Cây vòi voi có ăn được không? Đặc điểm, công dụng, cách dùng
Cây vòi voi là loại cây dược liệu mọc hoang dại nhiều nơi ở nước ta, cây được sử dụng rộng rãi trong Đông Y với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng và cách dùng của cây vòi voi.
Đặc điểm cây vòi voi hoa tím
Cây vòi voi là loại cây thuốc nam quý mọc hoang dại là chủ yếu. Cây có nhiều cái tên gọi khác như: Cây đại vĩ đạo, cẩu vĩ trùng, cây dền voi, cây nam độc hoạt,… Cây có tên tiếng anh là heliotropium indicum, họ Boraginaceae. Cái tên vòi voi bắt nguồn từ hình dáng hoa vòi voi trông khá giống vòi của con voi. Một số đặc điểm cây vòi voi hoa tím như sau: Cây có thân thảo, chiều cao trung bình khoảng 15 – 35cm, phần thân khỏe mạnh, cứng, nhiều cành nhánh. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm, lá mọc đối xứng hai bên, lá có hình trứng, nhọn một đầu, hai bề mặt của lá có nhiều lông bao phủ, mép lá có răng cưa. Hoa vòi voi có màu tím nhạt, không có cuống, mọc tập trung trên phần ngọn, mọc thành hai hàng và tạo thành cụm hoa. Một cụm hoa dài 6 – 10cm, càng phát triển thì phần ngọn chứa hoa càng cong lại thành hình xoắn ốc.
Nhiều cuốn sách y học cổ cũng đã ghi chép lại. Cây vòi voi có vị đắng, the mát, được sử dụng trong việc tiêu độc, kháng viêm, phong thấp và điều trị chấn thương. Loại cây này có nguồn gốc từ một số nước khu vực châu Mỹ, vùng đất có khí hậu nhiệt đới. Tới ngày nay, loại cây này đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, loại cây này mọc phổ biến ở hầu hết tất cả các tỉnh thành, chỉ trừ một số khu vực núi cao, Cây vòi voi ưa ánh sáng, thường xuyên xuất hiện ở những khu vực đất ẩm như: Ven đường, ruộng, đồng, vườn cây và một số vùng cỏ bỏ hoang.
Cây ra quả vào đầu mùa hè, sinh trưởng mạnh mẽ vào cuối mùa hè, đầu mùa thu sẽ ra hoa sau đó tàn lụi. Loại cây dược liệu này có thể thu hái quanh năm, người trồng có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào mà không sợ cây sẽ lụi tàn. Tuy nhiên, để thu được dược liệu có chứa nhiều dưỡng chất thì chúng ta nên thu hoạch trong khoảng từ tháng 4 cho tới tháng 9 hằng năm. Trong Đông Y, loại cây này có thể sử dụng được tất cả các bộ phận của cây, chúng ta có thể dùng dược liệu vòi voi tươi hoặc dược liệu vòi voi khô đều được.
Cây vòi voi trị bệnh gì?
Cây vòi voi là loại cây được ứng dụng nhiều và lâu đời trong y học cổ truyền. Chính vì nên nhiều người thắc mắc cây vòi voi trị bệnh gì? Thực chất, loại dược liệu này đã góp mặt trong rất nhiều bài thuốc điều trị phong tê thấp, sưng đau, mỏi gối, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa và viêm da cơ địa.
Ngoài tác dụng trong Đông Y, cây vòi voi được giới y học hiện đại ghi nhận là cây thuốc có công dụng lợi tiểu, kháng khuẩn, chống viêm, kháng u, chữa lành vết thương, chống vô sinh và chống ung thư. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, loại dược liệu thiên nhiên này có chứa chất chống đục thủy tinh thể, chống oxy hóa, chống lao phổi, giảm đau, hạ đường huyết, chống co thắt, chống ho, chống dị ứng, chống tăng nhãn áp, tẩy giun sán và diệt ấu trùng.
Tuy nhiên, loại dược liệu này có chứa độc tính rất mạnh, khi phát tác sẽ gây nên các triệu chứng kéo dài, âm ỉ và khó phát hiện. Do đó, chúng ta không nên sử dụng chúng tùy tiện mà phải có sự chỉ định của bác sĩ có trình độ chuyên môn.
Chữa viêm xoang cây vòi voi
Như các bạn đã biết, dược liệu vòi voi có tính hàn, mùi hăng, vị đắng, chát, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau và tiêu độc hiệu quả. Do đó, loại dược liệu này được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, khó thở,… Theo kinh nghiệm dân gian, chữa viêm xoang cây vòi voi sẽ giúp bệnh nhân đẩy lùi được các triệu chứng phổ biến như đau nhức thành mũi, ngạt mũi và sổ mũi. Dịch chiết từ cây vòi voi còn có thể làm thông thoáng hốc mũi, giảm áp lực cho xoang mặt và giúp không khí được lưu thông dễ dàng.
Hơn hết, loại dược liệu này có thể kết hợp cùng với một số loại thảo dược khác như cây cỏ hôi hoặc cây ngũ sắc để điều trị viêm xoang. Trong Đông Y, cây cỏ hôi và cây ngũ sắc có chứa demetoxygeratocromen, cadinen, caryophyllen, geratocromen và caryophyllene. Đây đều là những chất có khả năng cầm máu, tiêu sưng, chống viêm, giảm sưng, giảm đau, giảm phù nề. Khi kết hợp với cây vòi voi sẽ làm tăng tác dụng của bài thuốc, từ đó các triệu chứng bệnh cũng sẽ giảm đáng kể ngay từ lần sử dụng đầu tiên.
Cây vòi voi chữa xương khớp
Theo nhiều ghi chép từ những cuốn sách y thuật cổ truyền của Việt Nam thì dược liệu vòi voi đã được sử dụng rộng rãi từ những năm 60 của thế kỷ trước. Tại Hải Dương, người dân đã sử dụng rượu nấu từ cây vòi voi chữa xương khớp, chấn thương, tụ huyết, sưng tím, bong gân và chín mé. Sau khoảng 1 tuần sử dụng rượu nấu từ cây vòi voi, bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả rõ rệt và cơ thể sẽ thấy dễ chịu, không còn bị nhức mỏi.
Trong một số trường hợp bị sưng to, nhức mỏi, vùng đầu gối đỏ, sốt nhẹ, không thể đi lại, chỉ cần thái nhỏ thân cây vòi voi, giã nát rồi sao vàng với rượu trắng hoặc dấm ăn. Tiếp đó đặt hỗn hợp này vào trong 1 miếng vải sạch, đắp vào chỗ sưng và cố định ở chỗ sưng khoảng 4 – 5 tiếng.
Cây vòi voi có ăn được không?
Cây vòi voi là loại dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời nên việc cây vòi voi có ăn được không đang được rất nhiều quan tâm tới. Cây vòi voi là dược liệu có chứa nhiều độc tính gây hại cho gan. Do đó, chúng ta tuyệt đối không nên ăn hoặc dùng dược liệu này để chữa bệnh bằng đường uống. Đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và vừa mới sinh con tuyệt đối không nên uống hay ăn loại dược liệu này.
Tắm cây vòi voi có tác dụng gì?
Y học cổ truyền Việt Nam đã sử dụng cây vòi voi để chữa trị các bệnh da liễu như: Nổi mẩn, ban đỏ, ngứa rát, sưng đau, giảm thiểu tình trạng viêm da cơ địa và viêm da cơ địa bội nhiễm. Chính vì thế, nhiều người bị các bệnh da liễu trên đã sử dụng cây vòi voi để tắm và cho ra kết quả rất khả quan. Vậy theo y học hiện đại, tắm cây vòi voi có tác dụng gì?
Theo một số nghiên cứu về công dụng của loại cây này, việc sử dụng dược liệu vòi voi để chữa các bệnh về da liễu là có cơ sở. Đây là một phương pháp an toàn và lành tính, tốn ít chi phí và dễ áp dụng.
Cách dùng cây vòi voi ngâm rượu
Chính bởi những công dụng tuyệt vời của loại dược liệu này mà nhiều người đã sử dụng rượu vòi voi như một biện pháp chữa bệnh lâu dài. Cách dùng cây vòi voi ngâm rượu như sau: Sử dụng thân và rễ vòi voi để ngâm rượu, cắt khúc nhỏ và rửa sạch, để ráo nước. Cho cây vòi voi vào bình đựng và đổ rượu ngập dược liệu, đậy nắp kín. Sau khoảng 1 tháng thì rượu đã chuyển sang màu vàng, lúc này chúng ta có thể sử dụng. Uống 1 tuần/ 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ để thấy hiệu quả. Nếu bị các bệnh da liễu thì thoa rượu lên vùng da bệnh mỗi tuần 1 lần, sau 2 tháng sẽ thấy cải thiện rõ rệt.
Cách dùng cây vòi voi trị tổ địa
Ngoài các công dụng trên thì cây vòi voi còn có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, giải độc, giảm sưng viêm, lợi tiểu, tiêu thũng,… Chính vì vậy, nhiều người đã sử dụng loại dược liệu này như một vị thuốc chữa các bệnh ngoài da. Cách dùng cây vòi voi trị tổ đỉa không quá phức tạp: Giã nhuyễn cây vòi voi với một chút rượu trắng và dùng hỗn hợp này để đắp lên vùng da bệnh 2 ngày/1 lần. Dùng lâu dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng và cách dùng của cây vòi voi. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây trạng nguyên hợp tuổi nào? Đặc điểm và độc tố của cây
Sinh Vật Cảnh -Cây trạng nguyên hợp tuổi nào? Đặc điểm và độc tố của cây
Cây sang là cây gì? Phân loại, ý nghĩa và hình ảnh
Cây thạch anh là gì? Công dụng, cách trồng và độc tố
Cây sung: Phân loại, công dụng, cách trồng và vị trí trồng
Cây sầu riêng: Tuổi thọ, công dụng và kỹ thuật trồng
Cây liễu: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây đậu biếc: Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách giâm cành