Cây hồng quân – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây hồng quân có tên khoa học là flacourtia jangomas, thuộc họ Liễu, giống cây này còn được biết tới thông qua nhiều cái tên khác như cây mùng quân trắng, cây bù quân, cây bồ quân,… Chúng xuất hiện ở các vùng đất thấp trũng, đồi núi và các rừng mưa. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây hồng quân rừng
Cây hồng quân là giống cây bụi, chiều cao không quá 10m, hoa có màu trắng hoặc xanh, quả có thể ăn tươi hoặc làm mứt. Tại nước ta, mỗi năm cây cho quả một lần vào đầu tháng 8 âm lịch, thu hái trái chín vào đầu tháng 9. Quả hồng quân khi non có màu xanh, kích thước bằng quả nho, khi chín sẽ chuyển dần sang màu tím, ăn vào có vị ngọt nhẹ, chua, khá thơm ngon. Trước kia, mỗi khi tới mùa hồng quân chín, trẻ con thường đi trèo hái mang về nhà cho cha mẹ làm mứt, vỏ cây thì được dùng trong các phòng khám Đông Y để làm dược liệu chữa bệnh.
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, quả cây hồng quân rừng có chứa vitamin C, D và A, khoáng chất, photpho, sắt, tanin, alkaloid, saponin, phenolics. Những chất này có công dụng hồi phục mô tế bào và thành niêm mạc, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày, chữa chứng đau bụng dữ dội, viêm gan mật, tăng cường tốc độ phục hồi các mô trên tế bào, hỗ trợ giảm đau,… Lá hồng quân chứa nhiều khoáng chất và vitamin có công dụng điều trị viêm phế quản hiệu quả. Rễ và thân hồng quân có thể hỗ trợ giảm đau bàng quang, chữa u xơ tuyến tiền liệt, đái dắt.
Theo y học cổ truyền, cây hồng quân được xem là kẻ hủy diệt căn bệnh sỏi mật, u xơ tuyến tiền liệt và đau dạ dày. Bên cạnh đó, dược liệu hồng quân được dùng trong các bài thuốc bài trừ khí độc hại, bụi bẩn xâm nhập vào cơ thể, hỗ trợ giảm đau buốt bàng quang, cân bằng và phòng ngừa sỏi mật, viêm mật, giúp giảm tiết dịch vị, cân bằng và trung hòa dịch vị trong dạ dày, giảm đau viêm dạ dày, đau bao tử, điều trị bí tiểu, tiểu bị đau rát và buốt khi tiểu tiện. Đối tượng sử dụng cây hồng quân chính là người tiểu đêm nhiều lần, bàng quang phình to, người mắc bệnh đái dắt, bị viêm nhiễm đường tiết niệu và người bị bệnh u xơ tuyến tiền liệt.
Cây hồng quân có gai không?
Tại Việt Nam, cây hồng quân chỉ mọc tập trung ở khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ, mỗi năm chỉ có quả một lần. Đây là loại trái cây được trẻ con yêu thích, mỗi mùa trái chín chúng thường trèo lên để hái những chùm hồng quân về cho cha mẹ làm mứt. Vậy, cây hồng quân có gai không? Thân cây hồng quân có chứa rất nhiều gai, do đó rất khó leo trèo, chúng ta cần nhắc nhở trẻ nhỏ hạn chế trèo hái, nên để người lớn thu hái sẽ an toàn hơn.
Cây hồng quân có mấy loại?
Chúng ta có thể bắt gặp cây hồng quân trên khắp mọi miền của đất nước, không chỉ ở riêng Việt Nam mà hầu hết tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có xuất hiện loại cây này. Hiện nay, cây được trồng để làm cây công trình, cây bóng mát, chúng có công dụng thanh lọc không khí, hút bụi bẩn và khí độc hại. Việc trồng cây trên những vùng núi cao còn có công dụng bảo vệ môi trường tự nhiên, sạt lở đất, lũ quét và chống xói mòn đất. Cây hồng quân có mấy loại là điều mà khá nhiều người quan tâm khi muốn thu hái gỗ và trái.
Người ta chia cây ra làm hai loại theo mục đích sử dụng đó là cây hồng quân rừng và cây hồng quân cảnh. Cây hồng quân rừng là giống cây có dược tính cao, quả to, được dùng trong Đông Y với mục đích làm thuốc. Cây hồng quân cảnh có kích thước nhỏ hơn, trái nhỏ và đều, sai trái hơn, được dùng để làm cây cảnh trang trí. Thân cây hồng quân có kích thước trung bình, dễ uốn nên được nhiều nhà nghệ thuật yêu thích dùng để uốn nắn ra những cây cảnh bonsai đẹp mắt.
Cây hồng quân bonsai
Cây hồng quân bonsai đang là giống cây nghệ thuật được rất nhiều dân chơi cây thứ thiệt để mắt tới. Tại Lạng Sơn và Cao Bằng, chúng ta có thể dễ dàng mua được những cây hồng quân bonsai có thế đứng đẹp mắt hoặc tự mua hạt giống về và tự trồng cũng như uốn nắn tại nhà. Hiện nay, những cây hồng quân bonsai có kích thước nhỏ gọn, được cắt tỉa đẹp mắt đang ngày càng được ưa chuộng, chúng đang đem lại nguồn thu nhập lớn cho rất nhiều người dân vùng núi phía Bắc. Hiện nay, giá cây hồng quân sẽ phụ thuộc vào tuổi thọ, hình dáng của chúng, chúng ta có thể tham khảo giá ở các hội chợ, triển lãm và các hội nhóm uy tín về cây cảnh bonsai trên facebook trước khi quyết định mua.
Ý nghĩa cây hồng quân phong thủy
Trong phong thủy, cây hồng quân mang nhiều ý nghĩa đẹp. Cái tên hồng quân mang ý nghĩa về sự mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh, khó khăn, sự vươn lên, ý chí kiên cường, dũng cảm của bậc quân tử. Việc trang trí loại cây này trong nhà sẽ thể hiện được sự nghĩa khí, tính cách khẳng khái của gia chủ. Theo nhiều nhà phong thủy học cho biết, giống cây cảnh này còn hỗ trợ cho gia chủ theo đuổi con đường sự nghiệp rất tốt, giúp nâng cao tinh thần lãnh đạo, giúp duy trì hạnh phúc gia đình và sự chung thủy trong tình yêu. Vì vậy, hồng quân không chỉ là một loại cây xanh cảnh mà nó còn là vật phẩm phong thủy mang lại tài vận và sự bình yên cho chúng ta.
Để cây hồng quân phong thủy mang tới sự may mắn và an lành cho các thành viên trong gia đình thì chúng ta nên trồng cây ở hướng Bắc và hướng Tây Bắc. Nếu trồng cây trước nhà thì nên trồng cây cách nhà một khoảng cách sao cho tán cây không che lấp ngôi nhà. Việc bóng cây che lấp ngôi nhà sẽ làm cho ngôi nhà không nhận được ánh sáng mặt trời, từ đó làm giảm vận khí. Hơn hết, việc trồng cây quá sát sẽ làm cho rễ cây ăn sâu vào nền nhà, dẫn tới hiện tượng nứt nền. Ngoài ra, chúng ta cũng cần xem xét cả yếu tố mệnh và yếu tố tuổi để lựa chọn vị trí trồng phù hợp nhất.
Cách trồng cây hồng quân giống
Cây hồng quân thường mọc tập trung ở những vùng núi thấp và đồi trọc, chúng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau nên cũng được xếp vào một trong những giống cây dễ trồng. Cách trồng cây hồng quân giống như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hố đất trồng.
Nên lựa chọn những vị trí trồng thông thoáng, rộng rãi, đất tơi xốp, có độ ẩm cao, dễ thoát nước và xung quanh không có quá nhiều cây cối. Đào hố trồng sao cho phù hợp với kích thước của bầu cây, bón lót cho cây bằng phân chuồng hoai mục.
Bước 2: Trồng cây.
Đặt cây vào hố trồng đã được bón lót trước đó sao cho cây thẳng đứng, nén chặt đất và vun gốc cho cây. Làm hàng rào xung quanh và buộc dây để cây không bị đổ ngã khi có gió thổi qua. Thời gian đầu nên che chắn cho cây khỏi ánh nắng mặt trời.
Bước 3: Chăm sóc.
- Khi trời nắng gắt cần tủ rơm, rạ quanh gốc để cây không bị mất quá nhiều nước.
- Bón phân cho cây theo chu kỳ 6 tháng 1 lần và bón vào những ngày mưa, tốt nhất nên pha phân với nước để tưới vào gốc cây.
- Khi cây bắt đầu ra mầm non thì ngưng tưới nước cho cây.
- Trong suốt 1 năm đầu không bón phân cho cây, dù là phân vi sinh hay hữu cơ đều không được.
- Tưới nước cho cây theo chu kỳ 3 – 5 lần/1 tuần, tưới nước nhẹ nhàng và không tưới khi trời quá nắng.
Hình ảnh cây hồng quân
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hồng quân dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng cây hồng quân. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây hoa dẻ – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây hoa dẻ – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây hoàng lan trồng trước nhà – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây hoa sứ – Đặc điểm, hình ảnh, ý nghĩa phong thủy và y học
Cây hoa nhài trước nhà tốt không? Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng
Cây hoa ban – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây hẹ – Tác dụng, tác hại, cách trồng và hình ảnh
Cây gáo – Đặc điểm, giá trị kinh tế, tác dụng và cách trồng