Cây hoàng lan trồng trước nhà – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Mỗi khi nhắc tới cây hoàng lan, chắc hẳn trong chúng ta đều vang lên câu hát quen thuộc “Em ơi! Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan,…” Đây là loài hoa gắn liền với văn hóa dân gian Việt Nam, nhờ vẻ đẹp yêu kiều, thanh thoát, cao sang, quyền quý cũng như mùi thơm dịu nhẹ, quyến rũ, giống cây này đã mang một sức hút tuyệt vời mà hiếm có loài cây nào có được. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và việc có nên trồng cây hoàng lan trước nhà?
Đặc điểm cây hoàng lan thân gỗ
Cây hoàng lan có danh pháp khoa học là cananga odorata, họ Mãng Cầu (Annonaceae), thuộc chi Cananga. Tại nước ta, loài cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây ylang công chúa, cây sứ công chúa, cây ylang ylang, cây ngọc lan tây, cây lan tây,… Giống thực vật này có nguồn gốc tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippin,… Hiện nay, cây có mặt ở hầu hết các nước trong khu vực Đông nam Á, vùng Bắc Australia, các đảo Thái Bình Dương, Comoros, Polynesia, Micronesia, Trung Quốc,…
Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở những nơi có địa hình núi cao từ 1000 – 2500. Cây hoàng lan dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi tốt với nhiều điều kiện thổ nhưỡng và chăm sóc khác nhau. Giống thực vật này có chiều cao khoảng 6 – 17m, vỏ cây có màu xám, phân nhánh ngay từ giữa thân, tán lá có độ tỏa bóng khoảng 6 – 10m. Cành cây giòn, dễ gãy, cành non có lông bao phủ, khi trưởng thành thì lông rụng đi và bề mặt nhẵn bóng. Lá cây có hình trứng, mép lá quăn nhẹ, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt.
Cây hoàng lan thân gỗ có hoa mọc tập trung thành chùm, có 6 cánh hoa dài, lượn sóng, màu vàng. Khi nở tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ, tinh khiết, quyến rũ. Thông thường, hoa nở vào đầu tháng 11 – 12 hằng năm, quả sẽ sinh trưởng ngay khi hoa tàn. Quả có hình trứng, vỏ nhẵn, khi chín chuyển dần từ màu xanh sang màu đen, bên trong chứa hạt hình trứng, nhọn hai đầu, màu nâu. Giống cây hoàng lan rất dễ bị nhầm lẫn với cây hoa móng rồng và cây hoa dẻ. Chúng ta cần quan sát kỹ hình dáng của hoa và đặc tính sinh trưởng để phân biệt cho thật chính xác.
Cây hoàng lan leo
Thực chất, cây hoàng lan leo là cây hoa dẻ. Cây hoa dẻ có tên khoa học là desmos chinensis, loài cây này thuộc họ Na, chúng được biết tới với tên gọi thân thuộc hơn là cây hồi tanh. Hoa có mùi thơm khá dịu nhẹ, cuống hoa dài, khi nở sẽ mọc rủ xuống. Hoa màu vàng nhạt, có 6 cánh, cánh hoa dài, mỏng. Lá cây hoa dẻ là dạng lá đơn, mọc cách, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, mép lá không có răng cưa. Cây có thân mềm, chiều cao khoảng 7 – 18m, thân cây có màu nâu, cành non có màu xanh nhạt.
Ý nghĩa hoa hoàng lan
Cây hoàng lan mang nhiều ý nghĩa trong văn hóa dân gian. Truyền thuyết về loài cây này đã được lưu truyền từ bao đời nay:
Ngày xưa, khi các thần nữ đang lựa chọn loài cây được ban phước lành thì cây hoàng lan là một trong số những loài cây không được lựa chọn. Điều này đã khiến hoàng lan rất buồn, buồn hơn nữa là khi hoàng lan nghe thấy các loài hoa khác nói chuyện với nhau rằng sẽ đưa những cây không được ban phước lành đi làm củi. Bởi những cây không được ban phước lành sẽ không có hoa, mà không có hoa thì không có gì đẹp cả. Một ngày, trời bỗng đổ một cơn mưa rất lớn, mưa bão đi qua làm tất cả cây cối bị rụng hết hoa và quả. Tuy nhiên hoàng lan không hề lo lắng, bởi cây không hề có một bông hoa nào cả.
Lúc này, có 2 con sâu xám tới xin nhờ trú ẩn nhưng tất cả các loài cây không ai đồng ý, đặc biệt là những loài hoa. Hoàng lan đã gọi hai chú sâu đó tới và cho phép nó ăn lá của mình để sống. Vài ngày sau, mưa bão qua đi, mặt trời ló dạng, 2 chú sâu cũng đã biến mất. Nhưng lúc này trên thân cây đã xuất hiện hai thứ kỳ lạ giống hệt những bông hoa, hóa ra sau cơn bão 2 chú sâu đã biến thành những chú bướm xinh đẹp. Hành động này của hoàng lan đã khiến các thần nữ cảm động, từ đó trở đi hoàng lan sở hữu những bông hoa có hình dáng xinh đẹp giống như cánh bướm. Mãi mãi về sau, hoàng lan luôn nở những bông hoa thơm ngát, loài hoa này cũng được mệnh danh là “hoa của các loài hoa”.
Qua truyền thuyết về hoa hoàng lan, chúng ta thấy được rằng, ý nghĩa hoa hoàng lan chính là sự nhân hậu và bao dung. Chúng chính là biểu tượng của sự kiên cường, sự mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng, sự bất khuất, tự tin và niềm hạnh phúc mới. Nếu chúng ta đang gặp nhiều gian nan, thử thách trong cuộc sống thì việc ngắm nhìn hoa hoàng lan chính là cách để giúp bạn tin vào bản thân hơn, khi ngắm hoa cũng sẽ thấy tràn trề động lực và năng lượng hơn. Ngoài ra, loài hoa đẹp này cũng gắn bó sâu sắc với văn học Việt Nam thông qua nhiều tác phẩm như: “Em ơi, Hà Nội phố”, “Đêm thành phố đầy sao”, “Dưới bóng hoàng lan”,…
Có nên trồng cây hoàng lan trước nhà?
Việc trồng cây xanh trước nhà đóng vai trò rất lớn trong phong thủy. Cây hoàng lan tượng trưng cho sự may mắn, bền bỉ, sự trường tồn và tấm lòng vị tha. Trong văn hóa dân gian, hoa hoàng lan thường được dùng làm quà tặng trong đám cưới, khai trương,… với mục đích cầu mong thuận lợi và may mắn. Ngoài ra, đây cũng là loài hoa biểu tượng của sự nhân từ, thánh thiện và tấm lòng hiếu thảo của người con với cha mẹ, người xưa cũng thường đặt tên hoàng lan cho con gái với mong muốn ngoan ngoãn, dịu dàng. Vậy chúng ta có nên trồng cây hoàng lan trước nhà không?
Câu trả lời đó là hoàn toàn hợp lý và chính xác. Việc trồng loại cây này trước nhà sẽ giúp mang lại bình an, may mắn, giúp các thành viên có tinh thần tốt và hạn chế năng lượng xấu cho gia đình. Tuy nhiên, khi trồng cây trước nhà thì chúng ta tuyệt đối không được trồng ở ngay cửa ra vào, bởi theo phong thủy, đây chính là cửa ngõ ra vào của các luồng khí lưu. Nếu đặt cây ở đây sẽ khiến cho các luồng khí khó lưu thông, gây xung đột và khiến dương khí ngôi nhà bị suy giảm.
Cách trồng cây hoàng lan
Cây hoàng lan được giới yêu nghệ thuật cây cảnh đánh giá là một loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Để cây phát triển tốt và cho hoa đẹp, cách trồng cây hoàng lan như sau:
Cây giống: Loài cây này thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Dù là phương pháp nào thì tiêu chuẩn cây khi xuất vườn phải khỏe mạnh, không sâu bệnh, chiều cao trong khoảng từ 50 – 150cm và có ít nhất 2 cặp lá.
Đất trồng: Cây sinh trưởng trên đất chua, dễ chết trên đất mặn và phèn. Nên trồng cây trên đất thịt, đất phù sa, đất cằn cỗi hoặc đất sét, đất pha cát. Đất trồng phải tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt.
Thời vụ trồng: Miền Bắc nên trồng cây vào mùa thu hoặc mùa xuân. Ở miền Nam thì trồng lúc khí trời ấm áp, ánh nắng nhẹ, nhiều mưa.
Phương pháp trồng: Trước khi trồng nên cắt bỏ lá vàng, lá héo, rễ thối nếu có trên cây giống. Bón lót cho đất trước khi trồng khoảng 3 – 4 ngày. Tiếp đó đào hố với kích thước bằng với kích thước của bầu cây, đặt cây vào giữa hố trồng. Cuối cùng là lấp đất và tưới nước nhẹ để cây sinh trưởng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và việc có nên trồng cây hoàng lan trước nhà? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây hoa sứ – Đặc điểm, hình ảnh, ý nghĩa phong thủy và y học
Sinh Vật Cảnh -Cây hoa sứ – Đặc điểm, hình ảnh, ý nghĩa phong thủy và y học
Cây hoa nhài trước nhà tốt không? Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng
Cây hoa ban – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây hẹ – Tác dụng, tác hại, cách trồng và hình ảnh
Cây gáo – Đặc điểm, giá trị kinh tế, tác dụng và cách trồng
Cây gai – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây đồng tiền là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng