Cây hoa dẻ – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây hoa dẻ là giống cây mọc hoang dại ở nhiều nơi trên đất nước ta, cây có mặt từ lâu, được người dân Việt Nam trồng làm cảnh ở những không gian công cộng. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây hoa dẻ, ý nghĩa, cách chiết cành và có nên trồng loại cây này trước nhà không?
Đặc điểm cây hoa dẻ rừng
Cây hoa dẻ có tên khoa học là desmos chinensis, thuộc họ Na, loại cây này còn được biết tới bằng nhiều tên gọi khác như cây hoa dẻ thơm hoặc cây hồi tanh. Đây là giống cây thân mềm, hóa gỗ khi già, tuổi thọ cao, chiều cao trong khoảng 6 – 19m, phân tán ngay từ giữa thân và có tán lá khá rộng. Thân cây có màu nâu, cành non có màu xanh nhạt. Lá cây hoa dẻ là dạng lá đơn, mọc cách, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, mép lá không có răng cưa. Hoa màu vàng nhạt, có 6 cánh, cánh hoa dài, mỏng, nở bung xòe trông khá đẹp mắt. Hoa có mùi thơm khá dịu nhẹ, cuống hoa dài, khi nở sẽ mọc rủ xuống.
Cây hoa dẻ rừng là giống cây ưa nắng, thích hợp trồng ở nhiều loại đất trồng và kiểu khí hậu khác nhau. Giống cây này phân bố ở nhiều nơi trong khu vực Đông Á như : Trung Quốc, Ấn Độ và khắp nơi trong khu vực Đông Nam Á. Tại nước ta, cây phân bố rộng rãi từ trong Nam cho tới ngoài Bắc, mọc nhiều ở vùng đồi núi thấp và trung du ở các tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Tây cũ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang.
Chúng được trồng nhiều ở các khu đô thị để làm cây bóng mát, cây trang trí. Đây là giống cây được khá nhiều người yêu thích trồng ở sân vườn, khuôn viên, công trình,… Cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên cả đất đồi núi đã bị xói mòn mạnh, thậm chí là đất chỉ còn trơ tầng đá ong. Nhờ đặc tính thân cây tương đối mỏng và hệ thống rễ không quá phát triển, nên việc trồng cây ở trong các khu đô thị sẽ không làm phá vỡ vỉa hè. Ngoài công dụng tuyệt vời trong việc trang trí, các bộ phận như vỏ, lá, hoa, quả còn được dùng trong Đông Y như một vị dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Công dụng quả cây hoa dẻ rừng
Không chỉ là giống cây cảnh đẹp, cây còn được y học sử dụng từ lâu với những công dụng tuyệt vời. Quả cây hoa dẻ rừng sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô để làm vị thuốc chữa trị bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm nhiễm da, phong tê thấp, xương khớp,v.v… Tuy cũng chữa được một số bệnh ở người nhưng chúng lại được sử dụng khá ít, chủ yếu người ta sẽ sử dụng vỏ cây hoặc lá để điều trị bệnh.
Công dụng lá cây hoa dẻ
Lá cây hoa dẻ có thể cho thu hoạch quanh năm, khi sử dụng cần chọn những lá bánh tẻ và không bị sâu bệnh. Theo Đông Y, lá cây hoa dẻ có vị cay, tính ấm, thường được dùng để điều trị đòn ngã tổn thương, giúp hỗ trợ việc sinh đẻ, trị lỵ và chóng mặt, chữa đau bụng trước khi sinh và xuất huyết, thống kinh, chữa phù thũng, ngộ độc, mụn nhọt, mẩn ngứa, đau nhức gân xương, tê thấp, chân tay tê bại. Ngoài ra, lá tươi giã nát cùng với rượu và đắp vào chỗ đau có công dụng tiêu sưng, giảm đau, kháng khuẩn hiệu quả.
Ý nghĩa phong thủy của cây hoa dẻ
Theo quan niệm dân gian, cây hoa dẻ là biểu tượng của sự chân thành, niềm hạnh phúc trong tình yêu. Trong đám cưới ở nhiều vùng đất, hoa dẻ thường được sử dụng để trang trí cho phòng tân hôn, trên bàn tiệc với mong muốn cho cô dâu và chú rể hạnh phúc trăm năm và có một khởi đầu mới. Việc trồng cây hoa dẻ trước nhà theo đó cũng là sự mong cầu về hạnh phúc đầm ấm, sự viên mãn trong gia đình. Theo nhiều chuyên gia phong thủy, cây hoa dẻ mang trong mình nguồn năng lượng tích cực và từ trường tốt nên khi trồng trong nhà sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình yêu thương nhau hơn, gia đình hòa thuận, mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Có lẽ vì ý nghĩa phong thủy của cây hoa dẻ chính là hạnh phúc gia đình, do đó đây là giống cây được rất nhiều người yêu thích. Hơn hết, mùi thơm tỏa ra từ hoa dẻ còn có thể giúp con người tăng cường giấc ngủ, thư giãn, giải tỏa stress. Đây là giống cây vừa giúp tô điểm cho không gian sống, vừa có thể giúp thanh lọc không khí, tăng cường chất lượng môi trường sống và làm việc. Là giống cây ưa sáng, do đó cây hoa dẻ phù hợp để trồng ở ngoài sân, trong vườn nhà, ban công, sân thượng, phòng khách,…
Có nên trồng cây hoa dẻ trước nhà không?
Cây hoa dẻ là giống cây thân gỗ, sinh trưởng dạng bụi, tán lá khá rộng và có mùi thơm dịu nhẹ, do đó chúng được khuyến khích trồng ở sân vườn, khuôn viên. Vậy, chúng ta có nên trồng cây hoa dẻ trước nhà không? Từ những ý nghĩa phong thủy mà loại cây này mang lại, cũng như vẻ đẹp tuyệt vời trong không gian, chúng ta hoàn toàn có thể trồng cây hoa dẻ trước nhà mà không cần lo lắng bất cứ điều gì. Cây ưa nắng, vị trí trước nhà chính là nơi đón nắng ổn định nhất, vì vậy trồng cây hoa dẻ trước nhà chính là một điều hoàn toàn đúng đắn để giúp cây sinh trưởng nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi trồng giống cây cảnh này trước nhà chúng ta cần lưu ý trồng chúng chếch về một bên, tránh đặt cây ở vị trí trung tâm, chặn mất lối ra vào. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc lưu thông khí lưu, khiến các nguồn năng lượng xấu tụ lại gây ảnh hưởng xấu tới phong thủy của cả ngôi nhà. Cây hoa dẻ có màu xanh, là giống cây mệnh Mộc nên sẽ khá phù hợp với những gia chủ mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Vì vậy, gia chủ có hai mệnh này cần trồng cây hoa dẻ trước nhà, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, vừa giúp mang lại nhiều may mắn cũng như sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Cách chiết cây hoa dẻ
Đối với cây hoa dẻ thì thời điểm trồng thích hợp nhất là vào tháng 11 – 12 hằng năm hoặc vào tháng 2 – 3 khi mùa xuân mới bắt đầu. Cách chiết cây hoa dẻ như sau:
Bước 1: Khoanh vỏ bằng dao nhọn, hai đường khoanh cách nhau 3 – 5cm. Cạo sạch lớp nhựa chảy ra và dùng khăn sạch để lau vết cắt.
Bước 2: Sử dụng đất bùn khô đã trộn cùng phân chuồng hoai mục và đắp vào vị trí chiết. Dùng túi nilon quấn quanh và dùng dây buộc chặt.
Bước 3: Sau khoảng 45 – 60 ngày thì vị trí chiết đã bắt đầu sinh trưởng rễ, khi rễ chuyển từ màu vàng xanh sang vàng nhạt thì tiến hành cắt cành, hạ bầu chiết.
Bước 4: Trồng cây.
Cách chăm sóc cây hoa dẻ thơm
Sau khi đã trồng xong thì kỹ thuật chăm sóc cây như thế nào cho hợp lý hết sức quan trọng, chúng ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của cây. Cách chăm sóc cây hoa dẻ thơm như sau:
Nước tưới: Vào những ngày nắng và khi cây chuẩn bị ra quả và hoa, nên tưới nước thường xuyên cho cây theo chu kỳ 1 lần/1 ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Cắt tỉa: Cây hoa dẻ có cành lá sum suê, đặc biệt là những cây trồng trước nhà cần thường xuyên được cắt tỉa. Loại bỏ những cành yếu, sâu bệnh, việc này không những giúp cây khỏe mạnh hơn mà còn giúp cây trông đẹp hơn.
Bón phân: Nên dùng phân xanh bón cho cây theo chu kỳ 6 tháng/1 lần, mỗi gốc 10kg phân.
Diệt trừ sâu bệnh: Cây thường xuyên gặp sâu đục thân, cần thường xuyên quan sát và phát hiện triệu chứng bệnh kịp thời, phun thuốc trừ sâu ngay để tránh cây bị chậm lớn, khô cằn, thậm chí là chết.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây hoa dẻ, ý nghĩa, cách chiết cành và có nên trồng loại cây này trước nhà không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây hoàng lan trồng trước nhà – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây hoàng lan trồng trước nhà – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây hoa sứ – Đặc điểm, hình ảnh, ý nghĩa phong thủy và y học
Cây hoa nhài trước nhà tốt không? Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng
Cây hoa ban – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây hẹ – Tác dụng, tác hại, cách trồng và hình ảnh
Cây gáo – Đặc điểm, giá trị kinh tế, tác dụng và cách trồng
Cây gai – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh