên nhau, vỏ ngoài cứng. Đây chính là giống cây gỗ có tốc độ sinh trưởng khá chậm, ưa thích ánh sáng tự nhiên, khi còn non thì chịu được bóng, lớn lên thì ưa sáng rõ rệt. Do đó, khi trồng trong rừng thường chiếm tầng trên của rừng.
Cây lim rừng thường phân bố tập trung ở những vùng đất thấp có lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500 – 3000mm/năm. Cây sinh trưởng chủ yếu trong khu vực nhiệt đới thấp, cao từ 200 – 800m so với mực nước biển. Cây sinh trưởng khỏe mạnh ở những nơi có đất feralit đỏ vàng, tầng đất dày và độ ẩm cao. Cây có thể sống hỗn giao với các giống cây gỗ khác như trâm, gội, săng lẻ, trám trắng, giẻ, sồi,… Gỗ lim rừng khá bền, chịu được nắng vô cùng tốt, ít khi bị cong vênh, nứt nẻ, được dùng để đóng đồ dùng cao cấp và xuất khẩu, tà vẹt, làm ván sàn và xây dựng. Ngày nay, giống cây lim rừng này còn được dùng làm rừng phòng hộ và điều trị bệnh.
Lá cây lim
Lá cây lim có hình ô, dày, rộng, một chiếc lá trưởng thành sẽ có dạng lá kép lông chim. Một chiếc lá sẽ có khoảng 9 – 15 lá chét hình trái xoan, đầu lá nhọn, cuống lá ngắn, hai mặt xanh bóng, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt.
Đặc tính cây lim vàng
Cây lim vàng còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây phượng hoàng, cây muồng kim phượng, cây lim xẹt, cây hoàng linh Bắc Bộ. Đây chính là giống cây có danh pháp khoa học là peltophorum dasyrrhachis (Miq) kurz, được xếp vào nhóm cây gỗ IV trong bảng phân bố gỗ của Việt Nam. Là giống câu ưa thích ánh sáng nhẹ, có khả năng tái sinh mạnh, sinh trưởng tốt ở những nơi có nhiều độ ẩm, tầng đất dày, màu mỡ. Đây chính là giống cây gỗ lớn, mang những đặc điểm vượt trội trong kinh tế và cuộc sống. Gỗ lim vàng cũng chính là loại gỗ quen thuộc trong sản xuất, thiết kế đồ nội thất.
Gỗ lim vàng có khả năng chịu lực nén rất tốt, vân gỗ có những nét chấm phá đẹp mắt, mang lại giá trị thẩm mỹ cao và được rất nhiều người ưa chuộng. Không chỉ tại nước ta mà rất nhiều nơi trên thế giới cũng biết tới giống cây gỗ này. Cây lim vàng là giống cây thân gỗ có kích thước lớn, chiều cao trong khoảng 10 – 35m, đường kính thân trong khoảng 80 – 100cm. Vỏ cây có màu đen sần sùi, khi còn nhỏ sẽ có màu nâu đỏ, phân nhánh ngay từ giữa thân, khi già thì lớp vỏ sẽ bong thành mảng. Cây có lá kép lông chim, mép lá có nhiều răng cưa. Hoa mọc tập trung thành chùm, mọc ra ở nách lá, bên ngoài được phủ một lớp lông màu nâu đỏ.
Cây lim vàng phân bố ở rất nhiều nơi trên thế giới như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Sinh trưởng chủ yếu trong những khu rừng rụng lá nhiệt đới, rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới hay rừng thứ sinh ở Ninh Thuận, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Kiên Giang. Chúng ta thường xuyên bắt gặp loại cây này mọc xen lẫn với các loại cây lá rộng khác trong rừng lá rộng thường xanh. Khác với cây lim xanh, cây lim vàng chỉ chịu được nắng nhẹ, khả năng chịu bóng thấp.
Cây lim đỏ
Cây lim có đa dạng các giống gỗ khác nhau, mỗi giống gỗ lại có màu sắc và những đặc tính riêng biệt. Tuy có nhiều loại gỗ khác nhau nhưng nhìn chung thì các loại cây gỗ lim đều có những đặc điểm chung chính là cây gỗ cao lớn, có lá kép lông chim, hoa mọc tập trung thành chùm. Trong số các loại cây lim thì cây lim đỏ là giống cây sinh trưởng chủ yếu ở Tây Nguyên, đây là giống cây gỗ lim xanh quý, được nhà nước cho thời gian khai thác tối thiểu trong rừng là 20 – 30 năm.
Gỗ lim đỏ nằm trong nhóm gỗ thứ II, xếp chung nhóm với tứ thiết của Việt Nam gồm gụ, trắc, sến, lim. Do hiện tại nguồn cung cấp gỗ trong nước đang không đảm bảo được nhu cầu của thị trường, luật pháp cũng ngày càng nghiêm ngặt hơn trong việc khai thác nên gỗ lim đỏ tại Việt Nam phổ biến nhất thời điểm hiện tại vẫn tới từ Nam Phi và Lào. Gỗ lim đỏ khá nặng, cứng, chắc, khó gia công. Chúng nằm trong nhóm gỗ ít có khả năng tự chống lại mối một nên cần phải trải qua quá trình xử lý gỗ kỳ công. Tuy nhiên, tuổi thọ của loại gỗ này lại có thể kéo dài tới hàng trăm năm.
Nhìn chung, gỗ lim đỏ hay các loại gỗ lim khác nói chung đều có khả năng chịu nén tốt, vân gỗ đẹp, khi ngâm trong bùn lâu hay để ngoài không khí lâu sẽ đổi màu sang màu đen và chúng ta cũng hoàn toàn có thể xử lý để mang lại màu gỗ tự nhiên. Một điều nữa chính là gỗ lim có mùi hắc khá đặc trưng, có khả năng gây nên tình trạng dị ứng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng chúng ta cũng nên lưu ý. Một điều nữa chính là khả năng bám ốc và bám sơn của gỗ lim đỏ vô vùng tốt. Những sản phẩm được làm từ gỗ lim đỏ đều được người tiêu dùng đánh giá rất cao, tạo nên sự sang trọng hiếm có trong không gian.
Giá trị kinh tế cây gỗ lim
Các loại cây gỗ lim nói chung đều mang những đặc tính gỗ tốt và được trồng thành rừng trên hầu hết tất cả các cánh rừng của cả nước. Ngày nay, người ta không chỉ biết tới công dụng của cây lim là cây gỗ nữa mà người ta còn sử dụng nó để tạo bóng mát, trồng thành rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường. Do đặc tính xanh tốt quanh năm, có tuổi thọ cao, kích thước lớn, ngày càng có nhiều dự án trồng rừng quốc gia ưu tiên trồng cây gỗ lim để bảo vệ môi trường.
Các loại cây lim nói chung đều là giống gỗ có chất lượng tốt, được người tiêu dùng khá ưa chuộng dùng làm cột, kèo, xà nhà. Chúng được ưu tiên sử dụng trong các công trình có lối kiến trúc cổ, làm đồ nội thất trong gia đình. Giá trị kinh tế cây gỗ lim ngày càng được khẳng định, các sản phẩm từ gỗ lim có mặt trên thị trường ngày càng nhiều và giá thành của chúng cũng không hề rẻ chút nào.
Hình ảnh cây lim
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây lim dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây lim rừng và cây lim vàng, giá trị kinh tế và hình ảnh loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây kiwi – Đặc điểm, tuổi thọ, công dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây kiwi – Đặc điểm, tuổi thọ, công dụng và cách trồng
Cây kim ngân hoa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Top 12+ loại cây hoa vàng trang trí cảnh quan đẹp mắt
Cây hạt é là cây gì? Cách phân biệt, tác dụng và cách trồng
Cây kim giao – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây khoai môn – Cách phân biệt, công dụng, cách trồng
Cây khoai lang – Nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc